Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần việt (Trang 157 - 170)

5 .Ý nghĩa của luận án

3.4 Tiểu kết chương 3

Trong chương này, hiện tượng biến thể thành ngữ được phân biệt với hiện tượng đồng nghĩa thành ngữ. Đồng thời, luận án cũng nêu lên hai kiểu quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống thành ngữ, đó là quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Từ đó, có thể rút ra một vài nhận xét sau đây:

Thứ nhất, biến thể thành ngữ là những dạng khác nhau của một thành ngữ, có ý nghĩa biểu trưng hoàn toàn giống nhau, có kết cấu ngữ pháp đồng nhất. Còn đồng nghĩa thành ngữ là những thành ngữ khác nhau có ý nghĩa biểu trưng về cơ bản giống nhau, dựa trên những hình ảnh cơ sở khác nhau, có kết cấu ngữ pháp khác nhau; hoặc có kết cấu ngữ pháp đồng nhất nhưng có sự thay thế thành phần cấu tạo bằng những từ ngữ thuộc các trường từ vựng - ngữ nghĩa khác nhau. Hai dạng thành trên khác nhau về bản chất.

Thứ hai, thành ngữ đồng nghĩa thực chất là những cách nói hình ảnh khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng. Việc nhìn nhận, đánh giá đối tượng theo những góc độ khác nhau đã tạo nên những hình ảnh khác nhau về cùng một đối tượng. Có thể nói, các thành ngữ đồng nghĩa chính là một minh chứng cho sự giàu đẹp, phong phú và đa dạng của tiếng nói dân tộc. Đồng thời, việc tìm hiểu các thành ngữ đồng nghĩa phần nào giúp chúng ta hình dung bức tranh văn hóa, tư duy của dân tộc Việt.

Thứ ba, các thành ngữ không chỉ có quan hệ đồng nghĩa với nhau mà còn có quan hệ trái nghĩa. Tuy nhiên, số lượng các thành ngữ trái nghĩa ít hơn nhiều so với thành ngữ đồng nghĩa. Các thành ngữ đồng nghĩa và thành ngữ trái nghĩa tạo thành hai kiểu quan hệ ngữ nghĩa lớn trong hệ thống thành ngữ.

Hơn bất cứ một đơn vị nào khác trong hệ thống tiếng Việt, thành ngữ là đơn vị phản ánh đậm nét những dấu ấn văn hóa - lịch sử của dân tộc Việt. Qua hệ thống thành ngữ thuần Việt, có thể thấy rõ đời sống tâm hồn, tình cảm cùng lối tư duy mang đậm màu sắc nông nghiệp của con người Việt Nam.

KẾT LUẬN

1. Nằm trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, thành ngữ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó vừa là đơn vị ngôn ngữ vừa là đơn vị văn hóa. Thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu chặt chẽ, ổn định, cố định và có nghĩa bóng bẩy, nghĩa biểu trưng.

Thành ngữ thuần Việt là những thành ngữ do người Việt tự sáng tạo dựa trên những chất liệu ngữ âm thuần Việt, phản ánh đời sống văn hóa, tinh thần, phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm, nếp nghĩ của người Việt. Tính chất thuần Việt của thành ngữ thể hiện ở các phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa, màu sắc phong cách và cấu trúc.

Về hình thức ngữ âm: Các thành ngữ thuần Việt trước hết là những thành ngữ do người Việt tự sáng tạo dựa trên những chất liệu thuần Việt.Ngoài ra, cũng có những thành ngữ do người Việt tự sáng tạo dựa vào việc mượn một yếu tố có cơ sở từ tiếng Hán nhưng

được cấu tạo theo lối tư duy của người Việt, phản ánh đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt.

Về nội dung ngữ nghĩa: Thành ngữ thuần Việt phản ánh sâu sắc những đặc trưng văn hóa - tư duy của dân tộc Việt. Do vậy, những thành ngữ nào mang đậm dấu ấn của nền văn hóa nông nghiệp Việt Nam thì đều có thể coi là thành ngữ thuần Việt.

Về màu sắc phong cách: Thành ngữ thuần Việt thường mang sắc thái dân dã, gần gũi, mộc mạc, được sử dụng phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.

Có thể nói, tính chất thuần Việt của các thành ngữ được biểu hiện rõ nét ở hai tiêu chí, đó là chất liệu ngữ âm và đặc trưng ngữ nghĩa.

