Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.9. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ POLYP TÚI MẬT Trong nước
Trong thời gian từ năm 2000 đến 2001, Tôn Thất Bách và cộng sự [1], nghiên cứu 43 bệnh nhân được phẫu thuật cắt túi mật do polyp tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Bài báo góp phần nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng và tổn thương giải phẫu bệnh của polyp túi mật. Về đặc điểm lâm sàng, 86% polyp túi mật có triệu chứng đau bụng vùng thượng vị và hạ sườn phải nhưng tác giả không loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng đau bụng. Trong nghiên cứu của tác giả có 9,3% là polyp kết hợp với sỏi và 20,9% giải phẫu bệnh không tìm thấy polyp. Về đặc điểm giải phẫu bệnh, gặp chủ yếu là polyp cholesterol 51,2%.
Vào năm 2002, Mai Khắc Nhu [11], trong nghiên cứu có tựa đề “Bước đầu tìm hiểu giá trị của siêu âm hai chiều trong chẩn đoán polyp túi mật có đối chiếu với phẫu thuật và giải phẫu bệnh” kết quả trên 40 bệnh nhân cắt túi mật do polyp cho thấy độ nhạy của siêu âm là 73,3%. Các giá trị khác của siêu âm chẩn đoán polyp túi mật như độ chính xác, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm cho polyp kích thước trên 10 mm và dưới 10 mm chưa thấy đề cập đến.
Tại Bệnh viên Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh, trong thời gian từ năm 2001 đến 2003, tác giả Trần Văn Phơi, Trần Phùng Dũng Tiến [12] nghiên cứu hồi cứu 60 bệnh nhân cắt túi mật do polyp. Tác giả cho biết tỷ lệ thành công cắt túi mật do polyp nhưng chưa nghiên cứu mối liên quan giữa polyp và ung thư túi mật.
Các tác giả khác như Nguyễn Trung Tín từ năm 2000 đến 2005 [16], “nghiên cứu giá trị của siêu âm trong chẩn đoán các thương tổn dạng polyp của túi mật đối chiếu với kết quả phẫu thuật và mô bệnh học” gồm 109 bệnh nhân. Tác giả không nghiên cứu về chỉ định phẫu thuật cũng như nguy cơ hóa ác của polyp. Phạm Xuân Thứ, Hà văn Quyết từ 2003 đến 2006 [15], đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi polyp túi mật tại Bệnh viện Việt Đức gồm 157 bệnh nhân. Nguyễn Tăng Miên từ năm 2002 đến 2008 [10], báo cáo 120 bệnh nhân được phẫu thuật cắt túi mật nội soi do polyp tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng. Tác giả chú trọng nghiên cứu về phương pháp phẫu thuật, nêu lên độ an toàn của kỹ thuật mổ nội soi cắt túi mật do polyp.
Từ năm 2006 đến 2008, Liêu Chí Hùng, Nguyễn Trung Tín [7], nghiên cứu 76 trường hợp “polyp túi mật với các yếu tố tiên lượng ác tính”, trong nghiên cứu này, tác giả nêu lên các yếu tố nguy cơ, nhưng chưa cho biết xác suất về các yếu tố nguy cơ chẩn đoán polyp túi mật.
Các tác giả Nguyễn Cường Thịnh, Nguyễn Hoàng Việt từ năm 1996 đến 2010 [14], hồi cứu 160 bệnh nhân polyp túi mật tại khoa ngoại tiêu hóa Bệnh viện trung ương Quân đội 108, tác giả mô tả “Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật bệnh polyp túi mật”. Về lâm sàng, tác giả chưa loại trừ các nguyên nhân gây ra đau bụng. Về điều trị, tác giả chủ yếu đánh giá tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật, nhưng chưa nghiên cứu chỉ đinh điều trị bệnh polyp túi mật.
Nhìn chung, các nghiên cứu trong nước về polyp túi mật có số lượng bệnh nhân không nhiều, phương pháp hồi cứu là chủ yếu, và tập trung nghiên cứu về độ an toàn của phẫu thuật cắt túi mật nội soi do polyp. Trong nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, các tác giả tập trung mô tả triệu chứng nhưng chưa loại trừ các nguyên nhân gây đau bụng khác. Về siêu âm chưa nghiên cứu giá trị siêu âm chẩn đoán polyp túi mật (độ đặc hiệu, độ chính xác, giá trị tiên đoán âm, giá trị tiên đoán dương), một số tác giả chỉ phân tích độ nhạy chung nhưng chưa nghiên cứu cho polyp có kích thước trên 10 mm hoặc dưới 10 mm. Về điều trị polyp túi mật, các tác giả chủ yếu đánh giá tỷ lệ thành công của kết quả phẫu thuật, chưa nghiên cứu mối liên quan giữa polyp ác và lành tính, và chưa có nghiên cứu nào đưa ra khuyến cáo về chỉ định điều trị cho polyp túi mật ở người Việt Nam.
