- Nhóm phương tiện quảng cáo khác
XUẤT KHẨUở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP
3.1 KINH NGHIỆM XTTM CỦA MỘT số NƯỚC ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIÓI MỘT BÀI HậC QUÝ BÁU CHO VIỆT NAM
Như đã được đề cập ở chương 2, hoạt động XTTM của Việt nam mới còn đang trong
thời kỳ trứng nước và thực sự mới chỉ khởi sắc một vài năm gần đây. Trong khi đó,
hầu hết các nước trên thế giới đã có một tả chức hay một hệ thống X T T M lâu đời, có tả chức chặt chẽ và có hoạt động hiệu quả ở cả trong nước lẫn ngoài nước, làm
động lực chính thúc đẩy X K (KOTRA của Hàn Quốc được thành lập năm 1962;
IETRO, Nhật Bản, năm 1958; DÉP, Thái Lan, năm 1952; CCPIT, Trung Quốc, năm
1952) [8]. Để hoạt động X T T M thực sự có hiệu quả, đóng vai trò làm trợ thủ đắc lực
cho các hoạt động K D X K của các DN, Việt nam không thể không học tập kinh nghiệm xúc tiến của những nước cónền thương mại phát triển trên thế giới. Sau đây
là kinh nghiệm X T T M của một số nước điển hình, có hệ thống X T T M có tầm cỡ và
hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chủ yếu trong lĩnh vực hỗ trợ và phát triển xuất khẩu.
3.1.1 Kinh nghiệm XTTM của Nhật bản
Từ những năm 1950 khi nhà nước Nhật Bản không còn độc quyền ngoại thương nữa
nền kinh tế Nhật sau chiến tranh trải qua thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng, ngoại tệ thiếu thốn, người Nhật bắt tay vào khôi phục sản xuất ngay từ đầu. Công việc đầu tiên họ nghĩ đến là X K và XTXK. Hàng loạt các luật ra đời nhằm xây dựng hệ thống pháp lý cho các hoạt động XTTM. Luật kiểm soát ngoại thương (1949), luật bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (1950), luật thuế đặc biệt 1953, luật mẫu m ã hàng xuất khẩu (1958) v.v... Sau đó là hàng loạt các tả chức X T X K được thành lập như: Ngân
hàng X K Nhật Bản (1950), Viện Nghiên cứu Ngoại thương (1951), Hội trợ triển lãm
quốc tế (1952) và năm 1958 tả chức X T T M Nhật bản JETRO (Japan External Trade Organization) ra đời từ sự sát nhập một số cơ quan xúc tiến và nằm trong Bộ Công
nghiệp và Thương mại Nhật Bản (MITI). Cùng với sự phát triển của hệ thống các cơ quan xúc tiến, cơ chế quản lý về X T T M từng bước được hình thành. Các chức năng
quản lý hội chợ, nghiên cứu. hướng dẫn thị trường rải rác nụm trong các bộ phận của Min trước năm 1952. Đế n năm 1953, Min cho tổ chức lại thành một bộ phận gọi là tổ họp tác kinh tế (Economic Co-operation Section) trực thuộc Cục Thương mại Min (Trade Bureau). Bộ phận này tương đương với cấp phòng của Bộ Thương mại theo cơ cấu của Việt nam. N ă m 1958, phòng này được tổ chức và xây dựng lại ở mức tương đương với cấp vụ và năm 1962 được chính thức gọi là vụ XTXK. N ă m
1964, vụ nàv trờ thành cục X T T M và ngày nay là một bộ phận nụm trong Min với chức năng XTTM. Dưới cục X T T M là các cơ quan X T T M trực thuộc JETRO và MIPRO (xúc tiến nhập khẩu) được phát triển và mở rộng về quy mổ, đồng bộ và tự chủ tối đa. Ngoài các tổ chức chính phủ, còn có các tổ chức phi chính phủ đựơc luật pháp Nhật bản cho phép thành lập.
Nhóm thứ nhất gồm 5 liên minh các DN và các tổ chức kinh tế Nhật bản. Đây là các
tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động trên cơ sở lệ phí hội viên và có định hướng chính trị với quy m ô lớn, bao gồm cả viện nghiên cứu các quỹ hợp tác phát triển vói chức
năng vận động hành lang cho chính phủ và đấu tranh gây ảnh hưởng với chính phủ trong việc định hướng chính sách nhụm bảo vệ quyền lợi cho các DN.
Nhóm thứ 2 là phòng thương mại và công nghiệp và các hiệp hội ngành hàng hoạt
động trên cơ sở phí hội viên và dịch vụ đại diện quyền lợi cho các DN.
