Tám triều vua Lý một tiểu thuyết lịch sử quy mô, đồ sộ

Một phần của tài liệu Tám triều vua lý của hoàng quốc hải từ góc nhìn thể loại (Trang 45)

6. Cấu trúc luận văn

1.3. Tám triều vua Lý một tiểu thuyết lịch sử quy mô, đồ sộ

1.3.1. Hoàng Quốc Hải với đề tài lịch sử

Hoàng Quốc Hải sinh ngày 13 tháng 8 năm 1938 tại thành phố Hải Dương, nhà văn đã bước sang ngưỡng thất thập. Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết với đầy đủ các thể loại: Mùa vàng (truyện vừa, 1975), Con đường phía trước (truyện vừa, 1976), Chiến lũy đá (tiểu thuyết, 1979),

Làng trong phố (truyện vừa, 1979), Ký sự ven hồ (bút ký, 1982), Sau mùa lá rụng (tiểu thuyết, 1987), Chờ đến ngày mai (tiểu thuyết, 1988), và một số công trình phê bình, tiểu luận, tạp văn cùng nhiều tác phẩm nghiên cứu về văn hóa phong tục Việt Nam. Ông cũng là một trong những nhà văn chuyên sâu về đề tài lịch sử với hai bộ tiểu thuyết đồ sộ nhiều tập dày hơn sáu nghìn trang, Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý khắc họa toàn cảnh về bức tranh của hai thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc.

Trong hành trình sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn đi vào khai thác đề tài lịch sử theo những hướng khác nhau. Có tác giả coi việc tái hiện chính xác lịch sử làm mục đích chính, có người lại coi lịch sử chỉ là cái cớ để chuyển tải những ý đồ nghệ thuật của mình. Hoàng Quốc Hải quan niệm tiểu thuyết lịch sử phải đảm bảo yêu cầu chính xác về mặt sử liệu. Ông phát biểu: “Nếu tiểu thuyết được coi là tiểu thuyết lịch sử mà không trung thành với sự kiện lịch sử sẽ phá vỡ niềm tin của người đọc và như vậy thì nó không còn là tiểu thuyết lịch sử nữa” [16]. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh

tôn trọng không có nghĩa là lệ thuộc hoàn toàn vào lịch sử mà điều quan trọng nhất với các nhà tiểu thuyết là phải làm sao thổi hồn vào lịch sử bằng các yếu tố hư cấu. Với quan niệm như vậy, Hoàng Quốc Hải đã đi khắp nơi trên đất nước, dành nhiều thời gian nghiền ngẫm Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Việt sử tiêu án của Ngô Thời Sỹ, Lịch triều hiến chương của Phan Huy Chú, Việt Nam sử học của Trần Trọng Kim, Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sỹ Liên để so sánh với các tiểu thuyết lịch sử từ Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái đến các nhà văn cận đại như Lan Khai, Trúc Khê, Nguyễn Huy Tưởng, Trần Thanh Mại... và sau này là Chu Thiên, Thái Vũ, Hoài Anh... Chính sự tham khảo từ những tài liệu đó, Hoàng Quốc Hải bắt tay xây dựng bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần (4 tập):

Bão táp cung đình, Thăng Long nổi dậy, Huyền Trân công chúa, Vương triều sụp đổ, sau này nhà văn bổ sung thêm hai tập: Đuổi quân Mông Thát

Huyết chiến Bạch Đằng để hoàn chỉnh bộ tiểu thuyết. Mỗi cuốn tiểu thuyết của nhà văn có một số phận riêng dưới thời đại nhà Trần. Thời gian nghiền ngẫm, tìm hiểu và nghiên cứu trong quá trình viết bộ tiểu thuyết kể từ năm 1987 đến nay đã mất 20 năm để hoàn thành. Vương triều nhà Trần tồn tại trong vòng 175 năm (từ 1225) nhưng lịch sử mà nhà văn đưa vào trong bộ tiểu thuyết chỉ khoảng 100 năm. Qua bộ tiểu thuyết này, nhà văn mong muốn người đọc có một cái nhìn khái quát hơn về lịch sử triều đại nhà Trần, từ đó rút ra được những bài học quý giá từ tiền nhân để xây dụng cuộc sống hôm nay tốt đẹp hơn.

Sau bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần, Hoàng Quốc Hải tiếp tục ‘khởi công” bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý từ tháng 10 năm 1990, hoàn thành vào tháng 12 năm 2009 tại Láng Thượng - Hà Nội. Bộ tiểu thuyết được viết trong vòng 20 năm với tất cả tâm huyết và sự nghiêm túc trong quá trình tìm hiểu lịch sử nước nhà. Triều đại nhà Lý kéo dài 216 năm (1009 - 1225)

đã được Hoàng Quốc Hải khắc họa trong bốn tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam, Con đườngđịnh mệnh.

