ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG xúc TIẾN THƯƠNG MẠI ỳ V I Ệ T N A M H I Ệ N N A Y

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại trong quá trình hội nhập ở việt nam (Trang 51 - 54)

- Nhóm phương tiện quảng cáo khác

TRONG THỜI GIAN QU A THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỂ ĐẶT RA

2.2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG xúc TIẾN THƯƠNG MẠI ỳ V I Ệ T N A M H I Ệ N N A Y

Như đã đề cập ở trên, trước thời kỳ đổi mới kinh tế, do đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hoa tập trung, các hoạt động xúc tiến và hỗ trợ xuất khẩu hầu như không có

chỉ một vài cuộc hội trợ triển lãm ở nước ngoài hoặc một vài đoàn đi thăm quan ở nước ngoài theo lời mời để tìm hiểu thị trường... Nhà nước cũng có một vài biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu song các hoạt động diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, không thường xuyên và nhà nước nắm độc quyền ngoại thương. Từ sau khi Việt nam thực hiện chính sách "đổi mới" chuyển đổi nền kinh tế từ chỉ huy, tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển. Hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam có những hướng phát triển đột biến. Quan hệ ngoại thương của Việt nam từ chỗ chủ yếu buôn bán với Liên X ô (cũ) và các nước Đông  u trên cơ sở hiệp định, nay đã mở rộng ra trên 130 nước và khu vực trên thế giới. Hoạt động ngoại thương của Việt nam phát triển cả bể rộng lẫn bề sâu. Nhà nước đã xoa bỏ chế độ độc quyền ngoại thương và cho phép trên diện rộng các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu trực tiếp. Xuất khẩu được coi là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, là một trong ba chương trình phát triển kinh tế m à đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V I để ra. Xuất khẩu là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế của đất nước và là nguồn tích lũy vốn chủ yếu cho quá trình công nghiệp hoa. Do xác định được tầm quan trọng của xuất khẩu, do vấp phải sức cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới và khu vực khi Việt nam thực hiện chính sách mở của, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu tham gia vào "sân chơi chung" của thế giới, Việt nam bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của công tác XTTM. Tuy vậy hoạt động X T T M mới thực sự bắt đầu từ năm 1992 và mới khởi sắc trong một vài năm gần đây, song chủ yếu chỉ tập trung vào công tác quảng cáo, triển lãm, hội chợ và tư vấn.

đến X T T M người ta thường hiểu ỉa các hoạt động nhằm xúc tiến và hỗ trợ cho xuất khẩu. Các hoạt động chính của Cục Xúc tiến Thương mại hiện nay (VIETRADE) cũng chủ yếu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy làm công tác XTTM

Hoạt đông XTTM được tiến hành bối các DN và các tổ chức hỗ trợ thương mại bao gồm các tổ chức của chính phủ, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức kinh

doanh dịch vụ XTTM.

2.2.1.1 Các tổ chức của chính phủ

Hoạt động XTTM ố Việt nam hiện nay được các bộ/ngành và các cơ quan khác nhau của chính phủ thực hiện trong đó Bộ Thương mại đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động xúc tiến và mố rộng thị trường xuất khẩu.

• Bộ Thương mại là cơ quan đầu mối về nghiên cứu và hoạch định chính sách, soạn thảo luật pháp thương mại nói chung và X T T M nói riêng. Bộ cũng là đầu

mối đàm phán và ký kết các hiệp định và thoa thuận thương mại song phương, đa phương với các nước. Ngoài ra, Bộ còn trực tiếp tiến hành một số hoạt động X T T M như: hoạt động thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, giới thiệu bạn hàng, đào tạo và tư vấn thương mại, giúp đỡ các D N tham gia hội trợ triển lãm ố nước ngoài, tổ chức các đoàn D N đi khảo sát thị trường nước ngoài, đón

tiếp các đoàn thương nhân nước ngoài vào Việt nam, tổ chức các hội nghị, hội thảo v.v...