Ngoài ra, chính phủ Nhật bản còn thành lập nhiều cơ quan hợp tác quốc tế có liên quan đến X T T M như JICA, JAIPO, OCSIDI v.v... trực thuộc Bộ Ngoại giao và các bộ khác.
Tóm lại, ở Nhật bản tồn tại hai hệ thống các cơ quan xúc tiến, một thuộc chính phủ và một hệ thống phi chính phủ. Sự khác biệt chủyếu của hai hệ thống này là cơ cấu
nguồn kinh phí hoạt động. Các cơ quan chính phủ dựa chủ yếu vào nguồn kinh phí từ ngân sách, còn các cơ quan phi chính phủ là tổ chức tự nguyện, nguồn kinh phí chủ yếu từ phí hội viên và các dịch vụ. Chức năng của cả hai hệ thông xúc tiến này là giúp đỡ các D N đẩy mạnh công tác XNK. Tuy tồn tại rất nhiều loại hình X T T M
chính phủ. Hệ thống X T T M chính phủ có chức năng xây dựng quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước và thúc đẩy thương mại phát triển. Chức năng và chiến lược X T T M của chính phủ gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế thương mại nói chung. Về hoạt động X T X K thì JETRO (trực thuộc Min) là cơ quan hoàn thiện nhất chuyên về hoạt động XTXK, (còn MIPRO chuyên xúc tiến nhập khẩu) trên cơ sở sát nhập viện nghiên cứu ngoại thương, cơ quan triển lãm, sau đó thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Tới nay JETRO đã có thêm các bộ phận nghiệp vờ như phòng giao dịch, phòng phát triển thương mại, phòng phát hành, phòng giao lưu quốc tế, phòng thiết bị và công nghệ, phòng phát triển nông nghiệp, thư viện, ngân hàng dữ liệu, các trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, các phòng trưng bày, bộ phận điều phối văn phòng nước ngoài, các văn phòng ở địa phương.
JETRO có biên chế 1500 người với 35 văn phòng ở trong nước và 80 văn phòng ở nước ngoài. Tổng ngân sách hoạt động là 47,6 tỷ Yên/năm (» 392,6 triệu USD),
trong đó nhà nước cấp 32,7 tỷ Yên («269,7 triệu USD), tự tạo nguồn 14,9 tỷ Yên («122,9 triệu USD) [8]. Chức năng chủ yếu của JETRO được hình thành như sau: - Trung tâm thông tin nghiên cứu tiềm năng xuất khẩu của Nhật bản và khuếch
trương tiềm năng đó, cung cấp những thông tin nghiên cứu từ thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp.
- Phòng quản lý các văn phòng đại diện ở nước ngoài chịu trách nhiệm hoạch định vịêc mở các văn phòng ở nước ngoài, chỉ đạo hoạt động nghiệp vờ của các văn
phòng và quản lý an ninh đối với các nhân viên Nhật bản ở nước ngoài.
Các văn phòng ở nước ngoài hoạt động dưới sự chỉ đạo của phòng quản lý trong nước thực hiện 3 nhiệm vờ chính:
+ Thông tin nghiên cứu thị trường nước sở tại.
+ Khuếch trương tiềm năng xuất khẩu của Nhật bản và thông tin nghiên cứu thị trường trong nước sở tại.
- Phòng hội trợ triển lãm chuyên tổ chức hội trợ và triển lãm tại Nhật bản và tham gia hội trợ triển lãm ở nước ngoài.
- Phòng phát triển thương mại không phải làm chức năng đưa đón các đoàn, mà là
xây dựng và thực hiện các dự án phát triển như đào tạo nhân lực, trao đổi chuyên gia, phát triển mặt hàng xuất khẩu...
- Các phòng còn lại được thành lập phụ thuộc vào nhu cửu thực tế và ngân sách
cho phép. Các phòng nghiệp vụ lập k ế hoạch công tác hàng năm và điều phối hoạt động của các phòng trong JETRO, tổ chức thu thập và xử lý thông tin kỹ thuật, xây dựng các chương trình XTTM.
Mục tiêu hoạt động chủ yếu của các phòng thuộc JETRO là xác định nhu cửu của
người tiêu dùng, thu thập ý kiến của người tiêu dùng bằng hình thức phát phiếu điều tra (trả phí bưu điện trước) thăm dò ý kiến về hàng hoa, giám sát phản ứng và hành
động tiếp theo của người tiêu dùng để có những cải tiến kịp thời nhằm thoa mãn nhu cửu của nguôi tiêu dùng.
