2 Hội chợ triển lãm (HCTL)

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại trong quá trình hội nhập ở việt nam (Trang 64 - 71)

- Nhóm phương tiện quảng cáo khác

2. 2 Hội chợ triển lãm (HCTL)

Hội chợ triển lãm là một trong những biện pháp XTXK hữu hiệu nhất mà Việt nam đang áp dụng hiện nay. Đây là dịp để các doanh nghiệp giời thiệu quảng cáo sản

phẩm của mình, giới thiệu tính năng sản phẩm, hướng dẫn sử dụng hàng hoa và từ đó khơi dậy nhu cầu của người tiêu dùng. HCTL cũng là dịp để các D N có cơ hội móc nối, tìm đối tác làm ăn, tìm hiểu phát hiện nhu cầu tiêu dùng của khách hàng từ đó có thể thoa mãn nhu cầu thị trường một cách tốt nhắt. Nhiều hợp đổng xuắt khẩu lớn được ký kết, nhiều mối quan hệ làm ăn lớn bắt đầu từ HCTL.

Do tính quy mô lớn, chi phí cao và phạm vi rộng, số đơn vị đứng ra tổ chức hội chợ triển lãm không nhiều bằng các đơn vị làm công tác quảng cáo. Ớ Việt nam hiện

nay có 2 trung tâm hội chợ triển lãm lớn đó là Hà nội và thành phố Hổ Chí Minh. Ngoài ra còn có ở một số thành phố khác như: Đà Nang, Cần Thơ, Hải Phòng... Những đơn vị lớn chuyên doanh hội chợ triển lãm bao gồm:

ỉ. Công ty Quảng cáo và Hội chợ Thương mại -VINEXAD. 2. Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt nam -VEFAC.

• 3. Công ty Hội chợ và Quảng cáo Thành phố Hồ Chí Minh-TRAFAC Sài Gòn. 4. Trung tâm Hội chợTriển lãm Quốc tế Cần Thơ - EFC.

5. Trung tâm Văn hoa Thông tin Quảng Nam-Đà Nang.

6. Công ty Quảng cáo Triển lãm AE của Bộ Văn hoa Thông tin.

7. Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ và Hội chợTriể lãm Quốc tế-VỈTEX. 8. Trung tâm Phát triển Ngoại thương và Đầu tư - FTDC.

Ngoài ra còn có nhiều đơn vị khác cũng tổ chức HCTL hoặc kiêm công tác HCTL. Gần đây các uy ban nhân dân tỉnh thành trong cả nước cũng là những đơn vị phối

hợp tổ chức các HCTL ở địa phương. Song đóng góp nhiều nhắt cho HCTL và xúc tiến xuắt khẩu phải kể đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Viêt nam-VCCI và VINEXAD. Hai đơn vị này chủ yếu tổ chức các cuộc HCTL ở nước ngoài phục vụ cho công tác xúc tiến xuắt khẩu.

Nếu như các hoạt động quảng cáo có chiều hướng suy giảm thì các hoạt động hội chợ triển lãm lại đang có chiều hướng gia tăng về số lượng và phạm vi hoạt động cả trong nước lẫn ngoài nước. Phạm vi hoạt động mở rộng ra các lĩnh vực như: hàng tiêu dùng, sản xuắt nguyên nhiên vật liệu, trang thiết bị, khoa học công nghệ, công

nghệ thông tin, vui chơi giải trí, y tế, giáo dục, xây dựng cơ bản và cơ sở hạ tầng.

Số cuộc HCTL tăng dần qua các năm. Theo số liệu của VINEXAD và của Bộ Văn hoa Thông tin về những cuộc HCTL lớn hàng năm có:

- Năm 1990 : có 3 cuộc.

- N ă m 1991 : có 10 cuộc.

- N ă m 1992 : có 15 cuộc ở trong nước và 4 cuộc ở nước ngoài. - N ă m 1993: có 45 cuộc ỏ trong nước và 4 cuộc ở nước ngoài. - N ă m 1994: có 50 cuộc ở trong nước và 6 cuộc ở nước ngoài. - N ă m 1995: có 75 cuộc ở trong nước và 14 cuộc ở nước ngoài.

- N ă m 1996: có 80 cuộc trong nước và 21 cuộc ở nước ngoài, tại 13 nước. - N ă m 1997: có 87 cuộc trong nước và 36 cuộc ở nước ngoài tại 28 nước. - N ă m 1998: có 134 cuộc trong nước và 58 cuộc ở nước ngoài.

