Nghĩa biểu trưng trong thành ngữ thuần Việt

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần việt (Trang 133)

5 .Ý nghĩa của luận án

3.3.2.2nghĩa biểu trưng trong thành ngữ thuần Việt

Bộ phận cơ thể người được dùng làm chất liệu biểu trưng trong hầu hết thành ngữ, tục ngữ các nước. Điểm khác nhau là cách diễn đạt hoặc cách lựa chọn đặc trưng của bộ phận cơ thể để biểu trưng. Trong thành ngữ thuần Việt, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng bộ phận cơ thể người làm chất liệu biểu trưng có những đặc điểm như sau:

Trước hết, các từ chỉ bộ phận cơ thể người được chia thành hai nhóm:

Nhóm 1 là những từ chỉ các bộ phận bên trong cơ thể như tim, gan, lòng, phổi, ruột, dạ...

Nhóm 2 là những từ chỉ các bộ phận cơ thể bên ngoài như mặt, mắt, mồm, chân, tay...

Điều dễ dàng nhận thấy là với hai nhóm từ chỉ bộ phận cơ thể này, người Việt đã tạm thời có sự phân công chức năng như sau:

Các từ ở nhóm 1 biểu trưng cho thế giới tinh thần của con người nói chung.

Các từ ở nhóm 2 biểu trưng cho tính cách, phẩm chất, đặc điểm ngoại hình, thể diện... của con người.

Nhóm 1: Điển hình cho nhóm này là các từ chỉ bộ phận lòng, bụng, ruột, dạ

Như chúng ta thấy, các tên gọi lòng, bụng, dạ, ruột có quan hệ cùng trường nghĩa với nhau, cho nên chúng cũng có nghĩa biểu trưng giống nhau do sự tác động của quy luật Sperber. Theo quy luật này, các từ cùng trường nghĩa khi chuyển nghĩa thường chuyển đồng loạt theo cùng một hướng. Do vậy, lòng, bụng, dạ, ruột đều được dùng biểu trưng cho thế giới tinh thần, đời sống nội tâm của con người nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những nét giống nhau đó, nghĩa biểu trưng của các từ kể trên vẫn có sự khác biệt tinh tế.

Trước hết, xét về ý nghĩa, bụng là bộ phận cơ thể có chứa ruột, dạ dày...Từ chức năng chứa đựng, bụng được biểu trưng cho phạm vi tư duy, thái độ, tình cảm của con người. Đây chính là hệ quả của quan niệm coi trọng trục tâm thận trong văn hóa nhận thức về con người của người Việt. Về điểm này, Nguyễn Đức Tồn viết: "...hiện tượng biểu trưng mang đậm đà bản sắc dân tộc. Nếu như trung tâm điểm của các phẩm chất đạo đức, tâm trạng và tình cảm con người đối với người Pháp là coeur (tim), ở người Anh cũng là heart (tim), thì đối với người Nga là душа (tâm hồn), ở người Việt thì lại là "lòng" (hoặc "tâm"). "Lòng"

(hay "tâm") chính là bụng của con người, được coi là biểu trưng của thế giới nội tâm con người nói chung, dù đó là tình cảm, ý chí hay tinh thần" [108, 409]. Những suy nghĩ, tâm tư sâu kín của con người đều được thể hiện qua bộ phận cơ thể do từ bụng biểu thị. Cho nên, người Việt mới có cách nói đi guốc trong bụng, bụng trâu làm sao, bụng bò làm vậy; bụng bảo dạ;...Khi đánh giá thái độ, cách cư xử, ăn ở của con người, người ta cũng có thể đánh giá qua "lòng ăn bụng ở": bụng để ngoài da là chỉ những người tính tình vô tâm, bộc tuệch bộc toạc; bụng đàn bà, dạ con trẻ chỉ những người cạn nghĩ, nông nổi, thiếu chín chắn;

miệng nam mô bụng một bồ dao găm chỉ những kẻ miệng nói hay mà lòng thì độc ác, nham hiểm (cũng diễn đạt ý nghĩa này, người Thái lại sử dụng hình ảnh miệng nói ngọt, chông trong lòng). Tương tự, độc có lông trong bụng hàm ý chê bai những kẻ sâu hiểm độc ác. Đặc biệt,dân gian còn dùng hình ảnh bụng để biểu trưng cho cuộc sống, thân phận của mỗi người qua thành ngữ áo ai kín bụng người ấy.