2. Dựa vào các quy luật ngôn ngữ và các yếu tố văn hóa, luận án đã xác định được các nguồn chủ yếu tạo nên thành ngữ thuần Việt. Số lượng thành ngữ thuần Việt rất lớn, lại liên tục được bổ sung theo thời gian nhưng chung quy lại chúng được hình thành từ mấy nguồn chính sau đây:

- Từ các phong tục của người Việt, như phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết và lễ hội; các tín ngưỡng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thần linh, tư tưởng sùng bái con người, sùng bái thiên nhiên và các loài động thực vật;

- Các lĩnh vực văn hóa khác nhau như văn hóa ăn, văn hóa mặc, văn hóa ở, văn hóa đi lại;

- Từ các tích truyện dân gian, nhân vật điển hình trong các tác phẩm văn học nổi tiếng;

- Một số thành ngữ do người Việt tạo ra bằng cách mượn các điển tích, điển cố tiếng Hán, được Việt hóa về ngữ âm để làm chất liệu cấu tạo theo lối tư duy và quy tắc ngữ pháp của tiếng Việt.

Khi các thành tố cấu tạo thành ngữ đều có ý nghĩa rõ ràng, thành ngữ không chứa từ cổ, từ ít dùng hoặc không có sự biến dạng về ngữ âm thì mối liên hệ giữa thành ngữ và nguồn gốc ra đời của chúng có thể nhận thấy rõ ràng.

Bên cạnh đó, còn có một số thành ngữ được giải thích xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau do trong thành ngữ có những từ ngữ cổ, nghĩa cổ hoặc có sự biến dạng ngữ âm khiến thành ngữ khó hiểu hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau về ý nghĩa. Khi đó dễ có sự tác động của từ nguyên dân gian. Đối với những thành ngữ này, bằng phương pháp phân tích, phục nguyên, chúng ta có thể xác định tương đối chính xác nguồn gốc của chúng, trả chúng về nguồn xuất xứ ban đầu.

Tìm hiểu nguồn gốc ra đời của thành ngữ thuần Việt như chúng ta thấy quả là một vấn đề rộng lớn và phức tạp. Rộng bởi hai lẽ: Thứ nhất là vấn đề thời gian. Các thành ngữ cũng giống như từ, vốn ra đời từ rất xa xưa. Hơn nữa, chúng lại ra đời trong một xã hội Việt Nam cổ truyền, khi mà nhận thức của con người còn rất ''ngây thơ", kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Các chất liệu cấu tạo nên thành ngữ chủ yếu là những sự vật, hiện tượng gắn bó với đời sống sinh hoạt của người xưa.

Thứ hai là vấn đề không gian. Liên quan mật thiết đến sự hình thành của thành ngữ không chỉ có nhân tố ngôn ngữ mà còn có sự chi phối của các nhân tố ngoài ngôn ngữ như phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa...gắn với đặc điểm địa phương, vùng miền khác nhau. Chính những lí do kể trên khiến cho việc truy tìm nguồn gốc thành ngữ đòi hỏi phải có sự nghiên cứu liên ngành, thống hợp. Bất kì một sự nghiên cứu nào về nguồn gốc của thành ngữ nếu bỏ qua một trong hai phương diện trên đều là sự nghiên cứu phiến diện, dễ dẫn đến sai lầm.

Trong sự ra đời của thành ngữ, bên cạnh sự chi phối của các nhân tố ngoài ngôn ngữ như đã kể trên, còn có sự tác động của các quy luật ngôn ngữ mà nổi bật là quy luật liên tưởng. Có hai quy luật liên tưởng quan trọng, đó là liên tưởng tương đồng (tạo nên các thành ngữ ẩn dụ), liên tưởng tương cận (tạo nên các thành ngữ hoán dụ). Đặc biệt, liên tưởng đồng âm cũng là một trong cơ sở quan trọng tạo nên nhiều biến thể thành ngữ khiến cho cùng một thành ngữ có thể có nhiều cách giải thích nguồn gốc khác nhau.

3. Như trên đã thấy, thành ngữ thuần Việt ra đời dựa trên cơ sở các thành tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Việt. Vì thế, cho nên mỗi thành ngữ thuần Việt không chỉ phản ánh khá rõ đặc điểm của lĩnh vực văn hóa mà nó đã ra đời, mà còn phản

ánh đặc điểm tư duy của người Việt. Do vậy, muốn truy tìm được nguồn gốc của một thành ngữ thuần Việt cần phải dựa vào các thành tố văn hóa Việt Nam được phản ánh hay còn được lưu giữ trong cấu trúc và ngữ nghĩa của thành ngữ, như phong tục, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa ăn, văn hóa đi lại, đời sống lao động, sinh hoạt v.v...

