Sơ lược về hiện tượng trái nghĩa

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần việt (Trang 125 - 128)

5 .Ý nghĩa của luận án

3.2.2.1 Sơ lược về hiện tượng trái nghĩa

Tương tự như hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng trái nghĩa diễn ra khá phổ biến trong hệ thống từ vựng. Cùng với hiện tượng đồng nghĩa, hiện tượng trái nghĩa lập nên hai quan hệ ngữ nghĩa lớn trong hệ thống từ vựng, đó là quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Quan hệ trái nghĩa thường được định nghĩa là quan hệ giữa những từ có các nét nghĩa đồng nhất nhưng có ít nhất một nét nghĩa nào đó trái ngược. Nói cách khác, đó là quan hệ giữa những từ có nghĩa trái ngược nhau dựa trên mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về hình thức âm thanh và phản ánh những khái niệm tương phản về lôgic.

Ở Việt Nam, các nhà từ vựng học hầu như đạt được sự nhất trí cao khi bàn về từ trái nghĩa (xem [6], [29]).

Trước hết, về khái niệm trái nghĩa và tiêu chí xác lập. Hầu hết các nhà từ vựng học đều thống nhất khi định nghĩa từ trái nghĩa. Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về âm thanh, đối lập về ý nghĩa, biểu thị những khái niệm tương phản về lôgic nhưng tương liên

lẫn nhau. Chẳng hạn, hai từ rộng - hẹp trái nghĩa với nhau vì có nét nghĩa đối lập nhau cùng dựa trên mối quan hệ tương liên là kích thước theo bề rộng của một vật, nặng - nhẹ

trái nghĩa với nhau vì có nét nghĩa đối lập nhau cùng dựa trên mối quan hệ tương liên là trọng lượng của vật. Các từ đối lập nhau nhưng biểu hiện các khái niệm không đồng nhất thì không phải là từ trái nghĩa.

Trong [6], tác giả Đỗ Hữu Châu chỉ rõ bản chất của hiện tượng trái nghĩa là sự phân hóa cực đoan của một nét nghĩa lớn. Khi nét nghĩa này bị phân hóa một cách cực đoan thành hai cực thì chúng ta có các từ trái nghĩa, còn khi các từ đồng nhất với nhau ở một trong hai cực thì ta có các từ đồng nghĩa. Chẳng hạn, nét nghĩa kích thước về khối lượng phân hóa thành hai cực: có kích thước khối lượng lớn và có kích thước khối lượng nhỏ tạo thành các từ trái nghĩa như dưới đây:

kích thước về khối lượng

to

nhỏ, tí, tí xíu, tí hon, nhỏ nhoi lớn, vĩ đại, đồ sộ, to tát, lớn lao

Những nhận định trên đây cũng lưu ý chúng ta khi xác định các từ trái nghĩa cần chú ý hai điều kiện:

Thứ nhất, các từ trái nghĩa phải có những nét nghĩa chung, đồng nhất làm nên quan hệ tương liên.

Thứ hai, các từ trái nghĩa phải chứa nét nghĩa loại trừ, đối lập.

Nếu các từ chứa nét nghĩa loại trừ, đối lập nhưng không chứa những nét nghĩa chung, đồng nhất làm nên quan hệ tương liên thì đó chỉ là các từ khác nghĩa chứ không phải là từ trái nghĩa.

Hai điều kiện nói trên khiến cho việc xác định các từ trái nghĩa chặt chẽ hơn so với việc xác định từ đồng nghĩa. Điều này giải thích vì sao số lượng các từ trái nghĩa trong hệ thống từ vựng bao giờ cũng ít hơn so với từ đồng nghĩa.

Xét trong hệ thống từ vựng, hiện tượng trái nghĩa xảy ra nhiều nhất trong khu vực tính từ, tiếp đến là các động từ. Các danh từ cũng có trái nghĩa nhưng ít hơn và phải có điều kiện đi kèm.

Như chúng ta biết, các sự vật, hiện tượng do danh từ biểu thị, tự chúng không phải là những cái trái ngược nhau: chúng chỉ đơn giản là những cái khác biệt nhau. Nhưng do chỗ các sự vật, vật thể đều được con người nhận thức, đánh giá theo chủ quan của mình, cho nên các danh từ biểu thị chúng cũng có thể trái nghĩa nhau khi chúng mang theo nhân tố đánh giá. Sự đánh giá ở đây được qui về các tiêu chí, thang độ nhất định như nhân tố đánh giá (tốt - xấu), nhân tố cường độ (mạnh - yếu) và nhân tố phương hướng (trên - dưới, xa - gần). Một cách cụ thể hơn, các danh từ chỉ trái nghĩa khi chúng tượng trưng cho những tính chất, đặc điểm trái ngược nhau theo các cặp quan hệ đã có trong các tính từ. Chẳng hạn: cặp voi - chuột trong thành ngữ đầu voi đuôi chuột. Voi, chuột là tên gọi của các con vật khác nhau, không trái nghĩa nhưng chúng chứa đựng những thuộc tính đối lập nhau:

voi chuột

to nhỏ mạnh yếu

Vì vậy, trong ngữ cảnh này, voichuột lâm thời trái nghĩa với nhau.

Về phân loại các từ trái nghĩa, phần lớn các tác giả đều phân biệt hai kiểu đối lập trong từ trái nghĩa:

Thứ nhất, trái nghĩa đối nghịch hay trái nghĩa bổ sung. Các từ trái nghĩa đối lập là những từ mà nghĩa của từ này phủ định tuyệt đối nghĩa của từ kia. Ví dụ: mua - bán, nam - nữ, vào - ra, đực - cái, chẵn - lẻ...

Thứ hai, trái nghĩa trái ngược hay còn gọi là trái nghĩa thang độ. Đây là những từ trái nghĩa có thể được sắp xếp theo các mức độ khác nhau trên một thang độ giữa hai cực. Nghĩa là giữa cực này và cực kia có điểm trung gian. Ví dụ: nónglạnh, hai từ này tạo thành hai cực. Giữa hai cực này có các mức trung gian: ấm, âm ấm, mát, lành lạnh. Hoặc

Tác giả Đỗ Hữu Châu đã bổ sung thêm hai kiểu từ trái nghĩa nữa, đó là trái nghĩa phương hướng và trái nghĩa nghịch đảo. Trái nghĩa phương hướng là những từ chỉ phương hướng đối lập nhau như trên - dưới, trước - sau, trong - ngoài, phải - trái, đi - về, lên - xuống,... Trái nghĩa nghịch đảo là những từ trái nghĩa được xác định theo thế tương đối đối với nhau. Chẳng hạn, trong hai câu sau: Cái ghế trước cái bànCái bàn trước cái ghế thì

trướcsau là hai từ trái nghĩa nghịch đảo. Hoặc, Ông ta là cha đứa béĐứa bé là con của ông ta thì chacon cũng là những từ trái nghĩa nghịch đảo.

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần việt (Trang 125 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w