Phá bỏ khoảng cách sử thi trong cái nhìn nhân vật

Một phần của tài liệu Tám triều vua lý của hoàng quốc hải từ góc nhìn thể loại (Trang 87)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Phá bỏ khoảng cách sử thi trong cái nhìn nhân vật

Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải là tiểu thuyết có sự xuất hiện của nhiều nhân vật nổi tiếng như: vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Nguyên phi Ỷ Lan, Thái sư Lý Đạo Thành, Thái úy Lý Thường Kiệt,… Đây là những gương mặt nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam dưới triều đại nhà Lý. Những nhân vật này được nhà văn xây dựng thành những nhân vật tiểu thuyết, đưa họ xích lại gần với hiện tại, nhằm xóa bỏ khoảng cách sử thi trong văn học viết về nhân vật lịch sử nói chung bằng cách: cá thể hóa nhân vật lịch sử, khai thác tâm trạng nhân vật, đặt nhân vật vào tình huống lịch sử cụ thể,… nhằm giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về nhân vật.

2.2.3.1. Cá thể hóa nhân vật lịch sử

Ở bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã xây dựng số lượng nhân vật lịch sử đông đảo với nhiều tầng lớp khác nhau. Tái hiện lại cả một hệ thống nhân vật lớn như vậy, nhưng không vì thế mà các nhân vật có sự trùng lặp. Bằng tài năng sáng tạo nghệ thuật của mình, nhà văn đã sử dụng những cứ liệu lịch sử và gia tăng thêm yếu tố hư cấu để mỗi nhân vật trong tác phẩm của ông hiện lên với những nét riêng biệt về ngoại

hình, tính cách, đời sống tâm lý. Bởi vậy, người đọc không thể nhầm lẫn các nhân vật với nhau trong quá trình tiếp nhận tác phẩm.

Trong Tám triều vua Lý, Hoàng Quốc Hải đã miêu tả Lý Công Uẩn với vẻ bề ngoài giống như một người thiên về nghiệp võ hoặc việc nông trang: “Ông có dáng người to, cao, gương mặt vuông chữ điền, vầng trán rộng, cặp mắt sáng, tóc dày, cứng, đen nhức; chân tay to; ngón tay cái cao quá đốt thứ hai của ngón tay trỏ” [27, 82]. Miêu tả ngoại hình Công Uẩn như vậy giúp người đọc hiểu được đó là biểu hiện của một thứ quyền tinh vô thượng. Bởi vậy, so với các tiểu tăng đồng trang lứa, Công Uẩn hơi khác thường ở chỗ học đâu nhớ đấy, học một biết hai. Chính vì lẽ đó, ngay từ khi lên ngôi, vua Lý Thái Tổ luôn lo lắng và cải tạo xã hội để nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than.

Với hoàng tử Phật Mã, tác giả đã để cho thiền sư Vạn Hạnh nhận xét về tướng mạo con người này ngay từ khi chàng mới một tuổi: “Đứa bé này lớn lên ắt đứng đầu trăm họ. Sẽ là người có công hoằng dương Phật pháp. Y sẽ là người tải đạo đi khắp thiên hạ như một con ngựa của nhà Phật vậy” [27, 191]. Trong vòng hai mươi sáu năm lên cầm quyền, vua Lý Thái Tông đã cải cách đất nước trên nhiều phương diện, với mong muốn người dân ngày càng đạt đến trình độ của sự phát triển.

Ở giai đoạn cuối, nhà Lý bước vào con đường suy thoái, các vị minh quân đã không thể đảm đương nổi công việc triều chính, họ mượn chức tước chỉ để thỏa mãn những thú vui của riêng mình, họ không còn là những vị vua sáng có tấm lòng nhân hậu như các vị tiên đế trước. Dấu hiệu của sự suy thoái và bản chất hoang dâm của các vị vua thể hiện rõ nhất ở triều đại Lý Cao Tông. Vua Lý Cao Tông hiện lên là một con người có bản chất ham chơi, tuy còn nhỏ tuổi nhưng kể từ khi nếm mùi buồng the chăn gối, vua đã cảm thấy rất thích. Học hành thì lười nhác, công việc triều chính nhà

vua không hề để tâm tới, suốt ngày Lý Cao Tông chỉ đắm đuối vào việc xây cất cung điện, rong chơi không chừng mực, “hằng ngày dạo chơi cùng cung nữ lấy thú ca sang làm lẽ sống” [30, 900], bởi vậy mà nhân dân phải sống trong cảnh lầm than.

Bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng một số biện pháp nghệ thuật nhằm cá thể hóa tính cách cũng như hành động của những tên quan thái giám, nhằm giúp người đọc thấy được bộ mặt xấu xa đê tiện của chúng. Dưới con mắt tác giả, viên trung quan tổng quản Đỗ Khánh Thập có bộ dạng “người to cao, mắt híp, lúc nào cũng hấp ha hấp háy. Y vận bộ đồ bằng vải bạch bố của người Champa. Cái màu trắng ngà ấy thực trái với lứa tuổi khá cao của y” [29, 360]. Ngoài ra, y còn có “cái giọng thều thào như ma quái, với khuôn mặt màu chì mỏng dính, cặp môi thâm thâm và chiếc đầu lưỡi cứ luôn thò ra thụt vào liếm môi như con rắn” [29, 720] khiến mọi người trong cung vô cùng tởm lợm con người và nhân cách của y. Tên Đỗ Khánh Thập được tiến cử vào cung làm thái giám dưới thời Lý Thái Tông, nhà vua thường khen y có lòng trung thành với chủ nhưng chưa bao giờ Thái Tông đánh giá cao về y. Đến thời Lý Thánh Tông, ngài thừa nhận y có lòng trung, nhưng chưa bao giờ nhà vua thấy y hé lộ “tính người”, bởi “các việc làm của y thường là mù quáng, đầu óc y tối tăm, y rắp tâm không để cho ánh sáng trí tuệ có cơ may len lách vào” [29, 360]. Không việc gì các vị bề trên sai bảo mà tên thái giám Đỗ Khánh Thập không làm được. Xấu xa hơn, hắn đã lợi dụng chức quyền của mình trong triều đình để làm giàu bằng cách ăn của đút lót của hoàng hậu, nguyên phi và đám cung nữ trong triều đình, hễ bên nào cho nhiều tiền là hắn lại thay đổi thái độ một cách nhanh chóng. Trước những việc làm xấu xa, cuối cùng tên thái giám Đỗ Khánh Thập đã phải nhận một cái chết đau đớn xứng với nhân cách nham hiểm, bẩn thỉu của y.

Có thể thấy, việc cá thể hóa nhân vật lịch sử là một trong những thành công của Hoàng Quốc Hải trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Bởi nhà văn đã miêu tả các nhân vật với những hành động và cá tính riêng biệt, khiến người đọc có thể nhận biết được bản chất của từng nhân vật lịch sử, qua đó tạo cho người đọc cảm giác hứng thú khi tiếp nhận tác phẩm.

2.2.3.2. Khai thác tâm trạng nhân vật

Để phá bỏ khoảng cách sử thi trong cái nhìn nhân vật, Hoàng Quốc Hải còn đi sâu vào khai thác tâm trạng nhân vật. Đời sống tình cảm của các nhân vật lịch sử không được các sử gia ghi chép nhưng đối với các nhà tiểu thuyết, nó lại là yếu tố quan trọng làm cho các nhân vật của tiểu thuyết sống động hơn chứ không phải là những cái xác khô cứng. Trong Tám triều vua Lý, Hoàng Quốc Hải không ôm đồm sử liệu mà lựa chọn những khoảnh khắc lịch sử quan trọng, ở thời điểm đó nhân vật sẽ tự bộc lộ trạng thái tâm lý của mình. Nhiều khi chỉ là một biểu hiện nhỏ, nhưng người đọc có thể cảm nhận được ở nhân vật những nét tính cách gần gũi, đời thường.

Đọc tác phẩm, người đọc cảm thông với bao nhiêu nỗi trăn trở trong việc điều hành triều chính, việc dời đô, cũng như việc nuôi dạy sao cho các con trở thành người tốt của Lý Công Uẩn, hay những suy nghĩ về những việc mình đã làm cho dân chúng kể từ khi lên ngôi: “Những tưởng vẫn còn những cựu thần nhà Lê, vì lòng luyến nhớ chủ cũ, không muốn dời khỏi nơi sơn động này. Ai ngờ việc lại sớm êm thuận. Có đúng mọi người cũng thấy ở đây là bất tiện cho một quốc gia đang trong vận hội mở mang; hay vì các quan ngại ta, sợ oai ta nên cũng dâng lời tán dương cho qua chuyện. Rồi họ lại ngấm ngầm phản bác ta. Nhà vua tự hỏi và tự trả lời: - Ta đã dò thăm ý tứ từng người sâu nông đều có cả, rồi mới bày tỏ sự lợi hại của việc dời đô qua mấy buổi thiết triều cho các quan bàn bạc” [27, 110-111]. Và nữa, “việc

giáo hóa chính các con ta, sao cho chúng giữ được cái tâm thiện, giữ được bản tính cần cù, kiệm ước, không vì được ở chốn quyền môn mà tác yêu tác quái, coi dân như cỏ rác. Hoặc giả kéo bè kết cánh với đám con cái nhà thế gia vọng tộc, mà phè phỡn, đàn điếm. Ta được quần thần cảm mến, người trong nước yêu trọng mà cho ở ngôi cao. Thật là đại phúc. Nhưng biết đâu cái họa chẳng đang rình rập ta từng bước. Ta không biết làm gì để chống lại các điều bất hạnh, cũng chẳng có pháp thuật gì để giữ mình ngoài các việc lo cho dân, cho nước để dân no ấm và họ tự giữ lấy nhà, giữ lấy nước. Ngoài việc hóa nghiệp thiện cho dân và hoằng dương Phật pháp, để dân giữ Đạo, ta chẳng biết làm gì hơn nữa” [27, 114-115].