Lòng là từ đồng nghĩa với bụng, tuy ý nghĩa có phần khái quát hơn. Lòng bao gồm những bộ phận trong bụng. Từ đây, lòng cũng có nghĩa biểu trưng giống với bụng, chỉ thế giới nội tâm của con người. Lòng có thể biểu trưng cho những tình cảm vui sướng, hả hê:

mát lòng mát dạ, hởi lòng hởi dạ, song cũng có khi là trạng thái tình cảm đau đớn: lòng đau như cắt. Lòng còn biểu trưng cho ý chí, tinh thần kiên định của con người: lòng lim dạ sắt, lòng son dạ đá, gan sắt lòng son, sự trung thực: lòng ngay dạ thẳng, lòng vàng dạ ngọc; ngược lại, lòng cũng biểu trưng cho sự thay đổi, tráo trở: lòng cá dạ chim, hai dạ ba lòng; thậm chí biểu trưng cho sự độc ác: lòng lang dạ thú, lòng lang dạ sói,v.v...

Đi đôi với lòngdạ. Xét về mặt chức năng, dạ là nơi chứa và làm tiêu hóa thức ăn, hoặc chứa thai. Về phương diện biểu trưng, dạ khác với lòngbụng ở chỗ: dạ thường biểu trưng cho khả năng nhận thức và ghi nhớ của con người. Chỉ những người còn non dại, chưa có kinh nghiệm, người ta dùng thành ngữ trẻ người non dạ, nhẹ dạ cả tin hoặc

bụng đàn bà, dạ con trẻ. Chỉ những kẻ làm kém, làm tồi nhưng lại đổ cho hoàn cảnh, người ta dùng cách nói tháo dạ đổ vạ cho chè. Ngoài ra, dạ còn khác lòng bụng ở chỗ, dạ

không dùng để biểu trưng cho thái độ cư xử giữa con người với con người, trong khi với

Cùng phạm vi biểu vật với các tên gọi trên, ruột lại mang nghĩa biểu trưng hẹp hơn. Điều này có lẽ là do nghĩa gốc của ruột cụ thể hơn so với các tên gọi kể trên. Ruột chỉ phần của ống tiêu hóa từ dạ dày đến hậu môn. Từ đây, ruột thường biểu trưng những tình cảm cụ thể và "trực quan" của con người. Biết bao cung bậc của trạng thái tình cảm đau đớn, xót xa được thể hiện qua hình ảnh ruột: buốt ruột buốt gan, đứt ruột đứt gan, nát ruột nát gan, xé ruột xé gan; cụ thể hơn nữa là đau như cắt ruột, ruột xót như bào, tay đứt ruột xót. Bên cạnh đó, tâm trạng lo lắng quá mức cũng được cụ thể hóa bằng những hình ảnh cháy ruột cháy gan, cháy lòng cháy ruột, ruột nóng như lửa, v.v...Một điều dễ nhận thấy là ruột

thường biểu trưng cho những tình cảm tiêu cực, còn những trạng thái tình cảm tích cực ít được biểu trưng qua hình ảnh ruột. Chúng ta chỉ bắt gặp trạng thái này qua một vài thành ngữ như mát ruột mát gan, mát lòng mát ruột, nở từng khúc ruột.

Tiếp đến là việc sử dụng các từ chỉ các bộ phận gan, mật.

