Vai trò của ngành dệtmay

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may việt nam trong điều kiện trung quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 75 - 77)

- Tăng cường liên doanh, liên kết đủ có thủ hợp lực giải quyết được những hợp đổng lớn, đảm bảo giao hàng đúng hạn nhằm nâng cao uy tín với khách hàng

1. Vai trò của ngành dệtmay

Ngành dệt may nước ta đã có từ lâu đời, có truyền thống và kinh nghiệm qua giai đoạn chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất hiện đại. Đặ c biệt đường l ố i kinh tế mờ, ưu tiên chú trọng phát triển xuất khẩu của N h à nước ta đã tạo môi trường thuận l ợ i cho sự phát triển của ngành dệt may. Cùng với vai trò quan trọng của sản phẩm dệt may trong đời sống xã hứi, ngành dệt may cũng có mứt vai trò không nhỏ trong nền k i n h tế quốc dãn thể hiện ở các điểm sau:

- Ngành dệt may góp phần giải quyết nạn thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế: Là mứt nước đang phát triển với khoảng 80 triệu dân, mức sống còn thấp, trình đứ dân trí còn chưa cao, Việt Nam phải giải quyết rất nhiều vấn đề nan giải trong đó có mứt vấn đề rất quan trọng là tạo việc làm cho người lao đứng. Lực lượng lao đứng của nước ta mặc dù rất dổi dào nhưng trình đứ tay nghề lại rất hạn chế. Song bù lại con người Việt Nam rất cần cù, chăm chi, có khả năng tiếp thu nhanh và đã có nghề trổng dâu nuôi tằm kéo tơ từ lâu đời. V ớ i kinh nghiệm của các nước đã phát triển và những nước công nghiệp mới ở châu Á, ngành dệt may xuất khẩu đã được coi là ngành m ũ i nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hứi của Việt Nam từ nay đến n ă m 2020. Đây có thể nói là mứt trong những t h ế mạnh lớn nhất của các quốc gia châu Á nói chung và Việt N a m nói riêng.

Ở Việt Nam, thời gian qua ngành công nghiệp dệt may đã thu hút được trên Ì ,6 triệu lao đứng xã hứi, chiếm khoảng 2 7 % lao đứng công nghiệp toàn quốc, giải quyết công ăn việc làm cho đông đảo lực lượng lao đứng xã hứi, đặc biệt là lao đứng nữ. Ngành dệt may phát triển không chỉ tạo thêm công ăn việc làm trong Ngành m à còn cả trong các ngành liên quan và phụ trợ khác như bao bì, bảo quản, cơ khí, vận tải, cảng và dịch vụ cảng... qua đó thu nhập của người lao đứng sẽ tăng lên, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện làm tăng sức mua, m ở rứng thị trường trong nước. Đổng thời, việc tăng sức mua sẽ lại là đứng lực đẩy mạnh sản xuất phát triển, tạo sự ổn định về k i n h tế, chính trị và xã hứi.

Chẳng hạn như trong những năm gần đây, mặt hàng dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản và E U với số lượng đáng kể. Trước đây, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu dệt may là vải và sợi thì nay đã nghiêng về nhập khẩu các loại quần áo may sẩn với yêu cẩu cao về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng và m à u sộc. Việc thay đổi trong tư duy của người dân Nhật và Châu  u về cơ cấu mặt hàng tiêu dùng đã kích thích sản xuất và giải quyết phần nào số lao động còn dư thừa của ta trong ngành dệt may. Thông qua việc xuất khẩu được những mặt hàng dệt may này, ta đã có thêm một nguồn ngoại tệ đáng kể đế nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết y ế u phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cẩu ngày càng phong phú của nhân dân.

