Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay qua các năm

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may việt nam trong điều kiện trung quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 52 - 54)

3600

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Năm Năm

Nguồn: Thông tin thương mại, 2002 và Báo cáo phát triển xuất khẩu hàng dệt may, Bộ Thương mại ngày 12/12/2003

K i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may đều tăng trưởng qua m ỗ i năm, nhưng riêng giai đoạn 1998 - 2000, mọc dù số lượng hạn ngạch dệt may theo hiệp định buôn bán hàng dệt may tăng thêm 3 0 % , tương đương 650 triệu USD nhưng hiệu quả sản xuất giảm đi đáng kể do ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã làm đồng tiền trong k h u vực mất giá khiến Việt Nam bị mất lợi t h ế về nhân công, giá nhập nguyên phụ liệu tăng, nhập khấu của những thị trường lớn trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... của hàng dệt may xuất khẩu giảm mạnh.

N ă m 2001, xuất khẩu nói chung gọp nhiều khó khăn do suy thoái của các nền k i n h tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. Ngoài ra, các nước nhập khẩu chính còn thi hành các chính sách bảo hộ dưới nhiều hình thức. Trong k h i họ mở rộng thị trường tự do bằng các hiệp định thương mại song phương, dành ưu đãi đọc biệt cho gần 40 nước chậm phát triển, và là đổng minh tích cực chống khủng bố bằng

cách không áp dụng hạn ngạch, miễn thuế nhập khẩu, thì hàng dệt may của Việt Nam lại bị khống c h ế bởi thuế suất rất cao , hạn ngạch thấp, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam rất nhiều. Mặt khác, các nước xuất khấu lớn như Trung Quốc, Ân Độ , Pakixtan, Bangladesh,... với những ưu t h ế sọn có về nguyên liệu, phụ liệu, công nghệ, lao động,... đã thu hút khách hàng bằng giá thấp và hàng dệt may của ta cũng buộc phải theo xu hướng này để g i ữ đơn hàng. Giá hàng xuống thấp đã làm cho giá gia còng giảm nghiêm trọng, theo đánh giá chung của các doanh nghiệp, năm 2001 giá gia công giảm trung bình 15-20%. Vì hàng xuất khẩu của ta thực hiện theo phương thức gia công là chủ yếu nên thiệt hại không nhỏ.

N á m 2002 tình hình phát triển kinh tế t h ế giới có dấu hiệu phục hồi, chương trình "tăng tốc" của ngành dệt may đã được triển khai, môi trường đầu tư an toàn và ngày càng thuận lợi. Đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ với mức tiêu thụ 70 - 80 tỷ USD hàng dệt may/năm đã được mở sau Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Tuy nhiên, những khó khăn m à các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt trong năm 2002 cũng không nhỏ: Thực hiện Hiệp định ATC, bắt đầu từ

ngày 1/1/2002, E U sẽ bỏ hạn ngạch một số mặt hàng cho các nước thành viên WTO. Trung Quốc được EU bãi bỏ 34 chủng loại hạn ngạch, trong đó có 10 chủng loại (Cát) E U vẫn áp dụng với Việt Nam. Việc Trung Quốc và Đài Loan trở thành thành viên chính thức của WTO đã gây sức ép thực sự lên các nước sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cạnh tranh trên thị trường dệt may trở nên quyết liệt. Đố i với các nước chưa phải là thành viên WTO như Việt Nam thì tình hình trở nên khó khăn hơn.

Thực tế đã chứng minh rằng tuy gặp rất nhiều khó khăn từ những yếu tố khách quan song ngành dệt may Việt Nam đã cố gắng khắc phục nhược điếm của mình để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường thế giới trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. K ế t thúc năm 2002, k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đạt 2,752 tỷ USD, tăng 20,7% so với năm 2001 và vượt k ế hoạch 12,5%"». N ă m 2003, k i m ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đạt 3,6 tỷ vẫn là ngành xuất khẩu quan trọng của Việt Nam vé mặt giá trị.

Trong bối cảnh xuất khẩu sang một số thị trường truyền thống bị hạn c h ế do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới thì mức tăng này là tương đối cao so với một vài năm trờ lại đây và so với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của ta. Đóng góp cho thành công này, trước hết là việc E U đã quyết định tăng 2 5 % hạn ngạch xuất khẩu cho Việt Nam, tiếp đến là những tác động tích cực từ việc thực thi Hiệp

định thương mại Việt-Mỹ với ưu đãi Tối huệ quốc cho hàng xuất khẩu cùa Việt Nam. Đây là những tiền đề quan trọng và cũng là cơ hội để toàn ngành dệt may

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may việt nam trong điều kiện trung quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 52 - 54)