Với độ dày 6442 trang sách, hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Bão táp triều TrầnTám triều vua Lý của nhà văn Hoàng Quốc Hải đã tái dựng bức tranh toàn cảnh về hai thời đại huy hoàng vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc đó là thời Lý và thời Trần. Ngoài ra, ông còn khắc họa đậm nét bản sắc văn hóa của người Việt cùng các bài học quý báu của dân tộc, thức dậy mạnh mẽ hồn thiêng dân tộc, khí phách cùng niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đặc biệt hơn hai bộ tiểu thuyết lịch sử này còn là món quà mà nhà văn tri ân tới lịch sử của tổ tiên nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hơn thế nữa còn đánh thức lòng yêu nước, sự ngưỡng vọng ngợi ca của thế hệ trẻ đối với các anh hùng thời xưa.

1.3.2. Quá trình hình thành tiểu thuyết Tám triều vua Lý

Hoàng Quốc Hải là nhà văn “chín muộn” với đề tài lịch sử, nhân dịp kỷ niệm đại lễ Nghìn năm Thăng Long - Hà Nội ông đã đóng góp một phần không nhỏ để làm giàu thêm nền văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc dân tộc của nước ta ở tuổi bảy mươi ba. Cách đây hai mươi năm, ở tuổi ngoài “ngũ thập nhi tri thiên mệnh” ông đã cặm cụi mở những dòng đầu tiên viết về triều đại nhà Lý sau khi đã hoàn thành cơ bản bộ tiểu thuyết về nhà Trần, đó quả là một chặng đường dài của sự lao động nghệ thuật công phu và nghiêm túc với biết bao nỗ lực, tâm huyết.

Nếu như không có nhà Lý sẽ không có một triều đại võ công hiển hách, rực rỡ văn hiến như nhà Trần. Thêm một lần nữa ông lại ngược dòng lịch sử để tìm hiểu, nghiên cứu và cho ra đời bộ tiểu thuyết đồ sộ Tám triều vua Lý. Bộ tiểu thuyết gồm bốn tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam, Con đường định mệnh, dày 3509 trang, phản ánh tinh thần 216 năm của vương triều nhà Lý. Đây là cuốn tiểu thuyết mà nhà văn “giốc cả tâm

lực và trí tuệ ra để viết”. Cho đến nay bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý được nhiều độc giả biết đến như một giá trị bất biến, bởi nó đã góp phần làm phong phú thêm cho mảng tiểu thuyết lịch sử nói riêng và làm giàu thêm nguồn tư liệu nước nhà nói chung, nhưng chắc hẳn ít ai biết rằng tác phẩm đã trải qua một quá trình “thai nghén” cũng như hình thành lâu đến thế nào.

Nhà văn Hoàng Quốc Hải cho biết ông phải viết bộ tiểu thuyết lịch sử về nhà Trần trước sau đó mới bắt tay vào viết bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý, viết sau là bởi tư liệu lịch sử về nhà Lý nghèo nàn khiến ông không thể ngờ tới. Ông nói: “Tôi phải viết nhà Trần trước để có thời gian truy tìm tư liệu lịch sử về nhà Lý” [31]. Trong một bài trả lời phỏng vấn, nhà văn Hoàng Quốc Hải cũng chia sẻ những khó khăn của các nhà văn về sử liệu: “Viết tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi người viết phải tái hiện lại quá khứ và điều kiện tiên quyết để làm việc này là tư liệu. Ở nước ta những tư liệu từ thế kỉ XIV trở về trước rất hiếm, đặc biệt là những tư liệu gốc. Nguyên nhân của việc này là vào năm 1407, giặc Minh đã gây ra một cuộc tàn sát văn hoá tàn bạo nhất trong lịch sử, Minh Thành Tổ ra lệnh cho các tướng giặc phải đốt hết sách do người Việt viết, còn sách do người Trung Quốc viết thì tịch thu đưa về Yên Kinh. Vì thế từ thế kỉ XIV về trước lịch sử nước ta bị khuyết về mặt tư liệu” [67]. Viết tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi phải có sự công phu, cho nên để viết bộ trường thiên tiểu thuyết này, ông đã lục tìm tư liệu từ dân gian, vì truyện dân gian là nguồn sử ngôn vô cùng phong phú. Thêm nữa là các gia phả, tộc phả, thần phả, các hoành phi câu đối trong các đình, đền, chùa,... cũng nói lên nhiều điều cần thiết giúp ích ông trong quá trình phục dựng lại lịch sử khi sáng tác. Các bi ký, các kiến trúc còn rơi sót lại và cả các khai quật về cả khảo cổ cũng là những tư liệu quý, được trực tiếp tiếp cận những hiện vật đó sẽ giúp tác giả phát hiện rõ hơn đặc trưng ở mỗi triều

đại của nhà Lý. Sự tham khảo rộng rãi, những tư liệu cả nguyên gốc lẫn những bản sao chép cho phép nhà văn cái quyền phát biểu về một giai đoạn lịch sử, lật lên những tầng sâu còn khuất lấp.