Gan là bộ phận của bộ máy tiêu hóa có chức năng chính là tiết mật để tiêu hóa mỡ. Từ quan niệm nhận thức của người Việt về tạng can: giữ gân cơ ổn định, chủ về mưu lự, người ta dùng gan để biểu trưng cho tinh thần, ý chí mạnh mẽ của con người. Bền gan vững chí biểu trưng cho tinh thần quyết tâm, vững chí; ở mức độ cao hơn, gan vàng dạ sắt

biểu trưng cho lòng trung kiên, vững vàng, không nao núng trong mọi khó khăn, nguy hiểm. Người Việt còn lấy gan để tượng trưng cho tính cách, khí tiết của con người: gan bằng sắt, gan như cóc tía, gan liền tướng quân. Ngoài ra, gan còn biểu trưng cho tâm trạng, tình cảm tiêu cực, phủ định của con người: bầm gan tím ruột, căm gan tím ruột, sôi gan nổi mật, tức ruột căm gan, nẫu ruột rầu gan...

Cùng với gan, mật cũng là bộ phận quan trọng trong cơ thể con người. Mật là nước vàng do gan tiết ra, giúp cho sự tiêu hóa mỡ. Vì vậy, mật thường gắn liền với gan để biểu trưng cho tính cách, khí tiết của con người: to gan lớn mật. Cơ sở của hiện tượng biểu trưng này là xuất phát từ quan niệm nhận thức của người Việt về tạng đởm: chủ về sự quyết đoán. Ngoài ra, mật còn biểu hiện mức độ cao của sự sợ hãi, đau đớn về thể xác, chẳng hạn

sợ mất mật, nôn mật xanh mật vàng, nếm mật nằm gai.

Tóm lại, từ việc phân tích cách sử dụng bộ phận cơ thể để biểu trưng cho thế giới nội tâm của con người, có thể nhận thấy cơ chế chung của hiện tượng này là dựa vào phương

thức hoán dụ: lấy các bộ phận cơ thể để chỉ chức năng mang tính biểu trưng của chúng. Đây là một đặc điểm rất điển hình trong lối nói năng, suy nghĩ của người Việt. Dựa vào sự gán ghép chủ quan, người Việt đã tạo nên các đơn vị thành ngữ nhằm biểu thị cách đánh giá con người về các phương diện như trạng thái tâm lí, tính cách, phẩm chất tinh thần.

Nhóm 2: Điển hình cho nhóm này là những từ chỉ bộ phận cơ thể đầu, mặt, mồm, miệng, chân, tay...

Nếu các bộ phận cơ thể bên trong biểu trưng cho thế giới tinh thần của con người nói chung thì các bộ phận cơ thể bên ngoài lại được dùng để biểu trưng cho tính cách, phẩm giá, thể diện,... của con người.

* Đầu

Theo Từ điển tiếng Việt [77,305], nghĩa gốc của từ đầu là phần trên cùng của thân thể con người nơi chứa bộ óc và các giác quan khác. Do chiếm vị trí và có chức năng quan trọng đối với cơ thể con người nên "đầu" thường được coi là biểu tượng của suy nghĩ, nhận thức. Tuy nhiên, khi xuất hiện trong thành ngữ, không phải lúc nào đầu cũng mang nghĩa biểu trưng nói trên. Trong nghĩa gốc của từ đầu, có hai nét nghĩa đáng chú ý:

1. Chỉ vị trí (phần trên cùng của thân thể con người); 2. Chức năng (chứa óc và các giác quan khác) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ nét nghĩa chức năng chứa óc và các giác quan, người ta ngoại suy thêm nét nghĩa thứ ba là chức năng điều khiển mọi hoạt động của cơ thể.

Khi xuất hiện trong thành ngữ, tùy theo điểm nhìn của dân gian mà người ta có thể khai thác một trong số các nét nghĩa nói trên để tạo nghĩa biểu trưng cho bộ phận "đầu".