Những năm qua JETRO đã tham gia thực hiện một chương trình tổng hợp về hợp tác
kỹ thuật trong lĩnh vực X T X K với một số nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á. Chương trình này bao gồm những hoạt động khác nhau như hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc quản lý, xuất khẩu, ứng dụng công nghệ thích hợp, cung cấp thông tin thương mại, cải tiến sản phẩm, các biện pháp X T X K cụ thể có liên quan đến các triển lãm thương mại ở Nhật bản, cải tiến các kỹ thuật quảng cáo,
hướng dẫn kiểm tra chất lượng, và tổ chức các đoàn xúc tiến bán hàng và đửu tư ở Nhật. Những hoạt động này đã rất thành công.
Đối với Việt nam, JETRO đã mở 2 văn phòng đại diện tại Hà nội (tháng 10/1993) và
tại Thành phố H ổ Chí Minh (tháng 10/2000). Hiện nay JETRO đã và đang phối hợp với các cơ quan chính phủ Việt nam và khối D N tiến hành nhiều hoạt động nhằm xúc tiến giao lưu thương mại và đửu tư giữa hai nước. Các hoạt động chủ yếu của JETRO bao gồm X T X K hàng Việt nam sang Nhật bản, hỗ trợ đửu tư trực tiếp của Nhật bản vào Việt nam và hỗ trợ nền k i n h tế thị trường của Việt nam. Các hình thức hoạt động chủ yếu của JETRO là:
- Cung cấp thông tinvề khách hàng Nhật bản và giới thiệu hàng Việt nam cho khách hàng Nhật thông qua mạng TTPP trên trang Web của JETRO.
- Trao đổi nhân sự. Phái cử các chuyên gia chuyên ngành sang Việt nam trực tiếp
tư vấn, đào tạo tại chỗ. Việt nam cử các cán bộ quản lý, kỹ thuật sang thăm quan và học táp tại Nhật bản.
- Tổ chức và tham gia các hội thảo chuyên đề tại Việt nam, cung cấp thông tin thị
trưẩng và xu hướng tiêu dùng tại Nhật bản đối với các mặt hàng xuất khẩu Việt nam. - Tổ chức hội chợ triển lãm xúc tiến xuất khẩu tại Việt nam.
- Mòi đại diện của các D N Việt nam tham gia Chương trình Nghiên cứu Xuất khẩu sang Nhật bản - EJSP (Export to Japan Study Program). Giúp đào tạo kỹ
năng X T T M cho cán bộ làm công tác X T T M của Việt nam.
- Giúp và hỗ trợ các nhà làm công tác xuất khẩu của Việt nam tham gia các triển lãm tại Nhật bản.
3.1.2 Kinh nghiệm XTTM của Hàn Quốc
Tổ chức XTTM của Hàn quốc với tên gọi tắt là KOTRA (Korea Trade Investment Promotion Agency) là một tổ chức 1 0 0 % vốn tài trợ của chính phủ. Cơ cấu tổ chức
bao gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch kiêm giám đốc điều hành, một phó kiêm giám đốc điều hành phụ trách k ế hoạch và quản lý, một phó kiêm giám đốc điều hành phụ trách thông tin thương mại, một phó kiêm giám đốc điều hành X T T M , một phó kiêm giám đốc điều hành phụ trách phát triển nguồn nhân lực, một trung tâm
thương mại, văn phòng và trung tâm triển lãm trong nước, các trung tâm thương mại
nước ngoài. Ngoài ra còn có các phòng, các ban phụ trách từng lĩnh vực như ban phân tích và thu thập thông tin, Ban Hội trợ Triển lãm, Ban Quan hệ Công cộng v.v.
Hiện nay KOTRA có biên chế 847 ngưẩi làm việc tại llvăn phòng trong nước và 107
văn phòng ngoài nước (79 nước). Tổng ngân sách hoạt động là 118.502 triệu Won (« 98,7 triệu USD) trong đó nhà nước cấp 104.174 triệu Won («86,77 triệu USD), tự tạo nguồn 14.328 triệu Wpn («11,93 triệu USD) [8]. Hoạt động của KOTRA hướng vào X T X K và xúc tiến đầu tư (đầu tư vào Hàn Quốc và đầu tư từ Hàn Quốc ra nước ngoài). KOTRA có một số hoạt động chính sau:
- Xây dựng các văn phòng đại diện tại nước ngoài; thành lập mạng lưới các nhà máy Hàn Quốc và trung tâm mậu dịch Hàn Quốc.
- Hỗ trợ và giúp đỡ chiến lược toàn cầu hoa tự nguyện của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trợ giúp các công ty Hàn quốc thông qua văn phòng đại diện thương mại ở thị trường nước ngoài.
- Tiến hành các hẩat động marketing xuất khẩu ở thị trường ngoài nước. - Tổ chức các đoàn ra, đoàn vào Hàn Quốc.