Thông thường, để hiểu rõ lịch sử nước nhà, tác giả tiểu thuyết lịch sử phải nằm lòng Đại Việt sử ký toàn thư, bộ sử chính thống của nhiều triều đại. Và tìm thêm những nguồn sách khác, rồi tổng hợp, chọn lọc sự tinh túy qua cái “rây” nhìn nhận của mình. Đó là kho sách Viện Viễn Đông bác cổ, tài liệu Phật giáo, các bộ sử chính thống ở những xứ sở liên quan như Trung Hoa, Nhật Bản, Ba Tư. Ngoài ra nhà văn còn tham khảo lịch sử nhà Tống để đối chiếu các triều đại tương ứng của hai bên với mong muốn phản ánh lịch sử một cách chính xác và khách quan nhất. Thêm vào đó còn các ký, truyện của các viên quan nhà Tống từng đi sứ Đại Việt có ghi chép lại. Ông nói: “Không có nó, tôi không hoàn thành nổi bộ tiểu thuyết lịch sử về nhà Lý. Ngoài ra, chính sử của Trung Hoa, Nhật Bản, Ba Tư... đều có đề cập đến một số sự kiện diễn ra ở nước ta. Tuy nhiên độ chính xác không cao. Bởi vậy, tôi đã tham khảo thêm một nguồn tư liệu có thể tin cậy được là các cuốn hồi ký, bi ký, thần phả, gia phả, và các câu chuyện được dân gian lưu truyền” [32].

Để viết bộ tiểu thuyết lịch sử này, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã đi điền dã khắp mọi miền đất nước để thu thập tài liệu. Điền dã tuy là một công việc rất vất vả nhưng đầy hứng thú, hễ ở đâu có sử liệu gì dù là chính sử hay những câu chuyện lưu truyền trong dân gian là ông đều tìm đến. Nhà văn chia sẻ: “Lịch sử các thời đại Lý - Trần thường xảy ra các cuộc giao tranh hoặc chiến tranh giữa nước ta với nước Champa, nước Tống, nước Nguyên. Nhiều trận có quy mô khá lớn, chiến trường trải rộng và rất ác liệt. Muốn dựng lại một cách khả dĩ trung thực, người viết không thể không đi khảo sát thực địa, kể cả khảo sát về văn hóa phong tục của miền

đất ấy, dân tộc ấy. Vì vậy tôi phải đi lại nhiều lần các vùng đất có liên quan, kể cả các vùng đất cũ của Champa và một số vùng có liên hệ trên đất Trung Hoa. Đành rằng các di tích lịch sử phần lớn không còn nhưng nếu không đến tận nơi và tìm lại di ảnh trong trí nhớ dân gian, thì dù có óc tưởng tượng đến mấy cũng khó tái hiện được không gian lịch sử một cách tương đối trung thực và có hồn” [31]. Để có những tư liệu lịch sử đáng tin cậy và quý giá ấy đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu rộng về văn hóa, phải là nhà văn hóa thực sự với vốn tri thức uyên bác của mình. Bởi vậy, khi đọc tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, người đọc có thể hiểu biết thêm được rất nhiều tri thức về lịch sử dân tộc, xây dựng nên niềm tự hào với lịch sử hào hùng của cha ông, cũng vì lẽ đó mà nhà văn Hoàng Tiến nhận xét: “Lối dựng tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải chứng tỏ một sự lao động cực kỳ nghiêm khắc, anh đọc nhiều ghi chép kỹ lưỡng. Những chi tiết lịch sử đều được sử dụng đúng chỗ, chính xác, có trọng lượng khiến người đọc không khỏi nghi ngờ” [55, 21].

Nhìn lại quá trình sáng tác đó, hẳn nhiều người phải tự hỏi điều gì đã dẫn dắt, lôi cuốn, tiếp sức cho tác giả để ông cần mẫn thu gom tài liệu rồi vắt kiệt tâm lực trong gần hai chục năm đằng đẵng như vậy. Đó chính là sự tâm huyết với lịch sử, là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thái độ tôn kính muốn tri ân với tổ tiên, muốn thức tỉnh những người thờ ơ với lịch sử. Có lẽ vì thế mà người ta gọi ông là người “trong mơ cũng sống bằng quá vãng”. Đọc và suy ngẫm về Tám triều vua Lý, chúng ta đều ghi nhận và trân trọng công sức, tấm lòng, tài năng của một nhà văn với tâm nguyện “văn chương hoá lịch sử”.