Đầu trong đầu bò đầu bướu, cứng đầu cứng cổ, rắn đầu rắn mặt biểu trưng cho sự ngang ngạnh, bướng bỉnh, thường hàm ý chê bai, phê phán. Nghĩa biểu trưng này được khai thác từ nét nghĩa chức năng (chứa óc và các giác quan khác) của từ đầu. Đầu trong to đầu mà dại, đau đầu nhức óc, húc đầu vào đá tảng biểu trưng cho trí tuệ nói chung (cũng được khai thức từ nét nghĩa chức năng). Song nếu nhấn mạnh vào mối quan hệ bộ phận - toàn thể, đầu lại mang một nghĩa biểu trưng khác. Xuất hiện trong các thành ngữ đầu trâu mặt

ngựa, đầu trộm đuôi cướp, đầu biểu trưng cho những kẻ côn đồ, ngang ngược, trộm cướp.

Đầu lao trước chân, đầu tắt mặt tối, đầu tro mặt muội biểu trưng cho những con người có cuộc sống vất vả, cực nhọc. Trong các thành ngữ đầu gối má kề, đầu gối tay ấp, đầu gắn với các bộ phận khác tạo thành những cặp đầu - má, đầu - tay để biểu trưng cho sự gắn bó trong tình chồng vợ. Các nghĩa biểu trưng nói trên đều được thực hiện theo phương thức hoán dụ.

* Mặt

Trong tiếng Việt, thành ngữ có chứa tên gọi bộ phận cơ thể "mặt" xuất hiện với số lượng khá lớn (73 đơn vị thành ngữ). Điều này có lẽ xuất phát từ quan niệm đặc biệt coi trọng bộ phận cơ thể này của người Việt. Đối với người Việt, "mặt" là bộ phận quan trọng nhất, bởi lẽ đây là bộ phận thể hiện toàn bộ thế giới nội tâm, tính cách của con người. Chẳng thế mà người xưa đã tổng kết trông mặt mà bắt hình dong, hay trông mặt đặt tên.

Theo Từ điển tiếng Việt [77,615], nghĩa gốc của mặt chỉ phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người. Phần nghĩa trên đây của mặt tương ứng với ba nét nghĩa:

1. Chỉ vị trí (phần phía trước) 2. Chỉ kích thước (từ trán đến cằm) 3. Nét nghĩa sở thuộc (của đầu người)

Các nét nghĩa nói trên là dấu hiệu để chúng ta khu biệt "mặt" với các bộ phận cơ thể khác. Tuy nhiên, như đã thấy, các nét nghĩa về đặc điểm, chức năng của "mặt" không được thể hiện.

Trong thành ngữ thuần Việt, mặt mang các nghĩa biểu trưng sau đây:

Trước hết, "mặt" biểu trưng cho thể diện, danh dự của con người nói chung. Nghĩa biểu trưng này có trong các thành ngữ sơn ăn tùy mặt, mắng như tát nước vào mặt, chơi chó chó liếm mặt, nói như đổ mẻ vào mặt, mắng vuốt mặt không kịp. Đôi khi mặt còn biểu thị sự hãnh diện: mát mày mát mặt, cất mặt mở mày, mở mặt mở mày, hay quyền thế, địa vị xã hội: tai to mặt lớn.

Xét về vị trí, "mặt" là bộ phận phía trước, dễ nhận thấy trên cơ thể con người và cũng là bộ phận gây ấn tượng trước tiên. Vì thế, "mặt" không chỉ biểu trưng cho thể diện, danh dự nói chung mà còn biểu trưng phẩm chất đạo đức, trạng thái tâm lí tình cảm của con người. Về phương diện này, có thể nói mặt mang ý nghĩa biểu trưng khá phong phú.

Trước hết, "mặt" biểu trưng cho phẩm chất đạo đức của con người. Theo quan niệm của người Việt, con người có phẩm chất đạo đức tốt hay xấu đều thể hiện qua khuôn mặt. Chẳng hạn, mặt vuông chữ điền biểu trưng cho những người trung thực, phúc hậu; mặt tam mặt tứ biểu thị người có tính nết hay thay đổi thất thường; mặt búng ra sữa chỉ những người còn non nớt. Ngược lại mặt sứa gan lim lại biểu trưng cho những kẻ lì lợm, gan góc.

