5 .Ý nghĩa của luận án
2.2 Nguồn gốc ra đời của thành ngữ thuần Việt
Theo Từ điển tiếng Việt, nguồn có nghĩa: '' Nơi bắt đầu, nơi phát sinh ra hoặc nơi có thể cung cấp'', gốc có nghĩa ''nơi từ đó sinh ra, tạo ra những cái được nói đến nào đó'',
nguồn gốc có nghĩa là "nơi từ đó nảy sinh ra" [77,687]. Theo đúng nghĩa của từ này, khi tìm hiểu nguồn gốc của thành ngữ thuần Việt, chúng tôi mong muốn chỉ rõ những nguồn ngữ liệu tạo nên thành ngữ.
Cũng giống như các từ, thành ngữ là những đơn vị có sẵn, xuất hiện dần dà từ nhiều nguồn, vào những thời điểm khác nhau. Tuy vậy, khi tìm hiểu nguồn gốc của thành ngữ Việt, chúng tôi không có tham vọng chỉ ra thời điểm ra đời chính xác của các thành ngữ thuần Việt, bởi lẽ đó là điều hầu như không thể thực hiện được. Có một điều chắc chắn là thành ngữ ra đời sau từ, khi đã có từ. Nó xuất hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu diễn đạt sự vật một cách có hình ảnh, cô đọng của con người. Vì vậy, trong một phạm vi cho phép, chúng tôi cố gắng xác định bối cảnh văn hóa - xã hội, nơi hình thành nên các thành ngữ. Câu hỏi đặt ra là: Các thành ngữ có nguồn gốc từ đâu? Chúng ra đời như thế nào và ra đời vào thời điểm nào?
Có thể nói thành ngữ thuần Việt được hình thành từ nhiều nguồn ngữ liệu khác nhau. Từ những sự kiện cụ thể quan sát được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, từ những đặc tính gần gũi quen thuộc của những loài động thực vật xung quanh cho đến những nhân
vật lịch sử, những tích truyện dân gian, những nhân vật điển hình trong các tác phẩm văn học nổi tiếng… đều được cha ông ta chiêm nghiệm và phản ánh vào kho tàng thành ngữ.
Dựa vào phạm vi sử dụng, có thể chia nguồn gốc thành ngữ thành các nhóm như sau: