Đảm bảo yêu cầu về giao hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may việt nam trong điều kiện trung quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 96 - 99)

- Khôi phục thị trường truyền thống thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu.

3.1.4.Đảm bảo yêu cầu về giao hàng

2. Về phía ngành, hiệp hội dệtmay Việt Nam

3.1.4.Đảm bảo yêu cầu về giao hàng

Giao hàng đúng thời hạn là yêu cầu rất quan trọng với sản phẩm dệt may do yếu tố thời vụ và phù hợp thời trang là một trong những yếu tố quan trọng quyết định về tính cạnh tranh của mặt hàng này. V I vậy cần :

- Chủ động trong khâu vận chuyển, bốc dỡ hàng hoa.

- Phân bổ các doanh nghiệp may xuất khẩu ở các khu vực thuận tiện cho giao hàng xuất khẩu.

Một trong những y ế u tố cơ bản về hàng dệt may Việt Nam được đánh giá cao trên thị trường là uy túi về giao hàng đúng hạn. Hàng dệt may xuất khẩu phải cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, Đài Loan V..V.., do vậy cần nhanh chóng nghiên cứu, thiết lập hoặc thuê các kho ngoại quan tại các nước để luôn đám bảo thời hạn giao hàng với khách hàng nước ngoài, từng bước tiến tới việc

nghiên cứu, dự báo nhu cầu t i ề m năng của khách hàng, đù năng lực sán xuất những sản phẩm m ớ i hợp thời trang tại thời điểm thích hợp nhất nhằm đạt được lợi nhuận cao và mở rệng thị trường tiêu thụ.

3.1.5. Giảm dần tỷ trọng gia công, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp

T r o n g k i n h doanh hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải tiếp cận với phương thức bán trực tiếp. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp cần chú trọng giảm tỷ trọng gia công và xuất khẩu sang nước thứ ba, tăng dần tý trọng xuất khẩu trực tiếp. Đây là biện pháp rất quan trọng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. M u ố n nâng cao hiệu quả xuất khẩu trực tiếp cần :

* Đảm bảo cung cấp nguyên phụ liệu:

Sản phẩm ngành dệt phải đáp ứng được yêu cầu của ngành may và tạo lập mối quan hệ qua lại mật thiết giữa dệt và may. Ngành dệt nên thành lập bệ phận chuyên trách thường xuyên nắm vững nhu cẩu của ngành may để từ đó có hướng đầu tư và tổ chức sản xuất hợp lý.

Phát triển hệ thống các doanh nghiệp sản xuất phụ liệu may trong nước. Ngay từ đầu phải đầu tư cho công nghệ hiện đại, sản xuất ra các sản phẩm phù hợp với yêu cầu may xuất khẩu.

Có các chính sách k h u y ế n khích sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước. Quỹ thưởng xuất khẩu có 5 % dành cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước là mệt biện pháp tốt cho vấn để này.

* Tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của sản phẩm dệt may Việt Nam.

Để xuất khẩu trực tiếp, sản phẩm Việt Nam phải được kinh doanh bằng nhãn mác của mình . M u ố n vậy :

- Cần tập trung cho công nghệ tiên tiến trong khâu thiết k ế mẫu vải cũng như sản phẩm may.

- Tổ chức tốt công tác tiếp thị và đăng ký nhãn hiệu hàng hoa.

- Trước mắt có k ế hoạch hợp tác vói các viện mốt, hoặc thuê chuyên gia thiết kế mốt của nước ngoài.

- Khắc phục khó khăn về thiếu nguồn tài chính và nhân lực trong khâu thiết kế mẫu mã, phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyển giữa các doanh nghiệp và tranh thủ sự hỗ trợ của các nhà nhập khẩu cũng như đại diện của các mạng lưới phân phối tại các thị trường.

- K h i chưa có tên tuổi trên thị trường thì cách tốt nhất để thâm nhập thị trường trong giai đoạn đầu là mua bằng sáng chế, nhãn hiệu của các công ty nước ngoài để làm ra sản phẩm của họ với giá rẫ hơn, qua đó thâm nhập vào thị trường thế giới bằng sản phẩm " sản xuất tại Việt Nam", đồng thời học tập kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ để tiến tới tự thiết k ế mẫu mã.

- Khai thác lợi t h ế của việc tham gia Chương trình hợp tác công nghiệp A S E A N ( A I C O ) nhằm thu hút công nghệ cao của các nước ASEAN, hợp tác trong phát triển sản phẩm mới, đãng ký nhãn hiệu hàng hoa và khai thác l ợ i t h ế về thuế suất ưu đãi bằng mức t h u ế suất CEPT của sản phẩm tại thòi điểm 2006 theo quy định của A I C O cũng như các ưu đãi phi thuế quan khác.

* Tăng cường công tác đăng kỷ nhãn hiệu hàng hoa:

Ớ nhiều nước, đãng ký nhãn hiệu hàng hoa của các doanh nghiệp là điều kiện bắt buộc. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các nước trung gian hoặc gia công cho các nước khác. Đế xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Mỹ, sản phẩm dệt may Việt N a m cẩn khẳng định vị trí trên thị trường bằng nhãn hiệu của mình. Tuy nhiên, đãng ký một nhãn hiệu hàng hoa phải chịu chi phí cao, các doanh nghiệp có thể kết hợp với nhau để đăng ký một nhãn hiệu xuất khẩu chung cho từng loại sản phẩm.

* Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, từng bước tạo tiền đề để chuyển sang

xuất khẩu trực tiếp:

Cần khẳng định rằng trong vài năm tới, Việt N a m vẫn gia công hàng dệt may là chủ yếu, một mặt xuất phát từ xu hướng chuyển dịch sản xuất tất yếu của ngành dệt may t h ế giới, mặt khác do ngành dệt may Việt N a m chưa đủ " nội lực" để xuất khẩu trực tiếp.

T r o n g điều kiện hiện nay, khi khâu tiếp thị, cung cấp nguyên liệu, thiết kế... và đặc biệt là phối hợp các "công đoạn" này để cho ra đời một sản phẩm mới có sức cạnh tranh cùa ngành dệt may Việt Nam còn y ế u k é m thì gia công vần là hình thức cần thiết và hiệu quả.

Gia cõng là bước đi quan trọng để tạo lập uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường bằng những ưu t h ế riêng biệt như : giá rẫ, chất lượng tốt, giao hàng đúng hạn V.V.. Đổ n g thời thông qua gia công xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ của các nước khác và tích l ũ y đổi m ớ i trang thiết bị, tạo cơ sở vật chất để chuyển dần sang xuất khẩu trực tiếp.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may việt nam trong điều kiện trung quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 96 - 99)