Xúc tiến bán hàng

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại trong quá trình hội nhập ở việt nam (Trang 30 - 32)

- Nhóm phương tiện quảng cáo khác

1.1.4.4 Xúc tiến bán hàng

Ngoài các công cụ bán hàng cá nhân, quảng cáo tuyên truyền, HCTL, xúc tiến bán hàng cũng là một công cụ được sử dụng thường xuyên trong chiến lược XTTM. Kỹ

thuật xúc tiến bán hàng rất phong phú: khuyên mại giảm giá, tặng mẫu hàng, phát tem thưởng, tặng quà, trò chơi... Xúc tiến bán hàng là một hình thức bổ sung cho quảng cáo, tuyên truyền, bán hàng các nhân. Trong hầu hết các trường hợp, xúc tiến bán hàng được thực hiện để xiết chặt quan hệ mua bán, thúc đẩy khách hàng tiến hành bước cuối cùng là mua sản phẩm. Xúc tiến bán hàng là một lĩnh vực đa dạng. Hiệp hội các đại lý quảng cáo cểa M ỹ đưa ra định nghĩa: "Xúc tiến bán hàng là bất kỳ hay toàn bộ các hoạt động không kể các phương tiện thông tin đại chúng dẫn đến bán có hiệu quả, có năng suất và có lợi nhuận các sản phẩm hoặc dịch vụ".

Hoạt động xúc tiến bán hàng có thể sử dụng đối với các sản phẩm tiêu dùng hoặc sản phẩm cồng nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm mới được tung ra thị trường. Bên

cạnh đó, hoạt động xúc tiến bán hàng cũng áp dụng đối với sản phẩm có sức cạnh tranh cao, tiêu chuẩn hoa cao, nhất là sử dụng nhiều đối với sản phẩm có giá trị không cao nhưng khối lượng tiêu dùng lại lớn.

xúc tiến bán khác nhau, có thể thể hiện riêng rẽ hoặc kết hợp các hướng xúc tiến đó. Trên thực tế các nhà K D thường sử dụng bốn hướng xúc tiến bán hàng sau.

• Xiíc tiến bán hàng hướng vào đội ngũ nhân viên bán hàng.

Đội ngũ bán hàng là nhân tố quyết định đến kết quả hoạt động tiêu thụ. Các DN có thể đưa ra các biện pháp xúc tiến đội ngũ bán hàng như tổ chức đào tạo nâng cao

nghiệp vụ cắa đội ngũ bán hàng, sự hiểu biết cắa đội ngũ bán hàng về sản phẩm, DN, nâng cao trình độ giao tiếp, kỹ năng nắm bắt tâm lý, khả năng ứng xử cắa đội ngũ bán hàng. Ngoài ra, một công tác vô cùng quan trọng trong đào tạo đội ngũ bán hàng là đào tạo họ về văn minh thương mại như: thái độ, kỹ năng tiếp xúc với khách hàng, các dịch vụ sau bán hàng...

• Xiíc tiến bán hàng vào các trung gian

Các trung gian phân phối có vai trò lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm cắa DN vì những người này là người trực tiếp tiếp xúc với người tiêu dùng cuối cùng, thu nhận thông tin phản hổi cắa họ về hàng hoa và DN. Các biện pháp có thể sử dụng như: tăng tỷ lệ hoa hồng, cung cấp tín dụng, cung cấp hoạt động dịch vụ, đưa ra các ưu đãi đặc biệt khác.

• Xúc tiến vào lực lượng hướng dẫn dư luận tiêu dùng

Trong xã hội có một số người nổi tiếng, có uy tín, có tiếng nói quan trọng đối với công chúng. Những người đó chính là những người hướng dẫn dư luận tiêu dùng đầy tiềm năng, ví dụ như các ngồi sao điện ảnh, ca nhạc, bóng đá, các nhà kinh doanh thành đạt, các chính trị gia xuất sắc... Những người này có thể là những người quảng cáo rất đắc lực cho DN.

• Me tiến vào người tiêu dùng cuối cùng

Mục đích cuối cùng cắa XTTM là tác dộng vào người tiêu dùng để họ mua sản phẩm cắa DN. D N có thể sử dụng các biện pháp gián tiếp để tác động vào họ ví dụ như các biện pháp nêu trên, cũng có thể trực tiếp tác động đến họ bằng nhiều biên pháp như: giảm giá, khuyến mại, quà tặng.

Xúc tiến bán hàng bao gồm nhiều biện pháp đa dạng và có thể được vận dụng sáng tạo. Một số biện pháp phổ biến là:

- Phân phát mẫu hàng

- Tặng phiếu mua hàng (Coupon) - Trả lại một phần tiền

- Bao gói theo giá ưu đãi.

- Tổ chức các giải thưởng liên quan đến sản phửm. - Giảm giá cho những khách hàng mua thường xuyên - Dùng thử nhưng không phải trả tiền.

- Bảo hành sản phửm

- Tặng vật phửm quảng cáo. - Phần thưởng cho khách hàng

Mặc dù được hoan nghênh ở nhiều nước đang phát triển nhưng hoạt động xúc tiến bán hàng nhiều k h i không được sử dụng triệt để do trở ngại luật pháp. Quy định luật pháp ở mỗi nước rất khác nhau. Chẳng hạn, phần lớn các nước Châu  u hạn chế quà tặng. Phần Lan thì cho phép kèm quà tặng nếu như không ghi từ "miễn phf'. Như vậy, để áp dụng thành công những biện pháp trên, các DN cần phải tìm hiểu thật kỹ các quy định pháp lý của các thị trường nước ngoài cần xúc tiến.

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại trong quá trình hội nhập ở việt nam (Trang 30 - 32)