ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ XTT MỞ VIỆT NAM 1 Trước thòi kỳ đổi mới kinh tê (trước năm 1986)

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại trong quá trình hội nhập ở việt nam (Trang 45 - 47)

- Nhóm phương tiện quảng cáo khác

TRONG THỜI GIAN QU A THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỂ ĐẶT RA

2.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ XTT MỞ VIỆT NAM 1 Trước thòi kỳ đổi mới kinh tê (trước năm 1986)

2.1.1 Trước thòi kỳ đổi mới kinh tê (trước năm 1986)

Trước thời kỳ đổi mới kinh tế, kinh tế Việt nam vẫn chủ yếu là nền kinh tế chỉ huy hay còn gọi là nền kinh tế kế hoạch hoa tấp trung. M ọ i quyết định kinh tế đều do

Nhà nước. Nhà nước quyết định sản xuất cái gì, với số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào và định giá cho từng mặt hàng. Nhà nước quyết định sản xuất cho ai, quyết định chính sách phân phối thu nhấp và Nhà nước quan tâm luôn cả phương pháp sản xuất. Trong môi trường kinh tế như vấy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu hoàn toàn mang bản sắc của nền kinh tế kế hoạch hoa tấp trung, có nghĩa là xuất khẩu những gì m à Việt nam có, chứ không phải xuất khẩu những cái m à thị trường thế giới cần. Hoạt động marketing hầu như không có hoặc có rất ít. Các nhà làm công tác kinh doanh xuất khẩu ở Việt nam trong thời kỳ này ít biết đến kiến thức marketing, chưa nói gì đến marketing quốc tế. Như đã đề cấp ở chương Ì, X T T M là "1P" trong "4 Ps" của marketing mix, do vấy, khái niệm X T T M trong thời kỳ này hầu như cũng không được biết đến.

Tuy các hoạt động xuất nhấp khẩu phần nào có sử dụng kiến thức marketing ví dụ như xây dựng các k ế hoạch xuất nhấp khẩu, cải tiến bao bì mẫu m ã hàng hoa, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, quảng cáo và triển lãm hàng hoa... nhưng người ta hoàn toàn không biết đó là các hoạt động marketing và cũng không có khái niệm marketing là gì, nhất là marketing quốc tế. Các hoạt động xuất nhấp khẩu chủ yếu dựa trên cơ sở hiệp định ký kết với các nước xã hội chủ nghĩa. N ă m 1977, Việt nam tham gia Ngân hàng Đầu tư Quốc tế và Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (MBEC) thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế (HĐTTKT). Tháng 7 năm 1978 tại khoa họp lần thứ 32 của H Đ T T K T , Việt nam gia nhấp H Đ T T K T với tư cách là thành viên chính thức.

Sau khi gia nhập H Đ T T K T , Chính phủ Việt nam đã ký Hiệp ước Hữu nghị và Hiệp

ước Hợp tác Kinh tế dài hạn với Liên xô (cũ) vào tháng l i năm 1978 và sau đó tiếp

tục ký các hiệp ước và hiệp định với nhiều nước X H C N khác nữa. Và từ đó các hoạt

động buôn bán với Liên xô và các nước X H C N khác phần lớn dựa trên cơ sở các hiệp ước và hiệp định này.

Do tiến hành buôn bán trên cơ sở các hiệp định và hiệp ước hợp tác kinh tế, các hoạt

động kinh doanh quốc tế được tiến hành ở môi trường hầu như không có cạnh tranh, xuảt nhập khẩu theo hạn ngạch và k i m ngạch được định trước bởi kế hoạch của hai nhà nước-đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hoa tập trung, nên X T T M lúc đó cũng

rảt đơn giản, chủ yếu được thực hiện thông qua việc lập và giám sát thực hiệnkế

hoạch và bằng các biện pháp hành chính và giảy phép. Như vậy chưa đúng nghĩa của X T T M như chúng ta đã nêu ở chương 1.