4. Tương tự như từ, trong hệ thống thành ngữ thuần Việt cũng tồn tại hai kiểu quan hệ ngữ nghĩa, đó là quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa. Có thể nêu một vài nhận xét sau đây:

Thứ nhất, biến thể thành ngữ là những dạng khác nhau của một thành ngữ, có ý nghĩa biểu trưng hoàn toàn giống nhau, có kết cấu ngữ pháp đồng nhất. Còn đồng nghĩa thành ngữ là những thành ngữ khác nhau có ý nghĩa biểu trưng về cơ bản giống nhau, dựa trên những hình ảnh cơ sở khác nhau, có kết cấu ngữ pháp khác nhau; hoặc có kết cấu ngữ pháp đồng nhất nhưng có sự thay thế thành phần cấu tạo bằng những từ ngữ thuộc các trường từ vựng - ngữ nghĩa khác nhau. Hai dạng thành trên khác nhau về bản chất.

Thứ hai, thành ngữ đồng nghĩa thực chất là những cách nói hình ảnh khác nhau về cùng một sự vật, hiện tượng. Việc nhìn nhận, đánh giá đối tượng theo những góc độ khác nhau đã tạo nên những hình ảnh khác nhau về cùng một đối tượng. Có thể nói, các thành ngữ đồng nghĩa chính là một minh chứng cho sự giàu đẹp, phong phú và đa dạng của tiếng nói dân tộc. Đồng thời, việc tìm hiểu các thành ngữ đồng nghĩa phần nào giúp chúng ta hình dung bức tranh văn hóa, tư duy của dân tộc Việt.

Thứ ba, các thành ngữ không chỉ có quan hệ đồng nghĩa với nhau mà còn có quan hệ trái nghĩa. Tuy nhiên, số lượng các thành ngữ trái nghĩa ít hơn nhiều so với thành ngữ đồng nghĩa. Các thành ngữ đồng nghĩa và thành ngữ trái nghĩa tạo thành hai kiểu quan hệ ngữ nghĩa lớn trong hệ thống thành ngữ. Đồng thời, chúng cũng không tồn tại biệt lập mà nằm trong hệ thống đồng nghĩa từ vựng nói chung.

5. Qua việc tìm hiểu ý nghĩa biểu trưng của số từ và danh từ riêng trong thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, hơn bất kì một đơn vị nào khác trong hệ thống ngôn ngữ, thành ngữ là loại đơn vị phản ánh đậm nét những dấu ấn văn hóa dân tộc. Việc dùng con số và tên riêng để biểu trưng là những hiện tượng biểu trưng đặc thù của tiếng

Việt. Nó phản ánh rất rõ lối tư duy của người Việt trong cách thức biểu trưng, đó là thích dùng lối nói hoán dụ.

6. Những kết quả nghiên cứu nói trên của luận án cũng mới chỉ là ban đầu. Còn rất nhiều nội dung cần phải được tiếp tục khảo sát, đặc biệt là những vấn đề về nguồn gốc của thành ngữ thuần Việt. Rõ ràng là việc truy tìm nguồn gốc của từng thành ngữ cụ thể trong kho tàng thành ngữ thuần Việt mênh mông và rộng lớn ấy là một công việc hết sức khó khăn, cần phải có sự trang bị nhiều kiến thức chuyên sâu và nhiều tri thức liên ngành. Dĩ nhiên, đây cũng là một hướng nghiên cứu hứa hẹn nhiều điều mới mẻ, thiết thực.

DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Đỗ Thị Thu Hương, Đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của câu "Thứ nhất thả cá, thứ nhì gá bạc", Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc, 11/2009

2. Đỗ Thị Thu Hương, Đèo heo hút gió hay Đèo Neo hút gió? Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 4, 2011

3. Đỗ Thị Thu Hương, Tìm hiểu sự hình thành của thành ngữ thuần Việt, Đề tài khoa học công nghệ cấp cơ sở, ( đã nghiệm thu 10.2011) - Mã số: C.10.54

4. Đỗ Thị Thu Hương, Về một hướng dạy Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt cho sinh viên ngành Việt Nam học, Tạp chí Khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội 2, số 17/2011

