- Tăng cường liên doanh, liên kết đủ có thủ hợp lực giải quyết được những hợp đổng lớn, đảm bảo giao hàng đúng hạn nhằm nâng cao uy tín với khách hàng
2. Vai trò của hàng dệtmay xuất khẩu
Kinh nghiệm của các nước cho thấy trong giai đoạn đầu của công nghiệp hoa - giai đoạn tích l ũ y để tập trung đầu tư- các nước đã dựa vào nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu là chính kết hỗp với các nguồn đầu tư nước ngoài, viện trỗ và vay nỗ. Các nước đã tập trung vào phát triển các ngành hàng có lỗi t h ế so sánh, phát huy tối đa nguồn lực trong nước để tăng thu ngoại tệ. Các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Ân Độ , Philippine... cũng đã dựa vào nguồn thu từ xuất khẩu hàng dệt may - một mặt hàng các nước này có l ỗ i t h ế so sánh - để làm động lực phát triển kinh tế.
Đố i với Việt Nam, dù lịch sử phát triển hàng dệt may hướng về xuất khẩu còn non trẻ, nhưng chúng ta đã sớm xấc định đây là một mặt hàng chủ lực không chỉ
giải quyết vấn đề nhu cầu tiêu dùng, vấn đề việc làm trong nước m à còn là nguồn thu ngoại tệ lớn chỉ sau xuất khẩu dầu thô. Biểu đồ 2 (trang 46) đã phản ánh vai trò của hàng dệt may trong tổng k i m ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong thời gian tới, k h i chúng ta gia nhập W T O và mở cửa thợ trường dệt may của 146 nước thành viên, k i m ngạch xuất khẩu hàng dệt may chắc chắn sẽ còn tăng mạnh về khối lượng cũng như tỷ trọng. Nhận thức được điều đó, một mặt chúng ta tích cực đàm phán gia nhập WTO, mặt khác chuẩn bợ cho việc gia nhập của từng ngành hàng trong đó có hàng dệt may. Đạ i hội vin, I X của Đảng đã khẳng đợnh: phát triển mạnh công nghiệp c h ế biến nông sản, may mặc, da giầy, cơ khí. Đầ u tư hiện đại hoa dây chuyển công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Chính phủ, nhà nước luôn luôn có sự quan tâm và chú trọng đặc biệt đến ngành dệt may. Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết đợnh
161/1998/QĐ-TTg ngày 04/9/1998 phê duyệt Quy hoạch tổng t h ế phát triển ngành Dệt M a y Việt Nam đến năm 2010 và Thông báo 140/TB-VPCP ngày 20/10/2000 cùa Văn phòng Chính phủ về Chiến lược phát triển ngành Dệt-May Việt Nam đến năm 2010 nhằm đưa ngành dệt may nước ta thực sự trở thành ngành m ũ i nhọn, chủ lực đảm bảo phát triển bển vững. Trước tình hình biến động kinh tế t h ế giới và thợ trường dệt may t h ế giới, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ra Quyết đợnh 55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001 phê duyệt Chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển ngành Dệt-May đến năm 2010. Chiến lược chỉ rõ "mục tiêu: Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, m ũ i nhọn về xuất khấu; thoa m ã n ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh hội nhập vững chắc kinh tế k h u vực và thế giới".
li. CHIẾN LƯỢC TẢNG Tốc HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 1. Quan điểm tăng tốc phát triển ngành dệt may
Là một bộ phận trọng yếu trong ngành Dệt may, ngành May mặc đã được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên phát triển theo các đợnh hướng như sau:
- Đ a dạng hoa các thành phần kinh tế trong quá trình tăng tốc phát triển may mặc. Có như vậy mới huy động được m ọ i nguồn lực từ bên trong và bên ngoài, kế cả nguồn lực quốc tế cho bước phát triển đột biến trong một thời gian ngắn đối với ngành May mặc Việt nam. Coi trọng nguồn lực từ nhân dân lao động. Đẩ y mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài vào nội bộ ngành, kể cả đầu tư nước ngoài cho phát triển các nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành May mặc như cây bông và trổng dâu nuôi tằm. Do ngành Dệt - ngành cung cấp đầu vào cho ngành May cần 75
vốn đầu tư lớn và công nghệ phức tạp, khó hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và các thành phần kinh tế khác nên N h à nước cần tập trung đầu tư vào lĩnh vưc dệt, vào các công nghệ m à các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không thể đầu tư được.
- Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi với củng cố chiều sâu là bước đi quyết định trong giai đoạn đến năm 2010. Công nghiệp dệt cần phát triển thành tởng cụm, nằm trong các khu công nghiệp nhằm tiết kiệm vốn đầu tư cho hạ tầng cơ sở, giải quyết vấn đề xử lý nước thải tập trung, lành mạnh hoa môi trường sinh thái. Có như vậy m ớ i có thể hình thành các doanh nghiệp mói vởa và nhỏ. Trên cơ sở đó, mới tạo ra cơ hội để đưa các công nghệ hiện đại vào sản xuất và áp dụng các m ô hình quản lý, điều hành tiên tiến của t h ế giới vào dệt may Việt nam. Công nghiệp may cấn phát triển rộng khấp, đến tận các vùng nông thôn, m i ề n núi nhằm huy động mọi loại nguồn vốn có trong nhân dân và của mọi thành phần kinh tế. Do vậy, việc đầu tư chiểu sâu vẫn được k h u y ế n khích đế tự các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện và hoàn tất vào năm 2005.
- Tập trung phát triển các vùng nguyên liệu như bông, tơ tằm, xơ sợi tổng hợp cùng với việc phát triển công nghiệp hoa dầu. Cho đến nay, Việt nam vẫn phải nhập khẩu khoảng 9 0 % nhu cầu nguyên liệu ban đầu cho Ngành Dệt may. Việc nâng cao tỷ lệ giá trị xuất xứ nội địa trên sản phẩm dệt may vởa là một yêu cầu bắt buộc của thị trường nhập khẩu, vởa là mục tiêu của chiến lược "tăng tốc" này nhằm nâng cao phần lợi nhuận cho ngành và cho đất nước.
- Tăng tốc phát triển bằng việc đầu tư các công nghệ mói nhất, với thiết bị hiện đại nhằm tạo ra một bước nhảy vọt về chất lượng và sản lượng. Mặt khác, cần coi trọng tận dụng các loại thiết bị đã qua sử dụng, với công nghệ tiên tiến tở các nước công nghiệp hoa, t h ế hệ tở những năm 90 trờ lại đây.
- Đẩ u tư phát triển may mặc theo hướng chuyên m ô n hoa cao theo loại công nghệ. Có như vậy mới tạo ra bước nhảy vọt về chất lượng sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp cần thiết phải đi chuyên sâu và làm chủ được một vài loại công nghệ đế tạo ra những mật hàng mới chất lượng cao. Xây dựng m ố i quan hệ cung cầu giữa các doanh nghiệp trên cơ sở hợp tác thương mại.