• Tham gia hợp tác với các tổ chức X T T M khác và tiến hành phân tích xu thế hội nhập của thương mại quốc tế.
- Tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
- Tổ chức các dịch vụ nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin v.v... theo nhu cầu của các công ty.
- Cán bộ thương vụ nước ngoài đi kèm với các công ty xuất khẩu Hàn quốc trong các cuộc viếng thăm, tư vấn chuyên môn về thị trường địa phương và các trợ giúp khác.
- Cán bộ thương vụ ở nước ngoài tiếp tục triển khai công việc và các đầu mối sau
chuyến viếng thăm của các D N Hàn quốc.
- Phiên dịch và hướng dẫn giúp các đoàn thương mại Hàn quốc ở các nước sở tại. - Thông báo các cơ hội thương mại ở nước ngoài cho các nhà cung cấp trong
nước.
- Cho thuê lại vãn phòng và các phương tiện làm việc ở nước ngoài.
- Thư viện tra cứu hoặc trung tâm truyền thông cung cấp tài liệu về thủ tục XNK. - Cung cấp chương trình đào tạo ngắn hạn cho các nhà xuất khẩu.
- Tài trợ cho các D N địa phương tham gia dự hội chợ thương mại trong nước. - Xuất bản phẩm cho công tác đào tạo X K và các thông tin thống kê thương mại.
Xuất phát điểm của cả hai tổ chức nêu trên JETRO và KOTRA là XTXK và mục tiêu chính của cả hai tổ chức này cũng là X T X K .
3.1.3 K i n h nghiệm xúc tiên xuất khẩu của M ỹ
Tổ chức XTTM của Mỹ với tên gọi là ITA (International Trade Administration) ỉà cơ quan trực thuộc Bộ Thương mại Hoa kỳ, dưới quyền điều hành của Bộ trưởng Ngoại thương Hoa kỳ. ITA có biên chế 1257 người. 350 người làm việc tại M ỹ tại
104 văn phòng, 269 nhân viên M ợ và 638 nhân viên địa phương làm việc tại 141 văn phòng ở các nước sở tại. Tổng ngân sách 317 triệu USD/năm (nhà nước cấp 285 triệu USD/năm, tự tạo nguồn 32 triệu USD/năm) [8]. Các hoạt động X T X K được tổ chức bởi bộ phận quản lý thương mại quốc tế của phòng thương mại với chức năng chủ yếu là trợ giúp các D N Mỹ củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu vơi 3 mục tiêu cơ bản sau:
- Tăng XK của Mỹ thông qua việc thực hiện Chiến lược XK quốc gia nhằm mở rộng hoạt động thương mại với ý nghĩa là hoạt động ưu tiên cơ bản của quốc gia, thúc đẩy sự quan tâm của các D N M ỹ tới buôn bán quốc tế, tăng số lượng cồng ty tham gia xuất khẩu đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ.
- Thông qua việc đảm bảo thực thi các hiệp định thương mại, gỡ bỏ các hàng rào thương mại và đầu tư nhằm trợ giúp các D N M ỹ có được tương quan cần thiết ở
các thị trường nước ngoài.
- Đảm bảo cho các DN Mỹ có thể cạnh tranh được với các hàng hoa được nhập khẩu một cách ưu đãi bằng việc thực hiện có hiệu quả các đạo luật về thương mại
của Hoa kỳ, thực hiện tức thì và cương quyết các biện pháp chống lại các hoạt động thương mại không lành mạnh.
Bộ phận quản lý thương mại quốc tế chia thành 4 ban chính, phụ trách những mảng hoạt động sau:
- Mảng quản lý hoạt động thương mại thi hành các chính sách xuất nhập khẩu.
- Mảng phát triển hoạt động thương mại có chức năng phân tích vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế của các xí nghiệp Mỹ, đề ra chính sách thương mại hỗ trợ
và hướng dẫn các hoạt động XTTM.
phương và tiếp tục phàn tích các điều kiện thị trường nước ngoài.
- Mảng hoạt động gắn liền với việc thực hiện các chương trình XTXK cả ở thị trường M ỹ và thị trường nước ngoài. Số nhân viên được tuyển dụng ở M ỹ và ở
nước ngoài là nhầm phục vụ cho các hoạt động XTXK. Hàng loạt các dịch vụ được cung củp trong lĩnh vực: thông tin thương mại; nghiên cứu thị trường tổng thể. nghiên cứu thị trường sâu theo ngành hàng, nghiên cứu thị trường cụ thể theo nhu cầu của các công ty; xúc tiến và phát triển thị trường, sản phẩm; hỗ trợ chuyên môn cho các nhà xuủt khẩu; trợ giúp các công ty Mỹ thông qua các văn