Tiếp đó, "mặt" còn biểu trưng cho trạng thái tâm lí, tình cảm của con người. Có thể nói, tất cả những cung bậc của trạng thái tâm lí, tình cảm cả tích cực lẫn tiêu cực của con người đều được dân gian đúc kết qua nét mặt. Chúng ta thấy ở đó những tâm trạng trái ngược nhau: Mặt ủ mày chau, mặt như đưa đám biểu thị tâm trạng buồn rầu, đau khổ, mặt tươi như hoa mang ý nghĩa ngược lại. Nóng tai nóng mặt hay mặt đỏ tía tai là tâm trạng tức giận đến mức nổi khùng; mát mày mát mặt lại là tâm trạng vui mừng, thoả mãn, hả hê, sung sướng. Đặc biệt, mặt kết hợp với một tính từ chỉ màu sắc để biểu trưng cho tâm trạng sợ hãi tột độ của con người: mặt tái như gà cắt tiết, mặt xanh như chàm đổ, mặt xanh đít nhái, mặt tái xanh tái xám, mặt trắng như thằng chết trôi...

Trạng thái tâm lí tiêu cực của con người cũng được thể hiện một cách sinh động qua hình ảnh "mặt". Trong trường hợp này, mặt thường kết hợp với một tính từ (trơ, nhẵn, dày) để biểu thị thái độ trơ trẽn, lì lợm: mặt trơ trán bóng, mặt trơ khẳng võng, mặt nhẵn như thớt, mặt nhẵn như cầu hàng thịt, mày chai mặt đá, mặt dạn mày dày, mặt dày mo nang.

Hoặc mặt kết hợp với tính từ chỉ tính chất vật lí (nặng, nhẹ) như mặt nặng mày nhẹ, mặt xưng mày xỉa, mặt nặng như chì, mặt nặng như đá đeo, mặt nặng sa mày biểu thị thái độ bực tức, hờn dỗi. Nhìn chung, các thành ngữ kể trên đều mang sắc thái chê bai hoặc phê phán.

Trong một số trường hợp, "mặt" còn biểu trưng cho tình trạng bệnh lí của con người. Để biểu thị ý nghĩa này, mặt thường kết hợp với một tính từ chỉ màu sắc, chẳng hạn mặt

vàng như nghệ, mặt xanh nanh vàng, mặt bủng da chì, mặt xanh như tàu lá đều mang ý nghĩa biểu trưng cho tình trạng sức khoẻ ốm yếu, bệnh tật.

Không chỉ biểu trưng cho trạng thái tâm lí, tình cảm của con người, "mặt" còn biểu trưng cho sự nhận thức: mặt nạc đóm dày chỉ những kẻ ngu si, đần độn, mặt ngây như ngỗng ỉa, mặt ngây như phỗng, mặt ngây cán tàn, mặt đực như mặt chó chửa... biểu thị trạng thái tinh thần ngây ngô, đờ đẫn.

Ngoài những nghĩa biểu trưng kể trên, mặt còn mang ý nghĩa biểu trưng cho ngoại hình của con người: mặt cú da dơi hay mặt choắt bằng hai ngón tay chéo lại chỉ những người có hình thức xấu xí, ngược lại mặt hoa da phấn hay mày liễu mặt hoa, mặt sáng như gương lại chỉ những người có vẻ đẹp hình thức tươi tắn.

* Mồm, miệng

Mặt, mồm, miệng là những từ có quan hệ toàn thể - bộ phận, trong đó mồm miệng

có quan hệ đồng nghĩa với nhau. Theo Từ điển tiếng Việt" [77, 627], miệng là "bộ phận hình lỗ trên mặt người, dùng để ăn, thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống hay nói

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần việt (Trang 133)