- N ă m 1999: có 180 cuộc trong nước và 69 cuộc ở nước ngoài. - N ă m 2000: có 217 cuộc ở trong nước và 98 cuộc ở nước ngoài. - N ă m 2001: có 280 cuộc ở trong nước và 117 cuộc ở nước ngoài.

Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượt HCTL trong nước và ngoài nước đều tăng, nhất là từ năm 1995 trở lại đây. Điều này chểng tỏ rằng công tác X T T M phục vụ cho xuất

khẩu của Việt nam những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Sự gia tăng của các cuộc HCTL trong nước này phải kể đến sự đóng góp và hỗ trợ đáng kể của gần 100 tổ chểc, hiệp hội và công ty của các nước trên Thế giới như

JETRO của Nhật Bản, ADSALE Hông Kong, ABR Singapore, KOTRA của Triều Tiên, G L O B A L BƯSINESS Ltd., USA, ASIA-HOUSE và các tổ chểc xúc tiến thương mại của Pháp, Đểc, Trung Quốc... Sự thành công của hội chợ thương mại quốc tế tổ chểc vào tháng 4 hàng năm tại Hà N ộ i với sự tham gia của hàng trăm công ty và tổ chểc nước ngoài là minh chểng cho sự có mặt ngày càng tăng của các doanh nghiệp quốc tế tại Việt nam. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt nam tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt nam. Nhiều H C T L với quy m ô lớn đã trở thành cơ hội tốt cho hoạt động X T T M của các doanh nghiệp Việt nam. Điển hình là các hội chợ sau:

- Hội chợ thương mại quốc tế EXPO tổ chức định kỳ vào tháng 4 hàng năm. - Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp vào tháng l o hàng năm.

- Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.

- Hội chợ hàng tiêu dùng được nhiều nguôi ưa thích. - Hội chợ D N X K Việt Nam.

Các hội chợ trên đã thu hút được sự chú ý và tham gia của rất nhiều các bạn hàng quốc tế. Đây thực sự là cơ hội để hàng Việt Nam tìm cho mình một chỗ đứng trên

thị trường thế giới. Đây cũng là cơ hội để các D N X K định vị lại thị trường, phát triển các thị trường tiềm năng và củng cố các thị trường truyền thống.

HCTL quốc tế ậ Việt nam còn là nơi hội tụ của hầu hết các tập đoàn lớn trên thế

giới như: OTISS, G.E, MOTOROLA, CRATF, MITSƯBISI, TOYOTA,

NATIONAL, DAEWOO... Ví dụ, Hội chợ EXPO 2001 đã thu hút được 228.000

lượt khách tham gia. 7872 lượt khách nước ngoài đến cơ sậ của các D N Việt nam tham quan, đàm phán. 167 hợp đồng, 2377 biên bản ghi nhớ đã được ký kết tại hội chợ. Nhiều công ty đã mời các đối tác nước ngoài đến tham dự hội chợ. Bốn đoàn

khách của Trung Quốc, Nhật Bản, Hongkong, Ấ n Độ và 5000 tổ chức nước ngoài

làm việc tại thành phố Hổ Chí Minh đã đến hội chợ EXPO 2001 [3]. Đoàn Hội đồng

đối tác thương mại (Osaka, Seoul, Melbuorne, Thượng Hải, Numbai, Jakarta, Singapore, Bangkok, Manila, Kuala Lumpur) thông qua hội chợ này đã lựa chọn 40 D N để tham gia hội chợ quốc tế Osaka năm 2002. Tại EXPO 2001 còn có sự tham gia của 6 tổ chức X T T M của các nước là: Hiệp hội D N Ấ n Độ, Hội đồng Phát triển

Thương mại Hongkong, tổ chức X T T M Nhật Bản, Hiệp hội D N Mỹ, Thương vụ

New Zeland, Thương vụ Ý. Các tổ chức này đều có khuynh hướng tìm kiếm đối tác tại Việt Nam.

Hội chợ triển lãm kinh tế thương mại Việt Nam - ASEAN 2001 tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 11/2001 thu hút được sự tham gia của 136 D N từ các nước A S E A N

và 120 D N Việt Nam. Đây là dịp để D N Việt Nam và bạn hàng trong khu vực tìm hiểu, trao đổi hợp tác làm ăn, đẩy mạnh xuất khẩu.

Những hội chợ như trên thực sự trậ thành ngày hội cho các hoạt động XTTM của các D N X K Việt nam.

