5 .Ý nghĩa của luận án
1.3 Tiểu kết chương 1
Nằm trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, thành ngữ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó vừa là đơn vị ngôn ngữ vừa là đơn vị văn hóa. Thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ, ổn định, cố định và có nghĩa bóng bẩy, nghĩa biểu trưng.
Để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi tạm thời xác định khái niệm thành ngữ thuần Việt như sau: Thành ngữ thuần Việt trước hết là những thành ngữ do người Việt tự sáng tạo dựa trên những chất liệu ngữ âm thuần Việt, phản ánh đời sống văn hóa, tinh thần, phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm, nếp nghĩ của người Việt. Tính chất thuần Việt của thành ngữ thể hiện ở các phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa, màu sắc phong cách và cấu trúc.
Về ngữ âm, thành ngữ thuần Việt trước hết là những thành ngữ do người Việt tự sáng tạo trên cơ sở chất liệu ngữ âm thuần Việt. Ngoài ra cũng có những thành ngữ do người Việt tự sáng tạo dựa trên cơ sở mượn một yếu tố của tiếng Hán.
Về ngữ nghĩa, thành ngữ thuần Việt phản ánh những nét đặc trưng riêng biệt về văn hóa, phong tục, tín ngưỡng, lối sống, tâm hồn... của người Việt, dân tộc Việt.
Về màu sắc phong cách, các thành ngữ thuần Việt mang sắc thái dân dã, mộc mạc, được dùng phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Về cấu trúc, đa số các thành ngữ thuần Việt có cấu tạo bốn âm tiết, kết cấu đăng đối, cân xứng.
Chương 2
NGUỒN GỐC THÀNH NGỮ THUẦN VIỆT
Trong luận án khái niệm "nguồn gốc" được hiểu theo 2 phương diện: thứ nhất là xuất xứ không gian ra đời: thành ngữ này là của dân tộc nào, địa phương nào (ví dụ: thành ngữ gốc Hán…); thứ hai: cơ sở văn hóa - xã hội, phong tục, tập quán….để một thành ngữ ra đời (ví dụ: thành ngữ ra đời từ phong tục ma chay hay cưới xin, hay từ một tích truyện….).
Do vậy để xác định được nguồn gốc của từng thành ngữ thuần Việt cụ thể, trước hết cần làm sáng tỏ những nhân tố làm cơ sở cho sự hình thành và ra đời của các thành ngữ nói chung, của các thành ngữ thuần Việt nói riêng.
2.1 Những cơ sở cho sự hình thành và ra đời của thành ngữ
Như trên đã thấy, việc truy tìm lai lịch xuất xứ của các thành ngữ gốc Việt liên quan đến nhiều yếu tố như văn hóa, phong tục, tín ngưỡng, lịch sử... Cho nên, việc giải thích nguồn gốc của thành ngữ nếu chỉ dừng ở góc độ ngôn ngữ thì sẽ rơi vào phiến diện. Vì thế, việc xác định nguồn gốc của thành ngữ đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa kiến thức ngôn ngữ học và các tri thức có liên quan như văn hóa, phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử v.v...
Chính vì vậy, cơ sở quan trọng mà chúng tôi dựa vào để truy tìm nguồn gốc hình thành của thành ngữ nói chung, thành ngữ thuần Việt nói riêng, là những thành tố của hệ thống văn hóa Việt Nam. Theo Trần Ngọc Thêm, cấu trúc của hệ thống văn hóa gồm bốn yếu tố: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội. Mỗi thành tố văn hóa này đến lượt mình lại là một vi hệ, chẳng hạn văn hóa nhận thức gồm có văn hóa nhận thức vũ trụ, văn hóa nhận thức về con người. Hay văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên lại bao gồm văn hóa ăn, văn hóa mặc, văn hóa ở, văn hóa đi lại. Bao trùm lên các thành tố văn hóa kể trên là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp.
Sơ đồ 2.1 Cấu trúc của hệ thống văn hóa
Đi vào cụ thể hơn, việc xác định nguồn gốc ra đời của thành ngữ nói chung, thành ngữ thuần Việt nói riêng cần phải dựa vào phạm vi sử dụng của chúng. Trên cơ sở này, qua sự khảo sát và phân tích tư liệu, chúng tôi bước đầu xác định được thành ngữ có thể mới đầu ra đời và được sử dụng trong phạm vi đời sống toàn dân hay chỉ ở một địa phương cụ thể nào đó (Ví dụ: Thành ngữ đèo heo hút gió liên quan đến thành ngữ đèo Neo hút gió ở Bắc Giang- nơi có địa danh Đèo Neo, sẽ được trình bày ở phần sau) hay trong phạm vi một ngành nghề thủ công nào đó (ví dụ: già kén kẹn hom được sử dụng ban đầu trong nghề thủ công ươm tơ dệt vải). Hoặc thành ngữ chủ yếu được sử dụng trong sách vở, liên quan đến các điển tích , điển cố (ví dụ: bát cơm Phiếu Mẫu, …). Do vậy dựa vào các phạm vi sử
dụng chủ yếu có thể xác định được các nguồn gốc ra đời đầu tiên của thành ngữ nói chung, thành ngữ thuần Việt nói riêng:
- Thành ngữ có nguồn gốc từ đời sống toàn dân - Thành ngữ có nguồn gốc từ địa phương
- Thành ngữ có nguồn gốc từ các ngành nghề thủ công nghiệp
- Thành ngữ có nguồn gốc từ sách vở (tích truyện dân gian Việt Nam,tích truyện Trung Quốc, tác phẩm văn học nổi tiếng)
Bên cạnh các thành ngữ kể trên, còn có một bộ phận thành ngữ Việt mượn nội dung, chất liệu từ tiếng Hán. Những thành ngữ này hầu như đã được Việt hóa hoàn toàn cả về hình thức ngữ âm, đặc điểm cấu tạo lẫn nội dung ý nghĩa. Vì vậy, chúng tôi cũng chủ trương xếp những thành ngữ này vào nhóm thành ngữ Việt.
Bảng 2.2 Các cơ sở xác định nguồn gốc thành ngữ thuần Việt
Phạm vi sử dụng Ví dụ
Ngôn ngữ toàn dân Phong tục cha đưa mẹ đón, khóc mướn
thương vay, váy vận yếm mang, khố rách áo ôm, lưng đen khố bện, con chấy cắn đôi, buôn dưa lê, ngồi lê đôi mách nghèo rớt mồng tơi....
Tín ngưỡng Văn hóa ăn, mặc, đi lại
Đời sống lao động Đời sống sinh hoạt
Địa phương
Ninh Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang, Tuyên Quang, Hải Phòng, Phú Thọ, các tỉnh miền Trung,...
đói ăn cứt thòi bói cho no, trầy vi tróc vẩy, tốt như đồng tụ, cá nhảy giường thờ, ngày làm tháng ăn, ba trợn ba trạo, thần nanh mỏ đỏ, chó nhảy bàn độc...
Ngành nghề thủ công
già kén kẹn hom, lật đật như quai sa vật vải, vụng chèo khéo chống, mũi vạy lái phải chịu đòn, chân chỉ hạt bột...
Sách vở
Tích truyện dân gian Việt Nam
oan Thị Kính, nói dối như cuội, chết đứng như Từ Hải, lẩy bẩy như Cao Biền dậy non, như con Điêu Thuyền, ...
Tích truyện Trung Quốc
Nhân vật điển hình