Sơ lược về hiện tượng biến thể của thành ngữ

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần việt (Trang 96 - 107)

5 .Ý nghĩa của luận án

3.1.2.1 Sơ lược về hiện tượng biến thể của thành ngữ

Trong ngôn ngữ học đại cương, nhiều nhà ngôn ngữ học đã phát hiện ra rằng giữa các từ trong ngôn ngữ thường có mối liên hệ nào đó với nhau. Thoạt tiên, từ một âm gốc, âm gốc này dần dần biến đổi, chuyển dịch để tạo ra các âm tiết mới, từ đó lại tiếp tục cấu tạo nên các từ mới khác nữa. Đến một lúc nào đó, người ta sẽ không còn nhận ra mối liên hệ giữa các từ này nữa. Nhận xét về hiện tượng nói trên, Ju.S. Stepanov, nhà ngôn ngữ học người Nga đã viết: " Sự biến dạng vỏ ngữ âm của từ (mặt biểu thị của nó) có một giới hạn là từ đồng nghĩa. Đó là những trường hợp mà mặt biểu thị thay đổi nhưng cái biểu vật và ý nghĩa không thay đổi. Một âm phát âm hai cách khác nhau tạo thành hai biến thể ngữ âm của một từ". [dẫn theo 104]. Ông đã đưa ra thí dụ về các trường hợp biến thể khác nhau của từ:

energija (n cứng) - en'ergija (n mềm); krynka - krinka (vò đựng sữa); kaloshi -

nghĩa, dù rất nhỏ. Bên cạnh đó cũng có những biến thể phức tạp hơn, chẳng hạn:

nhevozderjannost - nhevozderjnost; ananaxovưi - ananaxnưi. Ở các biến thể này có thể nhận ra sự khác nhau chút ít về nghĩa nhưng còn mơ hồ. Người ta chỉ có thể nhận ra sự khác nhau giữa các cặp biến thể này dựa vào khả năng kết hợp, biến thể này kết hợp với từ này, biến thể kia kết hợp với từ khác. Ông nhấn mạnh: "Song trong ngôn ngữ có một khuynh hướng là không bỏ rơi những khả năng sẵn có mà chưa được sử dụng; nếu đã tạo ra hai biến thể khác nhau của từ thì, thường thường, chúng có ý nghĩa khác nhau, mặc dù sự khác nhau về ý nghĩa này dường như chỉ là một tiểu dị. Ở đây, sự thay đổi của từ đã đến giới hạn: một bước nữa là trước mắt chúng ta không phải là biến thể của từ mà là một từ mới, từ đồng nghĩa với từ cũ" [dẫn theo 104]

Cố giáo sư Tôđô Akiyasu, khi nghiên cứu tiếng Hán, cũng đã chú ý đến những nhóm từ có vần gần nhau trong thời thượng cổ Trung Quốc và ông cho rằng, những nhóm từ này không những có vần gần nhau mà còn có điểm chung về mặt ý nghĩa, sắc thái. Dựa vào các kết quả khảo sát của mình, ông đã phân chia tiếng Hán thành 223 nhóm từ và mỗi nhóm từ được gọi là "gia đình từ". Trong 223 "gia đình" ấy có nhiều "anh em" cùng cha khác mẹ [dẫn theo 51].

Khi khảo sát hệ thống sản sinh từ vựng trong tiếng Việt, giáo sư Tomita Kenji nhận thấy, trong tiếng Việt cũng có hiện tượng tương tự như trong tiếng Hán. Ông đã chia các từ trong tiếng Việt thành một số nhóm và thấy rằng những từ có liên quan với nhau về nghĩa đồng thời cũng lại có điểm chung về mặt âm vận [51]. Ý kiến của ông tuy không trực tiếp đề cập đến hiện tượng biến thể của từ nhưng đó cũng là những gợi mở khiến chúng ta phải suy nghĩ về hiện tượng này.

Như vậy, dù nghiên cứu ở những ngôn ngữ khác nhau nhưng các nhà ngôn ngữ học đều nhận thấy rằng từ của các ngôn ngữ được sản sinh theo một quy luật nào đấy. Có thể từ một âm gốc, âm gốc này có sự dịch chuyển âm thanh, tạo nên những biến thể mới của từ gốc. Sự dịch chuyển này đến một giới hạn nào đó sẽ tạo nên các từ đồng nghĩa.

Ở Việt Nam, trong các tài liệu ngôn ngữ học, vấn đề biến thể của các đơn vị ngôn ngữ, đặc biệt là biến thể của từ và cụm từ cố định ít được đề cập đến.

