Đặc trưng văn hó a dân tộc trong cấu trúc của thành ngữ

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần việt (Trang 153 - 157)

5 .Ý nghĩa của luận án

3.3.3.2 Đặc trưng văn hó a dân tộc trong cấu trúc của thành ngữ

(1) Tính cân đối của thành ngữ thuần Việt

Như trên đã thấy, lối tư duy trực quan sinh động, tâm lí ưa thích ổn định và lối ứng xử hài hòa với môi trường xung quanh đã ảnh hưởng rất lớn đến cách nói năng của người Việt. Trong cách sử dụng ngôn từ của mình, người Việt có xu hướng trọng sự hài hòa, cân đối. Xu hướng này không chỉ biểu hiện trong thơ ca - một thể loại văn học đòi hỏi sự sáng tạo cầu kì, bay bổng mà còn biểu hiện rõ trong lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, đặc biệt là trong thành ngữ. Có thể nói, tính cân đối là một trong những đặc tính nổi bật của thành ngữ tiếng Việt. Đặc tính này được xây dựng trên cơ sở khai thác đặc điểm tính đơn lập và giàu thanh điệu của tiếng Việt.

Tính cân đối của thành ngữ Việt chủ yếu bộc lộ ở các thành ngữ có số âm tiết chẵn, mà tiêu biểu là các thành ngữ bốn âm tiết. Loại thành ngữ này phổ biến nhất trong kho tàng thành ngữ Việt, chiếm tới 2/3 tổng số thành ngữ thường dùng trong thực tế.

Về kết cấu, các thành bốn âm tiết thường lập thành hai vế đối xứng nhau, mỗi vế gồm hai yếu tố. Chẳng hạn: ăn xổi/ ở thì, chân ướt/ chân ráo, đầu tắt/ mặt tối, đầu cua/ tai nheo, mặt sứa/gan lim, mèo mả/ gà đồng, nhà tranh/ vách đất, áo rách/ quần manh, v.v... Ngay cả với những thành ngữ có 6 hoặc 8 âm tiết, tình hình cũng tương tự như vậy: hòn bấc ném đi/ hòn chì ném lại, ông mất chân giò/ bà thò chai rượu, tránh vỏ dưa/ gặp vỏ dừa, kẻ tám lạng/ người nửa cân v.v...

Sự đối xứng này không chỉ biểu hiện trên bề mặt cấu trúc của thành ngữ mà còn biểu hiện ở cấu trúc bề sâu, tức ở nội dung ý nghĩa. Hai vế của thành ngữ có sự đối ý và đối lời. Đối ý tức là bình diện đối xứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về ý. Chẳng hạn, sự đối ý giữa đầu voiđuôi chuột trong thành ngữ đầu voi đuôi chuột. Quan hệ đối xứng về ý giữa hai vế của thành ngữ này là: điều đề ra lúc đầu rất to tát, hay ho nhưng kết thúc chỉ làm được những điều nhỏ, không đáng kể. Hoặc trong thành ngữ mặt sứa gan lim, quan hệ đối ý giữa mặt sứagan lim được miêu tả như sau: mặt sứa biểu trưng cho vẻ ngoài mảnh mai, yếu đuối, gan lim biểu trưng cho tính cách lì lợm, gan góc, bướng bỉnh.

Ngay cả khi nội dung của hai vế trong thành ngữ cùng một hướng thì vẫn có sự đối chọi lẫn nhau. Chẳng hạn trong thành ngữ áo rách quần manh. Thành ngữ này có hai vế đối xứng là áo ráchquần manh. Sự đối xứng này nhằm mục đích hỗ trợ, phụ họa lẫn nhau nhằm tạo cho ý nghĩa của thành ngữ thêm sâu sắc.

Bên cạnh quan hệ đối ý, quan hệ đối lời cũng được khai thác tối đa nhằm mục đích tạo nên sự hài hòa, cân đối giữa hai vế trong thành ngữ. Chẳng hạn, với thành ngữ đầu voi đuôi chuột, quan hệ đối ý thể hiện ở chỗ đầu đối xứng với đuôi, voi đối xứng với chuột. Hoặc trong thành ngữ mèo mả gà đồng, mèo có sự đối xứng với nhau, mảđồng có sự đối xứng với nhau. Từ quan hệ đối xứng ấy kết hợp với biện pháp ẩn dụ, thành ngữ này có nghĩa chỉ những hạng người, lang thang, vô lại.

Có thể mô hình hóa quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ như sau:

Sơ đồ 3.1 Cấu trúc đối xứng của thành ngữ thuần Việt

Ví dụ:

A X B Y

Sơ đồ này đúng với cả kiểu cấu trúc AX AY

Tóm lại, tính cân đối của thành ngữ tiếng Việt thể hiện ở nghệ thuật đối chọi rất chỉnh trên hai phương diện đối ý và đối lời của từng thành tố cấu tạo nên thành ngữ. Có thể nói, hầu hết, trong thành ngữ bốn âm tiết, các khái niệm đều được đặt trong thế đối chọi nhau rất chặt chẽ, nghiêm ngặt như lên - xuống (trong thành ngữ lên voi xuống chó), đen - trắng

(đổi trắng thay đen), trên - dưới (trên đe dưới búa), mò - xơi (cốc mò cò xơi), đầu - đuôi (đầu xuôi đuôi lọt), mẹ - con, tròn - vuông (mẹ tròn con vuông), nặng - nhẹ (mặt nặng mày nhẹ), ngược - xuôi (chạy ngược chạy xuôi)v.v...

