1. Tình hình sản xuất
l.l. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Theo đánh giá của Tổ chức phát triển Liên Hợp Quốc - UNDP, ngành dệt may Việt Nam đang ở trình độ công nghệ bậc 2/7 của t h ế giới, thiết bị máy móc lạc hậu 2-3 thế hệ, đặc biệt là công nghệ dệt"1.
Bảng 7: Năng lục sản xuất toàn ngành M á y m ó c Sản x u ấ t Tiêu chí Đon vị Tổng số máy Đơn vị Năng lực
Kéo sợi Cọc sợi OE 1.500.000 15.000 Tấn 150.000 Cán bông Chuyển 4 Tấn 10.000 Dệt thoi Thoi Không thoi 10.000 5.500 Triệu mét 500 Dệt k i m Máy DK tròn Máy DK phang 1.290 250 Tấn 70.000 May mặc Máy may 200.000 Triệu sp 500
Nguồn: www.vntextile.vn 1.1.1. Ngành dệt
N ế u tính về số lượng thì số trang thiết bị của ngành dệt là tương đối lớn song trên thục tế, phần lớn số thiết bị ngành dệt đã rất cũ ( 5 0 % thiết bị dệt đã sử dụng trên 20 năm) và thiếu đổng bộ, phần lớn là máy dệt khổ hẹp, mất hệ thống tụ động, hư hỏng nhiều, không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất thấp. Trong số đó chỉ có trên 1000 máy dệt hiện đại khổ rộng, năng suất cao. Về thiết bị kéo sợi cũng có tới hơn 6 0 % là cọc sợi chải thô, chỉ số chất lượng bình quân thấp, chỉ có khoảng 3 0 % là cọc sợi chải kĩ, chỉ số cao dùng cho dệt k i m và vải cao cấp. Dây chuyền nhuộm cũng đã lạc hậu, tiêu hao nhiều hoa chất, thuốc nhuộm dẫn đến c h i phí sản xuất cao.
Do dầu tư vào ngành dệt đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hổi vốn lâu m à nguồn đầu tư tín dụng lại hạn chế, thị trường sản phẩm không lớn nên các doanh nghiệp không muốn vay để đổi mới công nghệ hoặc không đủ khả năng đầu tư đổng bộ,
''1 Tạp chí Dê! May toáng 10/2002
vì vậy đầu tư thường có tính chắp vá. Tuy nhiên trong những nám gần đây, Tổng công ty dệt may đã cố gắng khắc phục tình trạng yếu k é m , thiếu đổng bộ cùa ngành dệt, tập trung đầu tư vào các khâu còn y ế u như khâu dệt và một số thiết bị hoàn tất để nâng cao chất lượng vải cho một số đơn vị dệt, đổng thời bảo lãnh cho một số doanh nghiệp vay vốn dài hạn (tử 10-12 năm)... để hiện đại hoa thiết bị và nâng cao chất lượng sản phẩm. M ộ t số dây chuyền kéo sợi, máy ghép tự động khống c h ế số liệu, các kĩ thuật v i mạch điện tử ứng dụng trong hệ thống điểu khiển và kiểm tra sợi... đã được đưa vào sử dụng. Hàng ngàn máy dệt không thoi, khổ rộng đã được nhập về, trong khâu hoàn tất của dệt vải bông nhò sử dụng thiết bị xe, hấp, giảm trọng lượng,... nên một số sản phẩm giả tơ, giả len, sản phẩm tử microíiber đã bắt đầu được sản xuất và tạo được uy tín trên thị trường. Trong khâu dệt kim, nhiều m á y m ó c thuộc t h ế hệ m ớ i được nhập tử Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức...đạt năng suất chất lượng cao, tính nâng sử dụng lớn nhưng do công nghệ chưa đổng bộ và trình độ quản lí, sản xuất chưa được nâng cao nên mặt hàng còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường .
Thiết bị tẩy, nhuộm, in hoa và hoàn tất chủ yếu nằm ờ các xí nghiệp quốc doanh do trung ương và địa phương quản lý và hầu như 1 0 0 % phải nhập ngoại. Thuốc nhuộm cũng phải nhập ngoại 100%; hoa chất nhập 8 0 % ; 2 0 % sản xuất trong nước.