Cùng với sự gia tăng của HCTL trong nước, HCTL nước ngoài cũng tăng một cách

đáng kể từ sau năm 1995 và nhất là vào năm 1999, 2000 và 2001. Những năm gần

đây, trung bình mỗi năm các D N X K Việt nam tham gia trên 80 cuộc HCTL ở nước ngoài, phần lớn do các công ty kinh doanh dịch vụ HCTL tổ chức[21]. Tham gia HCTL ở nước ngoài là cơ hội vô cùng quý báu để các D N X K của Việt nam giới thiệu sờn phẩm của mình cho khách hàng nước ngoài; tìm hiểu, phát hiện và khơi

dậy nhu cầu của người tiêu dùng ngoài nước; nắm bắt được sự phờn ứng thuận và không thuận của họ đối với sờn phẩm của mình; từ đó rút kinh nghiệm để cời tiến, nâng cao chất lượng sờn phẩm X K hiện có và phát triển sờn phẩm X K mới dựa theo nhu cầu và những công nghệ mới học hỏi được từ bạn hàng quốc tế. Sự hiện diện của các D N X K của Việt nam tại các HCTL quốc tế ở nước ngoài cũng là một cơ

hội tốt để Việt nam học tập phong cách và kỹ thuật X T T M của các công ty nước ngoài và đây cũng là dịp để Vịêt nam nâng cao vị thế của mình trên thương trường quốc tế. Những hợp đổng X K được ký kết, những quy chế ưu đãi được dành cho Việt nam ... là kết quờ của những cuộc HCTL này mang lại.

Một số hội chợ điển hình ở nước ngoài là:

- Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế tháng 2/2001 tại Frankfurt- Đức (VINEXAD tham gia).

- Hội chợ Import shop vào tháng 3/20001 tại Berlin- Đức (VINEXPO tham gia). - Hội chợ A M B I E N T tháng 5/2001 tại Tokyo- Nhật bân ( V I N E X A D tham dự). - Triển lãm may mặc INTERSTOFF mùa hè vào tháng 3/2001 tại Frankfurt- Đức

(VTNEXAD tham gia).

- Hội chợ dệt may Đức vào tháng 3/2001 tại Berlin ( V I N E X A D tham gia). - Hội chợ may mặc vào tháng 10/2001 tại Chicago- Hoa kỳ ( V I N A X A D tham gia). Theo con số thống kê của Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt nam thì khoờng 1/3 số

khách hàng tham gia các cuộc HCTL đã ký được hợp đồng mua bán, 1/3 số khách hàng ký các biên bờn ghi nhớ và ghi nhận. Con số này chứng tỏ các cuộc HCTL đã trở thành đầu mối giao lưu thương mại trong nước và quốc tế, là phương tiện hữu hiệu để xúc tiến và hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu.

nay có tình trạng lạm phát HCTL. Nhiều H C T L với nội dung tương tự như nhau được tổ chức nối tiếp nhau trên cùng một địa bàn. Nhiều D N tham gia H C T L kêu ca phàn nàn về sự lộn xộn trong công tác quản lý cũng như tổ chức HCTL ở Việt Nam. Các hội chợ được tổ chức quá nhiều, khách phân tán, D N không biết nên tham gia H C T L nào. Một số hội chợ được tổ chức chủyếu nhằm mục đích tiêu thụ hàng hoa

đã làm mất đi ý nghĩa X T T M của hoạt động này. Điều cồn thiết là phải quy hoạch lại các đơn vị tổ chức hội chợ và địa điểm tổ chức hội chợ một cách quy củ hơn. Hàng hoa đưa vào hội chợ cũng cồn phải được kiểm soát quản lý chặt chẽ hem tránh tình trạng biến hội chợ thành nơi tiêu thụ hàng tồn của nước ngoài.

Ngay cả người tổ chức HCTL cũng đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đồu. Công tác lựa chọn D N tham gia HCTL còn nhiều phiến điện, lộn xộn chỉ cốt làm sao để lấp

đủ số gian hàng cồn thiết chứ không quan tâm đến mặt hàng phù hợp với chủ đề, thể loại của hội chợ. Nhiều D N cồn hội chợ để đạt được mục đích X T T M nhưng

hiện tại có rất ít hội chợ đáp ứng được mục đích này.

Ngoài ra, mục đích tham gia hội chợ của một số công ty chưa rõ ràng, đúng đắn. Nhiều đơn vị tham gia HCTL một cách bị động, không theo kế hoạch, không nghiên

cứu trước thị trường, không có mục tiêu cụ thể. Hồu hết các D N tham gia H C T L có tâm lý chỉ cồn bán hàng là chính, bán hàng càng nhiều càng tốt, còn các mục tiêu

như thăm dò thị hiếu người tiêu dùng, tìm khả năng mở rộng thị trường cho sản phẩm, ký kết hợp đồng thì ít D N quan tâm thực sự. Tư tưởng này đã làm giảm đi

hiệu quả X T T M của HCTL.

