Bảng 17: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt-may Việt Nam vào thị trường Nhật Bản (1997 2002)
2.3.3. Sử dụng nguyên liệu phụ liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu
Phương thức này chỉ m ớ i được bắt đầu tại Việt Nam ở những bước đầu tiên bậi trước kia sản xuất dệt may của ta còn quá lạc hậu, chất lượng vải sợi chưa đạt yêu cầu. Những năm gần đây, song song với việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, chúng ta đã bắt đầu sử dụng nguyên liệu n ộ i địa để sản xuất hàng xuất khẩu. M ộ t m ó c xích quan trọng là sản phẩm của ngành Dệt đã bước đầu cung cấp được cho ngành May trong nước. Có thể kể đến M a y Thăng Long - Dệt 8/3; May Đứ c Giang - Dệt Việt Thắng, Dệt Nam Định; May 10 - Dệt Việt Thắng.
Nhưng ngành công nghiệp sản xuất phụ liệu may mặc còn yếu. T r o n g lĩnh vực sản xuất phụ liệu may mặc này, hàng nước ngoài hầu như làm chủ thị trưậng của ta. D ù công ty khoa Nha Trang và công ty chỉ Coats total Phong Phú chiếm lĩnh tới 7 0 % thị trưậng trong nước với các sản phẩm cúc, chỉ khâu, dây khóa kéo,... nhưng mức tiêu thụ trong thực tế lớn hơn bởi các công ty may gia công cho nước ngoài không tiêu thụ sản phẩm trong nước m à toàn bộ nguyên phụ liệu do phía đật gia công cung cấp. Ngoài ra, phần lớn các công ty may xuất khẩu trực tiếp nhập phụ liệu từ nước ngoài. Vì vậy, nếu chúng ta biết đẩu tư đúng mức và có các chính sách phù hợp khuyến khích sử dụng nguyên phụ liệu trong nước thì ngành Dệt - May sẽ còn phát triển hơn nữa, lợi nhuận thu được cũng nhiều hơn. Việc lựa chọn một trong ba hình thức kinh doanh nói trên tuy thuộc vào từng giai đoạn và đặc điểm kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. M ỗ i phương thức đều có những ưu và nhược điểm nhất định do vậy các doanh nghiệp có thể thực hiện kết hợp các phương thức để lấy ưu điểm của phương thức này bù đắp cho nhược điếm của phương thức kia.