Do những hạn c h ế về m á y m ó c thiết bị nên hàng dệt trong nước không những không đáp ứng được yêu cầu cho sản xuất hàng xuất khẩu m à còn không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập lậu vào trong nước, đặc biệt là hàng Trung Quốc có hoa văn, chất liệu phong phú và giá rẻ.
Để đảm bảo được đầu vào cho ngành may, việc đổi mới thiết bị trong ngành dệt là một vấn đề cấp thiết. Ngành dệt phải tửng bước đổi mới cơ cấu sản phẩm và đổng bộ các khâu nhuộm, sợi, dệt hoàn tất. Hiện ngành đang chọn lọc để thay thế dẩn 800000 cọc sợi đã sử dụng trên 20 năm, đầu tư bổ sung nâng cấp số cọc còn lại đế nâng cao chất lượng sợi phục vụ cho dệt k i m và vải cao cấp; thay thế 5 0 % trong tổng số 7000 máy dệt cũ bằng máy mới; đầu tư năng lực hoàn tất tương ứng công suất dệt mới, đảm bảo đồng bộ.
1.1.2. Ngành may
Ngành may hiện có hơn 260.000 máy may công nghiệp, nhưng vẫn có khoảng 2 0 % thiết bị đã sử dụng trên l ũ năm cần phải thay thế để đảm bảo hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên so với ngành dệt, ngành may đã có những bước tiến lớn về trang thiết bị công nghệ cả về số lượng và chất lượng. Trong những năm gần đây,
nhiều m á y m ó c thiết bị tiên tiến đã được đưa vào sản xuất thay t h ế cho các thiết bị cũ trong đó máy móc có xuất xứ từ nước tư bản đời 1990-1994 c h i ế m tý lệ cao. N ă m năm gần đây, toàn ngành đã trang bị thêm gần 34.000 m á y may hiện đại về tính năng, công dụng có tốc độ cao 4.000-5.000 vòng/phút, có k i m b ơ m dầu tự động, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, phần lớn là của hãng J U K I (Nhẩt Bản) và F F A T (Đức).
Hiện nay đã có 6 0 % thiết bị ngành may được đổi mới. N h i ề u doanh nghiệp trong ngành đã trang bị những thiết bị chuyên dùng như máy thêu tự động nhiều đầu (12,18, 20 đẩu...), máy cắt, giác sơ đồ bằng máy tính, máy vất 5 chỉ, máy thùa đính, máy may cạp 4 kim, hệ thống ủ i hơi, hệ thống giạt mài vải jean... nhẩp từ các nước công nghệ tiên tiến. Nhờ đầu tư đổi m ớ i thiết bị công nghệ nên sản phẩm của nhiều doanh nghiệp như May Việt Tiến, M a y 10, M a y Thăng Long, May Nhà Bè, May Đứ c Giang,... đã được khách hàng nước ngoài ưa chuộng. N h i ề u sán phẩm như áo jacket, quẩn áo thể thao, quần jean,... đã trở thành mặt hàng quen thuộc tại EU, Nhẩt Bản, Hàn Quốc và đang thâm nhẩp mạnh vào thị trường Mỹ.
Bên cạnh đầu tư đối mới các trang thiết bị may hiện đại, công nghệ may phải chuyến biến tích cực để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn hàng nước ngoài. Tổ chức sản xuất cần gọn nhẹ, đồng bộ từng xưởng từ khâu chuẩn bị đến hoàn tất để có thể sản xuất và giao hàng nhanh.