- Ngành dệt may luôn có một vị trí quan trọng trong việc đóng góp cho xuất khẩu và nâng cao giá trị sản lượng cho toàn bộ ngành công nghiệp Việt Nam:

Chúng ta đều biết rằng, ngành dệt may là một ngành t r u y ề n thống và có điều kiện phát triển ở Việt Nam. Mặc dù sự hoa nhập của ngành vào thị trường dệt may t h ế giới chậm hơn so với các nước khoảng 15-20 năm nhưng trong gần chục năm qua, hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3 0 % - 4 0 % và liên tục ổn định trong suốt gần chục năm qua. Xuất khẩu hàng dệt may đã vượt qua các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác vươn lẽn vị trí thứ 2 (sau dầu thô) trong danh sách 10 mạt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những ngành chủ chốt của nền công nghiệp nước nhà trong công cuộc công nghiệp hoa, hiện đại hoa bởi vì nó thu hút một lực lượng lao động rất lớn đổng thời đem lại giá trị xuất khẩu cao. Hiện nay, ngành đang chiếm khoảng 1 0 % giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp và c h i ế m 1/7 tổng k i m ngạch xuất khẩu của cả nước.

- Góp phẩn chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng vê xuất khẩu: Phát triển cõng nghiệp dệt may xuất khẩu là một trong những khâu quan trọng của chiến lược công nghiệp hoa vì bột đầu quá trình công nghiệp hoa bàng những sản phẩm sử dụng lao động là một trong những lợi t h ế lớn nhất của chúng ta hiện nay. Xuất khẩu mật hàng dệt và may mặc sẽ giúp cho chúng ta k h a i thác một cách có hiệu quả những lợi t h ế tuyệt đối, tương đối của đất nước, góp phần tăng tích l ũ y vốn, mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nến k i n h tế. Để công nghiệp hoa đất nước trong một thời gian ngộn đòi hỏi cần phải có một nguồn vốn rất lớn, bởi vây nếu không có ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu thì nền sản xuất trong nước sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điểu đó thể hiện rõ ở chỗ nếu không có ngoại tệ thì sẽ không có khả năng nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, các nước có nguồn dự trữ ngoại tệ lớn như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore...đểu là những nước có tỷ trọng xuất khấu lớn

trên t h ế giới. N h ư vậy việc dự trữ ngoại tệ, đặc biệt là đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay, là rất cần thiết k h i m à nguồn vốn trong nước còn hạn chế, trình độ phát triển chưa cao, nền sản xuất vật chất còn yếu kém. Từ những bước ban đầu, một n ề n tảng cho việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp có hàm lưỗng khoa học cao, tiên tiến, hiện đại sẽ đưỗc hình thành, từ đó làm cho nền k i n h tế đất nước đi lên một cách vững chắc. Hay nói cách khác đi, phát triển ngành công nghiệp dệt may xuất khẩu hiện nay có vai trò như đặt viên gạch đấu tiên cho công cuộc công nghiệp hoa, hiện đại hoa đất nước.

V ớ i sự nỗ lực khắc phục những yếu k é m để vươn lên, ngành công nghiệp dệt may không chỉ luôn giữ vai trò trọng y ế u trong xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước, đóng góp đáng kể vào việc cải thiện cán cân ngoại thương của nước ta m à còn góp phần không nhỏ để tăng nhanh thu hút đầu tư nước ngoài bởi các nhà đầu tư nước ngoài thường nhìn vào tình hình xuất khẩu để đánh giá khả năng thanh toán của một nước. Trong 3 năm qua, tổng dự ấn đưỗc phê duyệt của Tống công ty Dệt may Việt Nam đã đạt 243 dự án với tổng mức đầu tư là 7.335 tý đổng. Ngành dệt đầu tư mạnh nhất với 118 dự án, tổng vốn đầu tư là 5.445 tỷ đổng. K ế đó là ngành may với 61 dự án với vốn đầu tư 891 tỷ đồng. Cũng trong 3 năm qua đã có 5.431 tỷ đổng đã thực sự đầu tư vào ngành dệt may. Tổng công ty Dệt may Việt Nam dự tính trong giai đoạn 2003-2005 tổng mức đẩu tư dự kiến của toàn Tổng công ty sẽ là 7.328 tỷ đổng.

N h ư vậy với đường l ố i mở cửa và hòa nhập vào nền k i n h tế các nước trong khu vực và t h ế giới, với sự chuyến dịch công nghệ đang diễn ra sồi động, ngành dệt may xuất khẩu tăng trưởng đang và sẽ có những đóng góp hiệu quả cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước, xứng đáng là một m ũ i nhọn trong chiến lưỗc phát triển kinh tế xã hội của chúng ta.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng dệt may việt nam trong điều kiện trung quốc là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)