Trao đổi hàng hoa và dịch vụ giữa các nước khối SEV được thực hiện theo hệ thống nghị định thư (protocol) nên cũng ổn định và có kế hoạch. Trên cơ sở những ý kiến trao đổi lẫn nhau của cảp lãnh đạo cao nhảt (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Chủ tịch

nước hoặc Thủ tướng) về khả năng và nhu cầu của mỗi nước, các chủ nhiệm uy ban

kế hoạch nhà nước của các nước khối SEV ký kết các hiệp định phối hợp với các k ế

hoạch hoạt động trong thời hạn 5 năm (phù hợp với kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế và xã hội của mỗi nước). Sau đó các Bộ trưởng Bộ Ngoại thương ký với nhau các hiệp định thương mại. Hiệp định thương mại được cụ thể hoa bằng các kế hoạch giao hàng và thanh toán giữa các nước tham gia. Hàng năm, các nước tiến hành ký nghị định thư về giao hàng và trả tiền.

Như vậy, quan hệ ngoại thương giữa các nước khối SEV được dựa trên hệ thống các hiệp định thương mại phối hợp kế hoạch nên ổn định về các mặt:

* Giá cả: Giá trong quan hệ buôn bán giữa các nước khối SEV được tính theo hệ thống giá trượt gối đầu nhau, nên ổn định trong thời gian nhảt định thường là

một năm.

* Thanh toán: Thanh toán bằng đồng Rúp chuyển nhượng thông qua Ngân hàng Quốc tế về Hợp tác Quốc tế. Hệ thống thanh toán đa biên này đã tồn tại suốt

những năm khối SEV tổn tại và hoạt động.

* Kim ngạch mặt hàng: Nghị định thư quy định trước các bên giao cho nhau

những mặt hàng gì với giá trị bao nhiêu. Những chỉ tiêu này dựa vào chỉ tiêukế hoạch nhà nước về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Trong môi trường kinh doanh không chịu sức ép cạnh tranh như vậy, viảc tìm hiểu, nghiên cứu môi trường marketing quốc tế, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, ước muốn người tiêu dùng hầu như không có đối với các doanh nghiảp. Hoạt động kinh doanh m à không biết đến thị trường cần gì, người tiêu dùng sẽ mua gì và có sinh lời hay không... có nghĩa là hoạt động kinh doanh không dựa trên nguyên tắc "định hướng thị trường"(market driven), không hướng về người tiêu dùng.

Hơn nữa, kinh doanh XK trong bối cảnh dựa trên hả thống các hiảp định như vậy chủ yếu là bán cái gì m à Viảt nam có sẵn và có khả năng sản xuất cho những thị trường đã định sẵn. Không cần thiết phải có những chiến lược định giá đúng nhằm thâm nhập thị trường vì giá đã được định trước giữa hai nhà nước. Không cần thiết phải quan tàm đến tỷ giá hối đoái trong XK, vì tỷ giá hối đoái thông thường là cố định trong suốt một thời gian dài. Không cần thiết phải có những hoạt động xúc tiến và hỗ trợ X K vì số lượng hàng X K đã được định sẵn, thị trường đã định sẵn theo kế hoạch... và do vậy cũng không cần thiết phải có các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo cho hàng hoa của DN và cũng không cần thiết phải xây dựng hình ảnh đẹp cho DN. Trong môi trường kinh doanh như vậy đã tạo cho các D N tính ỷ lại, không sáng tạo, không chịu nghiên cứu thị trường XK, không chịu tìm hiểu nhu cầu và ước muốn người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài. Kết quả là hàng X K của Viảt nam trong thời kỳ này chất lượng rất kém, mẫu mã, kiểu dáng không hấp dẫn, ít được cải tiến và thiếu sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu của những khó khăn m à Viảt nam đã phải trải qua khi mất đi những thị trường truyền thống vào đầu những năm 90, thời kỳ các nước X H C N Đông  u bị sụp đổ.

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại trong quá trình hội nhập ở việt nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)