Công nghệ dệt may của ta nhìn chung đã được đổi mới nhiều nhưng vẫn còn lạc hẩu, chỉ khoảng 4 5 % thiết bị công nghệ đạt mức độ trung bình so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành. Xét trong toàn ngành dệt may hiện đang có sự mất cân đối giữa ngành may và ngành dệt dẫn đến tình trạng các sản phẩm của ngành dệt chưa đáp ứng được đầu vào cho ngành may, đạc biệt là may xuất khẩu. Vì vẩy ngành dệt may Việt nam cẩn phái đầu tư đổi mới thiết bị dệt để tạo ra sự đồng bộ giữa khâu dệt và khâu may. Có như vẩy, sản phẩm của ngành dệt mới có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, đổng thời đáp ứng được yêu cầu của ngành may để tăng thị phần hàng may mặc trong nước và mở rộng thị trường hàng may mặc ớ nước ngoài. Có thể nói đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là vấn đề sống còn đối với các đơn vị dệt may để đưa ngành dệt may Việt Nam phát huy tốt hơn nữa vai trò là một ngành công nghiệp m ũ i nhọn.
1.2. Thực trạng về lao động
V ớ i đặc trưng sử dụng nhiều lao động lại không phải đào tạo công phu, ngành dệt may đã giúp giải quyết đáng kế nhu cầu công ăn việc làm cho xã hội, đặc
biệt là lao động nữ, ổn định đời sống nhân dân, ngăn chặn các hậu quả do nạn thất nghiệp gây ra. Theo đà tăng trưởng của sản xuất, số lao động được sử dựng không ngừng tăng lên, ước tính toàn ngành hiện đang sử dựng trên Ì ,6 triệu lao
động các loại, c h i ế m khoảng 2 7 % lao động công nghiệp toàn quốc. Theo Chiến lược "tăng tốc" phát triển toàn ngành dệt- may đến nám 2005 và 2010, lực
lượng lao động ngành dệt- may sẽ tăng lên tương ứng là 3.000.000 - 4.000.000 người, đó là chưa kể một lực lượng lao động khá lớn thu hút vào
lĩnh vực phát triển cây bông và trổng dâu nuôi tằm (ước tính lao động này hiện khoảng 70.000 người, n ă m 2005 khoảng 180.000 người và năm 2010
khoảng 450.000 người).
Trong lĩnh vực dệt, nhiều công ty hiện nay ngoài khó khăn về m á y m ó c thiết bị còn thiếu hựt một cách nghiêm trọng cán bộ kỹ thuật cả về số lượng và chất
lượng. Do vậy, dù được trang bị máy móc công nghệ hiện đại nhưng cán bộ không có chuyên m ô n sử dựng thì hiệu quả vẫn thấp. Trong lĩnh vực may, đội
ngũ công nhân nhìn chung có tay nghề cao nhưng đội ngũ thiết k ế tạo mẫu vẫn còn hạn chế.
T ó m lại, về trình độ chuyên m ô n của đội ngũ cán bộ, chỉ có một số tổng công ty, công ty lớn có vốn đầu tư nước ngoài là có đội ngũ cán bộ chuyên m ô n khá, còn lại do không đủ điều kiện đào tạo nên cán bộ có trình độ chuyên m ô n cao chưa nhiều. Không ít cán bộ, công nhân ta còn chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế cũ, chưa có tác phong làm việc công nghiệp, lại không có điểu kiện tiếp xúc nhiều với tiến bộ kỹ thuật mối nên chưa theo kịp yêu cầu. Bên cạnh đó, trình độ ngoại ngữ hạn c h ế cũng cản trở lớn đến việc thực hiện các nghiệp vự xuất nhập khấu ... Vì vậy, nâng cao trình độ chuyên m ô n cho đội n g ũ cán bộ của ngành là
việc phải làm ngay.
1.3. Quy mô, năng suất Ì .3.1. Quy mô sản xuất:
Hiện nay, cả nước có hơn 1.031 doanh nghiệp sản xuất dệt may và hàng ngàn H T X và hộ cá thể, trong đó có 231 doanh nghiệp Nhà nước, 351 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các cơ sở dệt may tập trung chủ yếu ở hai khu vực
đổng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, c h i ế m khoảng 50 - 6 0 % sản lượng; vùng đổng bằng sông Hổng và các tỉnh phự cận c h i ế m 30 - 4 0 % sản lượng; vùng duyên hải m i ề n T r u n g chi c h i ế m khoảng 1 0 % sản lượng của toàn ngành dệt may.