Công tác chuẩn bị tham gia hội chợ của các DN cũng chưa đạt yêu cồu. Việc tham gia HCTL của các D N phồn lớn còn mang tính chất thời điểm, thiếu định hướng và sự chuẩn bị chu đáo. Nhiều D N còn thụ động, phụ thuộc vào nội dung, quy trình do nhà tổ chức yêu cồu. Khâu chuẩn bị, trang trí gian hàng chưa được quan tâm đúng

mức nên chưa gây được ấn tượng cho người xem. Độ ingũ nhân viên phục vụ bán hàng tiếp thị chưa được đào tạo kỹ lưỡng, bài bản, thậm trí có trường hợp đi tham dự HCTL ở nước ngoài nhưng không giao tiếp được bằng ngoại ngữ. Do đó, các D N chưa thực sự phát huy được hết tác dụng của việc tham gia HCTL cho hoạt động XTTM.

2.2.2.3 Khảo sát thị trường

Khảo sát thị trường cũng là một trong những biện pháp xúc tiến xuất khẩu hữu hiệu. Các D N đến tận nước định X K để nghiên cứu tình hình thị trường, về nhu cầu và ý

muốn của nguôi tiêu dùng, kích thích và khơi dậy nhu cầu, tuyên truyền sản phẩm một cách trực tiếp, kết hỏp giới thiệu công ty mình, giới thiệu nền kinh tế Việt nam, qua đó phát hiện nước có khả năng nhập khẩu tiềm năng, để đưa ra những quyết định xuất khẩu đúng đắn nhất. Các D N có thể tổ chức các cuộc hội thảo, tiến hành những cuộc phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu xem thị trường đó cần gì, khả năng thoa mãn của D N đến đâu, giới thiệu sản phẩm của công ty v.v...

Những đoàn của chính phủ đi khảo sát thị trường thường là do các công ty XTTM lớn đứng ra tổ chức như VCCI, VINEXAD,VEFAC... Riêng năm 1995, VEFAC đã

tổ chức đưỏc chín đoàn đi khảo sát ở các thị trường như: Mỹ, Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức, Anh, Nhật, Trung Quốc, Hổng Kông. N ă m 1999 công tác khảo sát thị trường đưỏc nhiều D N quan tâm. Chỉ riêng VCCI đã tổ chức đưỏc trên 20 đoàn với gần 500 lưỏt thương nhân tham gia nghiên cứu thị trường nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức đưỏc 18 đoàn với 220 thương nhân tham gia. Ban X T T M khi đó mới chính thức đi vào hoạt động đưỏc gần một năm nhưng cũng đã đưa đưỏc hơn 60 lưỏt thương nhân đi khảo sát và nghiên cứu thị trường [3]. Những thị trường đưỏc quan tâm nhiều là EU, Hoa kỳ, Nhật bản, Trung đông, Australia, Newzealand, Canada. Nhiều tổ chức xúc tiến mới thành lập, khả năng đi các thị trường xa hạn chế đã biết tập trung sức vào những thị trường gần, có nhiều tiềm năng như Trung quốc, Lào, Căm-pu-chia. Bên cạnh những chuyến đi mang tính nghiên cứu, các D N Việt nam còn tham gia nhiều diễn đàn, nhiều hội thảo và toa đàm quốc tế. Ngoài các đoàn của chính phủ, các bộ, các ngành, các D N X K cũng tự đứng ra tổ chức đoàn của D N mình đi khảo sát thị trường để tiến hành XK.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn tồn tại trong công tác khảo sát thị trường. Việc lựa chọn và xây dựng chương trình chuyến đi chưa khoa học và hiệu quả. Việc tổ chức

các chuyến khảo sát của các D N hỗ trỏ X K còn lúng túng, thiếu bài bản. Sự tham gia của không ít D N vào các đoàn khảo sát, tìm kiếm thị trường chưa đạt hiệu quả vì các D N này thiếu sự chuẩn bị và chưa biết cách tận dụng các cơ hội này một cách

tốt nhất. Việc cử người đi tham gia khảo sát đôi khi không xuất phát từ yêu cầu của còng việc. Trình độ giao tiếp K D kể cả ngoại ngữ của nhiều nhà K D còn yếu.

Một phần của tài liệu Xúc tiến thương mại trong quá trình hội nhập ở việt nam (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)