Đáng chú ý hơn cả là bài viết Các biến thể của từ và một cụm từ cố định của tác giả Trương Đông San đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 2, 1976. Theo ông, mặc dầu, từ trong

ngôn ngữ biến hình và ngôn ngữ không biến hình có sự khác nhau về cấu trúc hình thức, nhưng cũng có khi có hiện tượng giống nhau: đó là ở một số đơn vị có thể có nhiều biến thể. Ông đã nêu một số ví dụ trong tiếng Việt như: nhượng - nhường, bươm bướm - bướm, long lanh - lóng lánh, cá nằm trên thớt - cá nằm trốc thớt, ướt như chuột lột - ướt như chuộtlụt và trong tiếng Nga: kalosa - galosa, glist - glista, skaf - skap, inachê - ináchê v.v...

Các biến thể của những đơn vị vừa kể trên và tương tự là các kiểu biểu hiện khác nhau của đơn vị đó, có hình thức âm thanh gần giống nhau, nhưng hoàn toàn giống nhau về mặt ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. Ông nhấn mạnh: "các biến thể cũng như các dạng thức của một đơn vị đều có hình thức âm thanh gần giống nhau và có ý nghĩa từ vựng như nhau" [81,10]. Các biến thể có thể khác nhau về màu sắc biểu cảm và phong cách, chẳng hạn anh hùng - yêng hùng, già trái non hột - già dái non hột. Ông đã nêu lên ba loại biến thể của từ, đó là biến thể ngữ âm, biến thể thứ tự và biến thể số lượng âm tiết. Ở cụm từ cố định, ngoài ba loại biến thể nêu trên, còn có loại biến thể thứ tư nữa là biến thể từ vựng.

Gần gũi với quan niệm của Trương Đông San, tác giả Vũ Quang Hào trong [38] cũng nêu lên ba dạng biến thể đích thực của thành ngữ, đó là biến thể ngữ âm, biến thể từ vựng và biến thể cấu trúc. Qua phân tích, có thể nhận thấy, khi tìm hiểu biến thể của thành ngữ, ông cũng đặc biệt nhấn mạnh vào mặt hình thức. Những thành ngữ giống nhau về cấu trúc và giống nhau về nghĩa quan hệ thì đó là những thành ngữ đồng nghĩa.

Như vậy, từ các ý kiến trên có thể thấy các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất ở chỗ cho rằng khái niệm biến thể của một đơn vị ngôn ngữ chỉ áp dụng cho mặt hình thức của đơn vị đó. Có thể nói, biến thể của một đơn vị từ vựng thực chất là sự biến đổi về hình thức âm thanh của đơn vị đó mà không có sự thay đổi về mặt ý nghĩa.

3.1.2.2 Hiện tượng biến thể của các thành ngữ thuần Việt

* Định nghĩa

Cũng giống như các từ, trong quá trình sử dụng, các thành ngữ cũng nảy sinh các biến thể. Từ một thành ngữ gốc ban đầu, người sử dụng đã thay đổi hình thức của nó, tạo nên nhiều biến thể, chẳng hạn, trở mặt như trở bàn tay - giở mặt như giở bàn tay; dầm sương dãi nắng - dầm sương dãi gió; ngây như tượng - ngây như tượng gỗ v.v... Kết quả là kho tàng thành ngữ càng ngày càng đầy lên do xuất hiện nhiều biến thể.

Vận dụng các kết quả nghiên cứu nói trên vào đối tượng đang nghiên cứu (tức là các thành ngữ thuần Việt), chúng tôi nêu lên định nghĩa về biến thể thành ngữ như sau:

Biến thể thành ngữ là những dạng khác nhau của cùng một thành ngữ có sự biến đổi về hình thức ngữ âm nhưng ý nghĩa biểu trưng cơ bản của thành ngữ không thay đổi. Ví dụ: cá nằm trên thớt - các nằm trốc thớt, già đòn non nhẽ - già đòn non lẽ, te tái như gà mái nhảy ổ - te tái như gà mắc đẻ...

* Thành ngữ gốc và thành ngữ biến thể

Khi phân biệt thành ngữ gốc (hay thành ngữ hằng thể) và thành ngữ biến thể, theo chúng tôi, cần đứng trên hai phương diện đồng đại và lịch đại để xem xét