Bộ máy chuyên môn của Bộ để thực hiện những việc trên bao gồm 41 Cơ quan Đại diện Thương mại của Việt nam ố nước ngoài, Cục XTTM, 3 Vụ Chính sách Thị

trường ngoài nước, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên, Vụ Quản lý XNK, Vụ K ế hoạch-Thống kê. Ngoài các vụ, Bộ Thương mại còn có các cơ quan trực thuộc:

- Công ty Hội chợ Quảng cáo là doanh nghiệp nhà nước thực hiện chức năng tổ chức hội chợ quảng cáo, hoạt động định hướng kinh doanh.

- Trung tâm Thông tin Thương mại Việt nam chịu trách nhiệm về mặt thông tin kinh tế thương mại trong đó có thông tin về thị trường nước ngoài.

- Viện Nghiên cứu Thương mại, tiền thân là Viện Nghiên cứu Ngoại thương trong quá trình cải cách hành chính đã xát nhập với một số các viện khác làm một. Do đó chức năng chính của nó hiện nay là nghiên cứu và XTTM.

- Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Kinh tế Thương mại chức năng của nó là XTTM với phạm vi hoạt động rất rộng. Trung tâm hoạt động độc lập trong công tác

chuyên môn, tài chính và phụ thuộc về tổ chức với Viện Nghiên cứu Thương mại. Trung tâm định hướng dịch vụ để tồn tại. Một số hoạt động như nghiên cứu và đào tạo do nước ngoài tài trợ, giống như JETRO của Nhật Bản, được coi như hoạt động XTTM. Ngoài ra còn một số cơ quan khác có thể được coi như một bộ phận của X T T M như trưầng Quản lý Cán bộ, Cục Quản lý Đ o lưầng và Chất lượng ...

Quyết định số 95/CP về việc thành lập và tổ chức bộ máy của Bộ Thương Mại, chức năng xúc tiến xuất khẩu và quản lý xúc tiến xuất khẩu do Bộ Thương Mại chịu trách

nhiệm thực hiện. Điều đó thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với công tác xúc tiến xuất khẩu.

• Cục Xúc tiến Thương mại thuộc Bộ Thương mại được thành lập tháng 7 năm 2000 với chức năng làm đầu mối phối hợp và tổ chức các hoạt động X T T M trên phạm vi cả nước và ở nước ngoài. Chức năng X T T M chủ yếu của Cục là trong lĩnh vực nghiên cứu, dự báo và định hướng về thị trưầng trong nước và ngoài nước; thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thương mại; hỗ trợ D N trong công tác X T T M và tiến hành trực tiếp một số hoạt động X T T M khác ở tầm quốc gia.

• Tổng Cục Du lịch thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch bao gồm các hoạt động tạo môi trưầng, đàm phán các hoạt động du lịch đa, song phương với nước ngoài, và trực tiếp thực hiện một số hoạt động thông tin du lịch và quảng bá du lịch ở trong và ngoài nước.

• Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu lao động.

• Các Bộ sản xuất chuyên ngành khác cũng thực hiện một số hoạt động XTTM như cung cấp thông tin về thị trưầng, định hướng sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ nghiên

cứu phát triển sản phẩm, hỗ trợ quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm v.v...

• Tai các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã có 32 trung tâm XTTM địa phương trực thuộc các sở thương mại hay UBND tỉnh/thành phố với chức năng trợ giúp các D N địa phương phát triển xuất khẩu. Đáng chú ý là Trung tâm X T T M và Đầu tư cệa Thành phố Hà nội, TP Hồ Chí Minh và Đà nang.

• Hoạt động ngoại giao cệa các cơ quan Đảng và Nhà nước ở trung ương và địa phương, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, cũng như cệa các tổ chức phi chính phệ đã và đang góp phần tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại trong quá trình hội nhập ở việt nam (Trang 51 - 54)