Để tạo nên sự cân đối, hài hòa cho thành ngữ, người Việt đã biết khai thác tối đa các phương tiện ngôn ngữ như lặp âm, hiệp vần, tạo nhịp đôi và đặc biệt là thanh điệu.

Trước hết là biện pháp lặp âm, phổ biến là yếu tố đầu của vế thứ nhất trùng với yếu tố đầu của vế thứ hai: chân ướt chân ráo, ăn bớt ăn xén, nói ra nói vào, mắt trước mắt sau, tối mày tối mặt, sống dở chết dở ...

Thứ hai là biện pháp hiệp vần, trong đó vần của yếu tố thứ hai trong vế thứ nhất hiệp với vần của yếu tố đầu trong vế thứ hai: cốc mò cò xơi, tay bắt mặt mừng, đầu tắt mặt tối, mặt xanh nanh vàng, tiền mất tật mang, vui đâu chầu đấy, được đằng chân, lân đằng đầu...

Đối với các thành ngữ 6 hoặc 8 âm tiết, vần ở yếu tố cuối của vế thứ nhất được lặp lại vần Mắt trước mắt sau

của yếu tố thứ hai trong vế thứ hai: ông mất chân giò, bà thò chai rượu; hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại; tội vịt chưa qua, tội gà đã đến...

Bao trùm lên tất cả các biện pháp nói trên là sự đối chọi về thanh điệu. Thanh điệu chính là yếu tố quan trọng nhất tạo nên âm điệu nhịp nhàng, uyển chuyển trong các thành ngữ. Kết quả khảo sát và thống kê sơ bộ cho thấy, hiếm có thành ngữ nào có sự cân đối về nội dung mà lại không có sự đối chọi về thanh điệu. Sự đối chọi này chủ yếu được tạo lập dựa trên thế đối lập bằng / trắc. Đây cũng là kiểu đối lập mang tính truyền thống nhất, mang tính dân tộc nhất. Điều này được giải thích là do thói quen sử dụng ngôn ngữ của người Việt Nam. Ví dụ:

nhà tranh vách đất BB - TT

mặt sứa gan lim TT - BB

dây mơ rễ má BB - TT

đắp tai cài trốc TB - BT

tai vách mạch rừng BT - TB

mồm loa mép giải BB - TT

Ngoài các biện pháp kể trên, người ta còn khai thác tối đa các cặp từ trái nghĩa để tạo nên tính cân xứng cho thành ngữ tiếng Việt. Các cặp từ trái nghĩa thường được sử dụng để tạo nên sự đối chọi, chẳng hạn: lên - xuống (lên voi xuống chó, lên thác xuống ghềnh, ), đen - trắng (đổi trắng thay đen), đói - no (bữa đói bữa no), đầy - vơi (đong đầy khảo vơi), già - non (già trái non hột, già đòn non nhẽ), ngược - xuôi (giấu ngược giấu xuôi), thượng - hạ (thượng cẳng tay, hạ cẳng chân, thượng vàng hạ cám), ngang - dọc (ngang trời dọc đất), dài - ngắn (ngáp dài ngáp ngắn, thở ngắn than dài)v.v...

(2) Tính biểu cảm

Như chúng ta biết, một trong những đặc trưng của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là tính biểu cảm. Đặc trưng này cũng được biểu hiện rõ nét ở các đơn vị thành ngữ. Thành ngữ vốn là đơn vị ra đời sau từ. Sự ra đời của nó một mặt giải quyết mâu thuẫn giữa tính có hạn của các yếu tố ngôn ngữ và tính vô hạn của các sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan; mặt khác, nó đáp ứng nhu cầu gọi tên sự vật một cách hình ảnh, cô đọng và biểu cảm của con người, điều mà đa số các từ không biểu hiện được. Thành ngữ không chỉ gọi tên sự vật hiện tượng mà còn biểu thị rất rõ tình cảm, thái độ, đánh giá chủ quan của người sử

dụng. Nó có thể biểu thị sự khẳng định hay phủ định, ngợi ca hay phê phán, lòng kính trọng hay thái độ khinh bỉ, mỉa mai, chế giễu. Chẳng hạn:

Chó có váy lĩnh: biểu thị sự mỉa mai, chế giễu

Chó cắn áo rách: chỉ tình trạng đã nghèo khổ lại còn bị mất cắp tiền của,biểu thị sự ái ngại, thương xót

thắt lưng buộc bụng: biểu thị sự tiết kiệm, kèm theo đó là thái độ tán đồng

ăn như mỏ khoét: biểu thị thái độ chê bai

mẹ tròn con vuông: gắn liền với việc bộc lộ niềm vui, sự chia sẻ với người phụ nữ vượt cạn may mắn, suôn sẻ

Khi khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy, phần lớn các thành ngữ Việt mang sắc thái đánh giá âm tính, rất ít thành ngữ biểu thị sắc thái đánh giá dương tính.

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần việt (Trang 153 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w