1.3.3. Một cái nhìn khái lược về Tám triều vua Lý

Bộ tiểu thuyết Tám triều vua Lý của nhà văn Hoàng Quốc Hải gồm bốn tập, viết về nhà Lý kể từ khi khởi nghiệp đến khi kết thúc (1009 - 1225), trải

dài 216 năm trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Bộ tiểu thuyết đã phục dựng đầy đủ và toàn cảnh bức tranh sinh động về vương triều Lý, triều đại đã xây dựng nên một nền móng vững chắc cho nước Đại Việt văn hiến và tự chủ.

Thiền sư dựng nước (tập 1) viết về vị vua khởi nghiệp nhà Lý, Thái tổ Lý Công Uẩn (974 - 1028) và sự ra đời của vương triều nhà Lý, nhờ vào vai trò của các bậc thiền sư, những việc làm của Lý Công Uẩn trong thời kỳ đầu khởi nghiệp nhằm đặt nền móng cho một triều đại mới. Trong đó có việc dời đô về Thăng Long (1010), thực hiện chính sách gần dân, thân dân. “Trong mười tám năm trị Lý Thái Tổ đã ba lần tha tô thuế cho dân, trong đó có hai lần, mỗi lần tha ba năm, lần thứ ba cũng tha ba năm nhưng chỉ tha cho nửa số tô thuế, gộp lại là bảy năm rưỡi dân không phải nộp tô, thuế không phải đóng. Xét ra trong lịch sử cổ kim từ khi có tổ chức nhà nước, thì chưa có một nhà nước nào đã làm một việc phi thường như triều Thuận Thiên của Lý Công Uẩn” [27, 26], đặc biệt là công cuộc mở mang Phật giáo thông qua việc xây dựng các đạo tràng lớn, trọng dụng các bậc thiền sư đạo cao đức trọng.

Con ngựa nhà Phật (tập 2), là câu chuyện về vị vua thứ hai của triều Lý - Lý Thái Tông (1000 - 1254). Ông là người uyên thâm võ công, có công giữ nước an dân, cũng là người xây dựng và ban bố Bộ hình đầu tiên ở nước ta (1042). Trong 26 năm nắm quyền, Lý Thái Tông đã xây dựng đất nước về mọi mặt, sự đạo cũng như sự đời đều phát triển đến cực thịnh, bởi vua đã làm tốt việc tải đạo và hoằng dương Phật pháp, điều mà thiền sư Vạn Hạnh kỳ vọng vào “con ngựa nhà Phật” (Lý Phật Mã). Hơn thế nữa, Lý Thái Tông còn là một vị vua rất coi trọng việc nông trang. “Nhà vua tự mình tìm ra phương pháp để dệt gấm... chính ngài dạy cho cung nữ biết dệt gấm và tự mình mặc loại gấm nội ấy để thiết triều. Tiếp đó ngài mở kho lưu trữ các loại gấm của nhà Tống thường để may triều phục cho các quan,

nay phát hết cho mọi người đem về cho gia đình vợ con. Và từ đấy tất cả các quan đều phải mặc triều phục may bằng gấm nội” [27, 29]. Chính những chính sách và việc làm đó đã khiến cho vị vua Lý Thái Tông gần dân, thân dân hơn.

Bình Bắc dẹp Nam (tập 3) vẽ nên bức chân dung về vị vua võ công - văn trị Lý Thánh Tông (1023 - 1072) với những thành tựu chính trị - quân sự quan trọng (phá Tống - 1060, bình Chiêm - 1069). Những đóng góp về văn hóa, phát triển kinh tế (trong đó có khai mỏ: đồng, bạc, vàng), nỗ lực đưa Phật giáo vào đời sống, chú trọng mở mang hệ thống trường học,... Ông cũng chính là người đổi tên nước ta thành nước Đại Việt, cho lập Văn miếu (1070) thờ Khổng Tử và mở Quốc học viện cho các quốc tử sinh và nho sinh vào học để chuẩn bị cho kỳ thi đại học (tiến sĩ), “Lý Thánh Tông là người cầm cương chính hết sức quyết đoán nhưng biết lắng nghe và thấu hiểu lòng dân. Ông là người có trí tuệ siêu việt, và cũng là một vị vua có lòng nhân ái và tôn trọng nhân phẩm con người một cách kỳ lạ” [27, 30].

Con đường định mệnh (tập 4) tái hiện triều đại nhà Lý dưới thời vua

Một phần của tài liệu Tám triều vua lý của hoàng quốc hải từ góc nhìn thể loại (Trang 45)