Nghiên cứu và nắm vững các hệ thống luật pháp và nâng cao khả năng đàm phán

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may việt nam trong điều kiện trung quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 100 - 101)

- Khôi phục thị trường truyền thống thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu.

2. Về phía ngành, hiệp hội dệtmay Việt Nam

3.3. Nghiên cứu và nắm vững các hệ thống luật pháp và nâng cao khả năng đàm phán

đàm phán

3.3.1. Nghiên cứu và nắm vững hệ thông pháp luật

Việc nghiên cứu những quy định liên quan đến xuất nhập khẩu trong Luật kinh doanh các thị trường xuất khẩu lớn, cung cách làm ăn và tác phong của họ V.V.. giúp doanh nghiệp Việt Nam tính toán, cân nhắc và có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác kinh doanh đến mức nào để đạt hiệu quả cao nhất, rủi ro thấp nhất.

Để đưa được sản phẩm ra thị trường, các doanh nghiệp không những phái nắm vững nhu cỹu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, m à còn phải thông thạo về pháp luật, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu cũng như thủ tục nhập khấu hàng hóa.

Theo kinh nghiệm của các nhà xuất khẩu thành công trên thị trường M ỹ thì việc mua bảo hiểm về thương mại đối vói hàng hoa tại các công ty bảo hiểm có tiếng là việc làm khôn ngoan nhất để hạn c h ế rủi ro trong kinh doanh.

Để hạn chế sai lỹm do ít hiểu biết về luật các doanh nghiệp nên tìm đến luật sư trong mỗi thương vụ. Ngoài ra, doanh nghiệp nên cộng tác với các văn phòng tư

vấn hoặc luật sư để có thông tin về những thay đổi thủ tục hải quan - một trong những thủ tục phức tạp nhất.

3.3.2. Nâng cao kỹ năng đàm phán

Các thương nhân hiện nay thường có biện pháp giảm bớt rủi ro trong kinh doanh bằng cách soạn sẵn những hợp đồng, trong đó khéo léo đưa ra những điều khoản về số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng, đồng thời có những chi tiết mang tính thủ đoạn pháp lý để có thể thắng kiện khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy, k h i

đàm phán hợp đổng nếu thấy bất ổn bạn nên yêu cẩu điều chỉnh cho tới khi cảm thấy hợp lý hãy ký. Mặc dù tập quán buôn bán một số nước có thể có nhiều điểm không đồng nhất vói cách thức thông thường, những nhà thương lượng giàu kinh nghiệm vẫn có thể yêu cỹu sửa đổi các điều khoản cam kết cho hợp lý và thuận lợi cho mình, dựa vào Incoterm mới nhất. Vì vậy, k h i đàm phán, các doanh

nghiệp Việt Nam cỹn phải đặc biệt lưu ý những điểm sau:

- Các doanh nghiệp nước ngoài đều có bộ phận thu thập thông t i n và hàng hoa của họ được quảng cáo mạnh mẽ. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam phải chuẩn bị chu đáo, đỹy đủ m ọ i thông tin và kèm theo sản phẩm tốt của hãng mình k h i đàm phán. Đừng quên danh thiếp, ảnh của doanh nghiệp và của những người lãnh đạo 97

doanh nghiệp, quyển danh mục mặt hàng dịch sang tiếng A n h . Biểu giá bằng USD, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (nếu được tổ chức giám định nước ngoài cấp càng tốt). Trong khi thương lượng phải đưa ra những vấn đề cụ thế, những con số rõ ràng, đầng để cho họ hiểu sai sẽ không có cơ hội lần thứ hai. - Cũng cần hiểu thèm rằng kinh doanh là tự do, các thương gia có thể vận dụng mọi chiến thuật, m ư u mẹo để thực hiện các thương vụ và bằng sự liên minh hợp tác hoặc công ty nhỏ làm vệ tinh cho công ty lớn, người ta có khả năng làm được những cuộc kinh doanh m à số vốn cần thiết lớn hơn rất n h i ề u so với vốn pháp định của công ty. K h i đã tỏ ra kiên quyết và chắc chắn với ý đồ kinh doanh hay đầu tư thường nói to, nói nhanh, tay làm những động tác mạnh để thuyết phục đối tác của họ. Trước sự tự giới thiệu mình một cách hùng hổn, đối tác có thế bị m ê hoặc bởi những lợi ích to lớn do các thương vụ đem lại, cũng có thế rơi vào cảm giác được giúp đỡ, được ban ơn. Tất nhiên đối với những nhà thương lượng sáng suốt thì tính thuyết phục cao nhất là ở tác phong giao dịch đàng hoàng, ở những tài liệu tính toán thiết k ế kỹ lưỡng, hợp lý, phản ánh rõ d ự tính thu lợi của mỗi bên.

- Thương lượng không chỉ khó về xác định số lượng (vì cách làm ân nhỏ không cho phép đảm bảo chắc chắn khối lượng hàng hoa lớn giao đúng hạn), m à còn khó về chất lượng. Yêu cầuvề chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu và đảm bảo chất lượng không phải bằng lời hứa suông m à bằng những giấy xác nhận càng nhiều càng tốt, của các tổ chức quản lý chất lượng có tiếng tăm thế giới hoặc ít ra là các công ty lớn thuộc nước thứ ba. Thiếu loại chứng chỉ này coi như chất lượng hàng hoa không được đảm bảo và phải chịu mua mức giá thấp.

- Không được sai lệch giờ giấc trong các cuộc hẹn gặp, nếu chậm trễ vì bất cứ lý do gì thì phải tìm m ọ i cách thông báo cho phía đối tác biết. D o vậy, rất cần chú ý đến điếm dự họp.

3.4. Nâng cao khả năng liên kết, liên danh, hợp tác và liên doanh trong sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may việt nam trong điều kiện trung quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)