5 .Ý nghĩa của luận án
3.3.3.1 Các đặc trưng cơ bản của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam
Như chúng ta biết, công cụ để giao tiếp phổ biến nhất là ngôn ngữ. Nhìn vào sự hoạt động của tiếng Việt trong giao tiếp, ta có thể thấy nó phản ánh rõ tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt.
Theo Trần Ngọc Thêm [93], trong hoạt động giao tiếp, tiếng Việt có những đặc trưng như tính biểu trưng cao. Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa với những cấu trúc cân đối, hài hòa. Có thể nói, tính cân xứng, hài hòa là một đặc điểm rất điển hình của tiếng Việt.
Đặc điểm thứ hai của ngôn từ trong tiếng Việt là giàu chất biểu cảm - sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình. Tính biểu cảm thể hiện ở các đơn vị ngôn ngữ như từ ngữ, ngữ pháp.
Về mặt từ ngữ, chất biểu cảm thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái trung hòa, thường có nhiều biến thể với sắc thái biểu cảm. Chẳng hạn, bên cạnh màu
xanh trung tính, còn có đủ thứ xanh rì, xanh rợn, xanh rờn, xanh ngắt, xanh um, xanh om, xanh lè... Bên cạnh màu đỏ trung tính có đỏ rực, đỏ au, đỏ lòm, đỏ choét... Các từ láy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến trong tiếng Việt, chẳng hạn toe toét, loắt choắt, thoăn thoắt, chót vót...
Về ngữ pháp, tiếng Việt dùng nhiều hư từ biểu cảm: à, ư, nhỉ, nhé, chăng, chớ, phỏng, hử, hả, sao, chứ... Cấu trúc "iếc hóa" có nghĩa đánh giá (sách siếc, bàn biếc...) cũng góp phần làm tăng cường hệ thống phương tiện biểu cảm của tiếng Việt.