Xu hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong văn học đương đại

Một phần của tài liệu Tám triều vua lý của hoàng quốc hải từ góc nhìn thể loại (Trang 28 - 30)

6. Cấu trúc luận văn

1.2. Xu hướng tiểu thuyết hóa lịch sử trong văn học đương đại

Tiểu thuyết thường đề cao yếu tố hư cấu, sáng tạo chủ quan, trái lại, lịch sử lại đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ, khách quan khi lưu giữ những tư liệu

của mỗi một thời đại. Chính vì thế, khi viết tiểu thuyết lịch sử, các nhà văn đã có xu hướng tiểu thuyết hoá lịch sử.

Tiểu thuyết hóa lịch sử có nghĩa là nhà văn biến những tư liệu chính xác của lịch sử thành tiểu thuyết, thành những sản phẩm của trí tưởng tượng hoặc là sự hư cấu của cá nhân người nghệ sĩ. Lúc đó, lịch sử trở thành chất liệu, thậm chí có khi là phương tiện để nhà văn viết tiểu thuyết. Nhiều khi nhà văn chỉ mượn lịch sử để điểm tô cho vấn đề mà mình đang nói đến, chứ không phản ánh trung thực một thời kỳ lịch sử cụ thể nào. Nhà văn Alexandre Dumas từng nói “Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi thôi”. Đó là thứ lịch sử được nhào nặn, được thiết kế lại và nhà viết tiểu thuyết lịch sử đang sáng tạo một lịch sử khác. Đến lượt độc giả, họ cũng tiếp nhận lịch sử theo những cách riêng của mình. Với khuynh hướng sáng tạo này, nhà văn có quyền phán xét lịch sử, tái tạo lại lịch sử, cãi ngầm với sử học về nhân sinh cũng như đời sống thế sự để giúp người đọc nhận thức lại lịch sử. Khi đọc những tiểu thuyết lịch sử được viết theo khuynh hướng này, ấn tượng về lịch sử dù vẫn được tồn tại, và vẫn rất cần thiết như một không gian toàn thể nhưng đã không còn ở mức độ chính xác mà nổi lên đó là ấn tượng của tiểu thuyết với những vấn đề của đời tư thế sự, của những sáng tạo mới mẻ, riêng biệt. Theo Bakhtin đó là ấn tượng về cái “hiện tại chưa hoàn thành”, hiện tại ấy trở thành đối tượng ưu tiên của tiểu thuyết để người viết tiểu thuyết “có thể miêu tả những sự việc có thật trong đời mình hoặc nói ám chỉ đến chúng, có thể can thiệp vào cuộc trò chuyện giữa các nhân vật, có thể bút chiến công khai với các địch thủ văn học của mình” [8]. Ngoài ra, tính dân chủ vốn là một thuộc tính của tiểu thuyết được thể hiện trong mọi cấp độ nội dung và hình thức của tác phẩm. Người đọc không thể tìm thấy ở tiểu thuyết lịch sử những phán xét duy nhất về các chân lí mà là những giả thiết

về đời sống của nhà văn. Hơn thế nữa, trên con đường tiểu thuyết hóa lịch sử mang cảm quan nghệ thuật hậu hiện đại, tiểu thuyết càng thoát dần khỏi cái nhìn của tư duy đại tự sự để hướng đến cái nhìn của tư duy tiểu tự sự. Ảnh hưởng của tiểu thuyết hóa lịch sử trở thành mảnh đất để nhà văn tự do sử dụng các thủ pháp nghệ thuật khác nhau, nhằm trình bày những cảm nhận về thế giới quan của mình một cách hiệu quả nhất.

Có thể nói, khuynh hướng tiểu thuyết hóa lịch sử đã được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình sáng tạo của nhà văn, như khi: viết về một nhân vật lịch sử; viết về một thời điểm lịch sử; viết về một thời đại lịch sử; viết về văn hóa - lịch sử... Viết về những vấn đề này, nhà văn nhằm phản ánh số phận con người trong vòng xoáy của lịch sử và những vấn đề của đương đại.

Một phần của tài liệu Tám triều vua lý của hoàng quốc hải từ góc nhìn thể loại (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w