Thể hiện tâm trạng rõ nhất trong tiểu thuyết Tám triều vua Lý là thái úy Lý Thường Kiệt. Đằng sau vẻ hào nhoáng của một vị anh hùng lừng lẫy, bình Bắc dẹp Nam, Lý Thường Kiệt lại là một con người cô độc. Trước những thay đổi của lịch sử, qua những mối quan hệ phức tạp trong đời sống hàng ngày, ông cũng có những đấu tranh, những giằng xé nội tâm rất đau đớn. Những đau đớn đó ông chỉ biết ngấm ngầm chịu đựng mà không biết giãi bày cùng ai. Bên trong con người thực của mình, ông luôn day dứt về nỗi khổ vì đã để mất mẹ con Thuần Khanh. “Thật ra trong những năm qua ta cố ghìm nén lòng mình, coi như đây là số phận đã an bài. Ta tìm niềm vui trong công việc, gắn cuộc đời và số phận mình vào sự cường thịnh của quốc gia, dân tộc. Coi mấy năm chung sống với Thuần Khanh chỉ là một giấc mơ đã thuộc về quá vãng” [29, 87]. Ông đau đớn khi đứng trước sự lựa chọn “một bên là tình vợ chồng, một bên là nghĩa vua tôi. Ta đã chọn vua mà bỏ nàng. Đó là điều tàn nhẫn, là góc tăm tối của đời ta không gì có thể biện minh được, dù sau này ta có cơ may trở thành đấng bậc gì thì đó vẫn cứ là điều bất cập của một con người” [29, 457]. Tất cả những độc thoại nội tâm, những giằng xé bên trong này đã cho chúng ta thấy nhân vật

Lý Thường Kiệt là một người sống rất nội tâm và chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống riêng tư.

Đối với nhân vật nữ, tác giả đi sâu miêu tả diễn biến tâm lí phức tạp nhằm làm nổi bật tính cách nhân vật. Viết về nhân vật Nguyên phi Ỷ Lan, Hoàng Quốc Hải đặc biệt quan tâm tới diễn biến tâm trạng của nhân vật này kể từ khi nàng là một cô gái hái dâu lam lũ vùng Kinh Bắc, được vua yêu và phong lên ngôi Nguyên phi. Khi được vua Thánh Tông trao cho quyền lưu thủ kinh sư, kể từ đây Ỷ Lan đã bắt đầu bị cuốn vào vòng xoáy của quyền lực với những mưu toan đen tối. Lúc vua Thánh Tông băng hà, dã tâm của Ỷ Lan thực sự bộc lộ khi nàng thể hiện tâm trạng bồn chồn đầy lo âu, bà hết đứng lại ngồi, đầu óc Ỷ Lan lúc này hết sức mông lung. “Ôi chao, mẹ con ta bây giờ góa bụa, cút côi; con còn thơ dại, mới sáu tuổi đầu, mẹ cũng chưa tới ba chục tuổi, chẳng có thế lực nào mà tựa, chỉ tin vào những cái miệng mỏng dính của mấy tên thái giám. Chẳng biết chúng có đưa được con ta lên ngai vàng hay lại để các hoàng đệ tranh giành với cháu rồi đưa mẹ con ta lên đoạn đầu đài” [30, 22]. Khi giết hoàng hậu Thượng Dương cùng bảy mươi hai cung nữ, Ỷ Lan đã thực sự sợ hãi. Diễn biến tâm lí phức tạp này của Ỷ Lan một lần nữa được Hoàng Quốc Hải miêu tả rất tinh tế và sâu sắc, ông đã sử dụng khá nhiều đoạn độc thoại nội tâm nhằm thể hiện tâm trạng day dứt, hối lỗi vì những gì Ỷ Lan đã gây ra. Cứ chợp mắt, ác mộng lại chập chờn, hình ảnh Thượng Dương với những lời nói cuối cùng trước khi bà phải xuống mồ lại hiện về trong tâm trí Ỷ Lan: "Nếu để cho vật dụng làm mờ nhòa đầu óc khiến nước mất nhà tan thời lịch sử sẽ coi ngươi như một tên phản phúc, tội ác ấy, vết nhơ ấy nghìn đời cũng không gỡ bỏ được đâu” [30, 288 - 289]. Ỷ Lan tự nhủ: “Chị Thượng Dương ơi, em nghe chị, không để mất nước được đâu. Bằng giá nào cũng lấy nước làm trọng, phải giữ lấy nước. Chị tha thứ cho em” [30, 289]. Lại nghe văng