Trước hết, khái niệm thành ngữ hằng thể và thành ngữ biến thể xét trên phương diện cấu trúc đồng đại khi sử dụng thành ngữ. Để xác định đâu là thành ngữ hằng thể đâu là biến thể chúng tôi dựa trên phương diện đồng đại: thành ngữ gốc hay hằng thể có cấu trúc cố định theo mô hình cấu tạo phổ biến của kiểu thành ngữ điển hình (ẩn dụ hoá hoặc so sánh), mang tính phổ biến, toàn dân, được sử dụng rộng rãi trong mọi hoàn cảnh giao tiếp. Thành ngữ biến thể có sau, ít phổ biến hơn, chỉ được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp hạn chế, có sự phá vỡ về cấu trúc của thành ngữ gốc bằng cách đảo trật tự thành tố (so với trật tự của các từ ghép song tiết cấu tạo đan xen nhau, hoặc có biến thể của từ toàn dân hoặc chêm xen các yếu tố phụ mà thành ngữ kia (tức thành ngữ gốc) không có). Các yếu tố từ vựng cùng trường nghĩa với yếu tố trong thành ngữ gốc không tiêu biểu, điển hình bằng.Ví dụ:

Thành ngữ gốc Thành ngữ biến thể

ăn gió nằm mưa ăn gió với nằm mưa

thương vay khóc mướn khóc mướn thương vay

môn đăng hộ đối môn đương hộ đối mua may bán rủi mua rủi bán may

ba xôi nhồi một chõ ba xôi cũng nhồi một chõ

Thứ hai: Đối với các thành ngữ có nhiều cách giải thích nguồn gốc, tức được coi có quan hệ biến thể thì theo chúng tôi, còn cần dựa trên phương diện lịch đại: Thành ngữ gốc có trước về mặt lịch sử, phải truy tìm về từ nguyên mới rõ nghĩa. Loại thành ngữ này có chứa những yếu tố từ vựng cổ, liên quan đến các sự kiện, sự tích, sự vật, hiện tượng có từ lâu đời trong lịch sử mà hiện nay không tồn tại phổ biến trong toàn dân, mà chỉ còn tồn tại ở một địa phương hẹp nào đó. Hiện nay thành ngữ gốc này thường không còn được sử dụng. Còn các thành ngữ đang sử dụng hiện nay không có những đặc điểm trên, được coi là thành ngữ biến thể. Sự biến thể của thành ngữ có thể xảy ra 2 kiểu. Kiểu 1: biến thể ở hình thức cấu trúc; kiểu 2: biến thể xảy ra ở ý nghĩa. Ví dụ:

Thành ngữ gốc Thành ngữ biến thể

Kiểu 1

Đèo neo hút gió đèo heo hút gió

mũi vạy lái phải chịu đòn mũi dại lái phải chịu đòn mặt vênh như khố rợ phải lấm mặt vênh như bố vợ phải đấm

dán bùa luồn kèo dán bùa l... mèo

chờ được nạ thì má đã sưng/ chờ được mạ thì má đã sưng

chờ được vạ thì má đã sưng

Kiểu 2

nuôi ong tay áo (tay áo là một loại ong)

Nuôi ong tay áo(tay áo là nơi nuôi)

quyền thằng hủi (nắm đấm của người bị hủi)

quyền thằng hủi (theo nghĩa hiện đại)

bắt cá hai tay (cá là hành động cá cược)

bắt cá hai tay (cá là động vật)

Trong thực tế sử dụng, một thành ngữ thường có nhiều dạng biến thể với những mức độ khác nhau. Dựa vào hai cuốn Từ điển thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang [62] và của Nguyễn Như Ý [118] chúng tôi đã tiến hành thống kê và phân loại tất cả các thành ngữ có quan hệ biến thể. Kết quả thống kê phân loại được trình bày qua bảng sau:

Bảng 3.1. Thành ngữ biến thể

TT Dạng thành ngữ biến thể Số lượng

(cặp)

Tỉ lệ %

1 Biến thể ngữ âm 91 10,1

2 Biến thể thành ngữ bằng cách thay đổi trật tự thành tố cấu tạo

257 28,6

3 Biến thể thành ngữ bằng cách rút gọn hoặc mở rộng 94 10,5 4 Biến thể thành ngữ có thành tố cấu tạo được thay thế

bằng từ đồng nghĩa

136 15,2

5 Biến thể thành ngữ có thành tố cấu tạo được thay thế bằng từ cùng trường nghĩa

320 35,5

Tổng số 902 100%

Dưới đây chúng tôi trình bày cụ thể từng loại thành ngữ. * Phân loại các dạng biến thể thành ngữ

(1) Biến thể ngữ âm

Loại biến thể thành ngữ do biến đổi ngữ âm của thành tố cấu tạo chiếm 10,1%. Thông thường, mỗi thành ngữ có một hình thức ngữ âm cố định. Tuy nhiên cũng có nhiều thành ngữ trong đó một vài thành tố cấu tạo được phát âm khác nhau mà không ảnh hưởng đến nội dung ý nghĩa. Đó là những biến thể ngữ âm của thành ngữ.