5. Đỗ Thị Thu Hương - Nguyễn Đức Tồn, Truy tìm nguồn gốc của một số thành ngữ thuần Việt có nhiều giải thích , Tạp chí Ngôn ngữ số 9, 2012

6. Đỗ Thị Thu Hương, Xác định khái niệm thành ngữ thuần Việt, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 12-2012

7. Đỗ Thị Thu Hương, Vài nhận xét về cách sử dụng từ ngữ trong giao tiếp thường ngày của giới trẻ hiện nay, Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc 4.2013

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1974), Từ điển truyện Kiều, Nxb Khoa học Xã hội 2. Trần Gia Anh (2004), Con số với ấn tượng dân gian, Nxb Hải Phòng 3. Phan Kế Bính (2005), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin

4. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Đại học Quốc gia, in lần thứ 3

5. Bùi Hạnh Cẩn (1993), 5000 thành ngữ Hán Việt thường dùng, Nxb Giáo dục, Hà Nội

6. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ, Ngôn ngữ (10), tr1 - 18

8. Đỗ Hữu Châu (2004), Giáo trình Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm.

9. An Chi (2005), Chuyện Đông chuyện Tây, tập 1, Nxb Trẻ

10. Nguyễn Văn Chiến (2009), Lớp từ phản ánh thế giới quan tôn giáo của người Việt (tiếp cận nhân học - ngôn ngữ), Hội thảo Ngôn ngữ học toàn quốc 2009

11. Huình Tịnh Plaus Của (1895), Đại Nam quấc âm tự vị

12. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàn Trọng Phiến (2006), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội (tái bản lần thứ bảy)

13. Mai Ngọc Chừ chủ biên (2007), Nhập môn ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục

14. Nguyễn Hữu Chương (2002), Câu đồng nghĩa trong tiếng Việt, Ngôn ngữ (10), tr35-50

15. Nguyễn Đức Dân (1986), Ngữ nghĩa thành ngữ và tục ngữ, sự vận dụng, Ngôn ngữ (3), tr1- 18

16. Nguyễn Đức Dân (1995), Câu đồng nghĩa, Ngôn ngữ (3), tr12-23

17. Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri (1975), Tục ngữ Việt Nam, Nxb Giáo dục

18. Trần Trí Dõi (2007), Giáo trình Lịch sử tiếng Việt (sơ thảo), Nxb ĐHQG Hà Nội, in lần thứ hai

19. Trần Trí Dõi (2011), Khái niệm từ thuần Việt và từ ngoại lai từ góc nhìn của lịch sử tiếng Việt hiện nay, Ngôn ngữ (11), tr8- 15

20. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (2000), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin

21. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt Nam

22. Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ (1967) Việt Nam tự điển, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn

23. Nguyễn Công Đức (1995), Bình diện cấu trúc hình thái - ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn

24. Ferdinand de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nxb Khoa học Xã hội

26. Nguyễn Thiện Giáp (1974), Về khái niệm thành ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ (3)

27. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb Khoa học Xã hội 28. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1998), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục 29. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, tái bản lần thứ hai

30. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục

31. Dương Quảng Hàm (1968, in lần thứ 10), Việt Nam văn học sử yếu, Sài Gòn 32. Hoàng Văn Hành (1980), Tìm hiểu những ý kiến của Hồ Chủ tịch về việc mượn và dùng từ gốc Hán, in trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Nxb Giáo dục

33. Hoàng Văn Hành (2008), Thành ngữ học tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội 34. Hoàng Văn Hành (chủ biên) (2008), Từ tiếng Việt, Nxb Văn hóa Sài Gòn

35. Hoàng Văn Hành (2008), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, Nxb Văn hóa Sài Gòn

36. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2010), Ý nghĩa biểu trưng của số 3 trong tín ngưỡng, văn hóa tộc người Mông, Ngôn ngữ (7)

37. Trần Thị Hồng Hạnh (2011), Nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học

38. Vũ Quang Hào (1992), Biến thể của thành ngữ, tục ngữ, Văn hóa dân gian (1), tr61 - 62

39. Vũ Quang Hào (1993), Thành ngữ, tục ngữ cũ với lớp người mới, Văn hóa dân gian (1), tr53 - 54

40. Phạm Văn Hảo chủ biên (2009), Từ điển phương ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa học

Một phần của tài liệu Nguồn gốc hình thành và đặc điểm cấu trúc ngữ nghĩa của thành ngữ thuần việt (Trang 157 - 170)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w