vẳng tiếng bảy mươi hai cung nữ đứng ngoài rào điện Tuyên Đức réo gọi: Dương Thái hậu vô tội! Dương Thái hậu vô tội! Trả mạng chúng ta đây! Trả mạng chúng ta đây!” [30, 289]. Ỷ Lan co rúm người lại thú nhận: “Chị Thượng Dương ơi, chị đã vạch đúng tim đen của em thời em xin nhận… Khi vào cung em trong trắng dại khờ như chị biết đấy. Chỉ từ khi em có thai Càn Đức, tên đô thái giám Đỗ Khánh Thập ra vào ton hót. Sự kết liên tưởng như vô hình giữa em với thái úy Lý Thường Kiệt là do Khánh Thập móc nối. Phải nói cả em lẫn Thường Kiệt đều vô tình, nhưng vì ham hố quyền lực mà câu kết. Khi đã quá đà thì không dừng lại được nữa. Chợt nhận ra, em đã sai giết Đỗ Khánh Thập không cho nó toàn thây. Nhưng tiếc rằng chị cũng không còn nữa… Ỷ Lan ôm mặt khóc hu hu như một đứa trẻ bị đòn” [30, 289-290]. Những đoạn miêu tả tâm trạng như vậy không có trong chính sử. Nó góp phần làm cho nhân vật Ỷ Lan gần gũi hơn với cuộc sống đời thường, tính chất văn chương của tác phẩm vì thế cũng đậm đà hơn.

Có thể thấy, chính sự am hiểu về đời sống nội tâm của con người đã tạo cơ sở cho nhà văn lí giải sự tồn tại tính cách của nhân vật. Thành công khi đi sâu khai thác tâm trạng nhân vật, nắm bắt được những điều lịch sử không ghi lại được đã giúp tác giả lấp đầy những khoảng trống đơn điệu trong việc thể hiện nhân vật và làm cho nhân vật giàu sức chuyển tải hơn.

2.2.3.3. Đặt nhân vật vào tình huống lịch sử cụ thể

Đặt nhân vật vào tình huống lịch sử cụ thể không chỉ là yếu tố cần thiết làm bộc lộ vai trò và tính cách của nhân vật, mà còn là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy diễn biến của cốt truyện phát triển. Đó chính là những hành động, suy nghĩ của nhân vật khi đứng trước những hoàn cảnh ngặt nghèo, buộc họ phải biết nhìn xa trông rộng để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả. Trong Tám triều vua Lý, dưới ngòi bút của Hoàng Quốc Hải, nhiều nhân vật được đặt trong những tình huống lịch sử cụ thể như thế.

Sau khi vua Lê Long Đĩnh hoang dâm vô độ kiệt sức mà chết, thiền sư Vạn Hạnh cùng các quan trong triều đã bàn bạc và đưa chỉ huy phó sứ Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế. Ngay từ những ngày đầu lên ngôi, vua Lý Thái Tổ liền nghĩ tới việc phải dời đô tới một nơi thoáng đãng, đông dân, sung túc, trù phú để tiện cho việc nông trang, việc thương và nhất là việc dùng binh; bởi Hoa Lư là một nước nhỏ hẹp, không thuận tiện cho việc giao lưu. Ngay sau đó vua liền đem ý định dời đô xem ý tứ các quan, qua thăm dò mấy lần, vua thấy có những người cho việc thiên đô là hợp lí, nhưng có những người cho rằng việc này chưa cần thiết. Trước tình hình đó, vua Thuận Thiên cảm thấy khó xử, bởi nhà vua vừa muốn thiên đô đến một nơi thuận lợi, vừa không muốn làm mất lòng các quan. Nhưng với tấm lòng thương dân, muốn cải tạo lại đất nước, cùng với sự kiến giải hợp lý của thiền sư Đa Bảo, cuối cùng mọi người cũng đồng lòng chuẩn bị cho việc dời đô về kinh thành Thăng Long. Đặt nhân vật trước những thử thách như vậy, Hoàng Quốc Hải đã khắc hoạ lên một Lý Thái Tổ nhân đức, tài năng trong lịch sử.

Trong quá trình xây dựng nhân vật, Hoàng Quốc Hải thường coi

Một phần của tài liệu Tám triều vua lý của hoàng quốc hải từ góc nhìn thể loại (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w