Ví dụ: già đòn non lẽ - già đòn non nhẽ; trái gió trở trời - trái gió giở giời; buồn như chấu cắn - buồn như trấu cắn; ơn sâu nghĩa nặng - ân sâu nghĩa nặng; chôn nhau cắt rốn - chôn rau cắt rốn; đẽo cày giữa đường - đẽo cày giữa đàng; gà trống nuôi con - gà

sống nuôi con; trở mặt như trở bàn tay - giở mặt như giở bàn tay, v.v...

Các thành ngữ trên không có sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa. Tuy nhiên, chúng có thể khác nhau về sắc thái phong cách do hiện tượng biến thể ngữ âm mang lại.

Loại thành ngữ có sự biến thể theo lối này chiếm tỉ lệ tương đối lớn 28,6%. Trật tự sắp xếp các thành tố trong cấu tạo thành ngữ nói chung là chặt chẽ, cứng nhắc. Nhưng cũng có nhiều thành ngữ, trong đó trật tự các thành tố có thể thay đổi theo cách đảo vị trí. Chẳng hạn: nước lọ cơm niêu - cơm niêu nước lọ; năm châu bốn bể - bốn bể năm châu; nhà tan cửa nát - tan cửa nát nhà- tan nhà nát cửa; cao chạy xa bay - xa chạy cao bay; v.v...

Nhóm này được chia thành nhiều tiểu loại theo mô hình cấu tạo khác nhau.

Mô hình 1: AX BY = BY AX

(A,B,X,Y là các thành tố cấu tạo thành ngữ)

Đây là những thành ngữ 4 âm tiết, gồm hai vế, mỗi vế được cấu tạo bằng hai từ ghép đẳng lập. Các vế liên kết với nhau theo nguyên tắc đẳng lập, tức là chúng có vai trò ngữ pháp ngang nhau. Do vậy, hai vế của thành ngữ có thể đảo trật tự mà về cơ bản nghĩa của thành ngữ không thay đổi

Ví dụ: ba chìm bảy nổi - bảy nổi ba chìm; bể sở sông ngô - sông ngô bể sở; cơm no áo ấm - áo ấm cơm no; dãi gió dầm mưa - dầm mưa dãi gió; dọa già dọa non - dọa non dọa già; giá áo túi cơm - túi cơm giá áo; hoa tàn nhị rữa - nhị rữa hoa tàn; xuôi chèo mát mái - mát mái xuôi chèo; ngậm hờn nuốt tủi - nuốt tủi ngậm hờn; sa cơ lỡ bước - lỡ bước sa cơ; sưu cao thuế nặng - thuế nặng sưu cao v.v...

Để đảm bảo tính cân đối, việc đảo trật tự hai vế của thành ngữ nói trên phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định. Hai vế của thành ngữ có sự đối chọi chặt chẽ về nội dung ngữ nghĩa và âm vận. Xét về mặt thanh điệu, mô hình thanh điệu thường gặp trong thành ngữ: BB - TT, TT- BB, TB - TB, BT - BT. Trong đó mô hình BB - TT, TT-BB có khả năng đảo cao hơn cả.

Mô hình 2: Ax By = Ay Bx

Loại biến thể này cũng là những thành ngữ 4 âm tiết, được cấu tạo từ hai từ ghép đẳng lập, tuy nhiên, các yếu tố cấu tạo có thể đan chéo, xen cài vào nhau.

Ví dụ: con cha cháu ông - con ông cháu cha, khố rách áo ôm - áo rách khố ôm, lòng cá dạ chim - lòng chim dạ cá, lỡ một lầm hai - một lầm hai lỡ, mặt dạn mày dày - mặt dày mày dạn, mặt lăng mày vược - mặt vược mày lăng, mua sầu chuốc não - mua não

chuốc sầu, năm cùng tháng tận - năm tận tháng cùng, ngày ba tháng tám - tháng ba ngày tám, ngậm hờn nuốt tủi - ngậm tủi nuốt hờn, quần là áo lượt - quần lượt áo là, tiền dòng bạc chảy - tiền chảy bạc dòng v.v...

Đặc điểm: Đối với những thành ngữ đảo trật tự loại này, khung kết cấu ngữ pháp của hai vế được giữ nguyên và chỉ hoán vị các thành tố đối ứng nhau theo từng cặp được đan chéo giữa hai vế. Điều đặc biệt là trong số những thành ngữ đảo theo kiểu này, nhiều thành ngữ được sắp xếp theo trật tự phi logic, chẳng hạn xa chạy cao bay - cao chạy xa bay, hòn đạn mũi tên - hòn tên mũi đạn, hương tàn khói lạnh - hương lạnh khói tàn,

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần việt (Trang 96 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w