Ngoài nước
Năm 1857, Virchop mô tả vai trò chuyển hóa mỡ của túi mật. Sự tích tụ lipid ở lớp dưới niêm lồi lên trên bề mặt niêm mạc tạo nên u có màu vàng hình quả “dâu tây” gọi là hiện tượng tích tụ cholesterol trong túi mật. Về sau, tác giả nghiên cứu thấy những nụ màu vàng lồi lên trên bề mặt túi mật có đường kính nhỏ hơn 1 mm gọi là polyp cholesterol. Về vi thể, khác với polyp tuyến, polyp cholesterol không chứa mô hạt hay thành phần của mô đệm bên cạnh lớp lipid được phủ bởi đại thực bào. Đến năm 1944, 10% trong số trường hợp lắng đọng cholesterol trong thành túi
mật được Womack thực hiện cắt túi mật để điều trị cho bệnh này [26].
Năm 1958, Carrera và Oschsner [30], nghiên cứu 1300 bệnh phẩm cắt túi mật do tổn thương dạng polyp. Tác giả mô tả 5 loại tổn thương hay gặp của polyp túi mật: polyp viêm, polyp cholesterol, polyp tuyến, bệnh cơ tuyến, và ung thư biểu mô tuyến. Tác giả không đề cập đến chỉ định phẫu thuật mà chủ yếu đưa ra phân loại về mô bệnh học bệnh polyp túi mật.
Năm 1970, Christensen và cộng sự [37] báo cáo 180 trường hợp u lành và dạng u của túi mật, tác giả đưa ra phân loại đầu tiên đơn giản về u lành và dạng u của túi mật. Trong 180 trường hợp có 3/180 polyp viêm; 21/180 polyp cholesterol;
91/ 180 polyp tăng sản; 51/ 180 polyp tuyến; 2/180 u tế bào hạt, và 7/180 là mô dạ dày lạc chỗ.
Năm 1988, Koga [56], trên 40 bệnh nhân được cắt túi mật do polyp. Trong số này polyp lành tính là 32, polyp ác tính 8 trường hợp. Tổn thương polyp lành tính ở bệnh nhân tuổi nhỏ hơn 60 chiếm 69% và kích thước dưới 10 mm là 95%.
Polyp ác tính gặp ở bệnh nhân tuổi lớn hơn 60 là 75%, và kính thước trên 10 mm là 88%. Tất cả polyp có kích thước trên 10 mm được chỉ định phẫu thuật dù lành hay ác tính. Như vậy, tác giả cũng chưa tìm được chỉ định điều trị hợp lý cho bệnh polyp túi mật do còn cắt túi mật cho cả polyp lành tính và không có triệu chứng khi polyp có kích thước trên 10.
Năm 1992, Shinkai [111], mô tả 74 trường hợp cắt túi mật do polyp có kích thước dưới 20 mm. Tác giả gặp kích thước polyp ác tính khoảng 10,8 ± 4,16 mm.
Năm 1996 đến 2007, Ito [52] nghiên cứu 417 bệnh nhân polyp túi mật có 55% (229/417) nữ, tuổi trung bình 59 (20 - 94). Siêu âm phát hiện polyp 64%
(265/417), đau bụng 23% (94/417); polyp có đường kính nhỏ hơn 10 mm 94%; lớn hơn 10 mm là 7%; đơn polyp 59% ( 244/ 417) và polyp kết hợp với sỏi là 12%
(48/417). Trong số 143 bệnh nhõn được theo dừi bằng siờu õm cú 6% (8/143) polyp lớn dần. Trong 80/143 bệnh nhân được phẫu thuật cắt túi mật thì dạng polyp chiếm 58%; polyp tuyến chiếm 10%, không tìm thấy polyp 32%. Một trường hợp ung thư tại chỗ đường kính trên 14 mm.
Năm 1999, Shim [107] tìm hiểu “ tần suất và yếu tố rủi ro” bằng việc kiểm tra sức khỏe hàng loạt 1330 bệnh nhân trên siêu âm. Trong các dạng tổn thương polyp túi mật qua siêu âm thì đa polyp chiếm 36% còn đơn polyp chiếm tỷ lệ 64%, không phát hiện được tổn thương ác tính.
Năm 2000, Sugiyama [121], nghiên cứu siêu âm qua nội soi 194 bệnh nhân chia làm hai nhóm phẫu thuật và không phẫu thuật. Nhóm phẫu thuật có 58/194 trường hợp cắt túi mật. Trong số này tổn thương mô bệnh học 36 polyp cholesterol, 4 polyp tuyến, 7 bệnh cơ tuyến, 11 ung thư. Nhóm không phẫu thuật 136/194 bệnh nhõn theo dừi trong 9 năm, khụng cú trường hợp nào phỏt triển thành ung thư.
Cùng thời gian này, Terzi [124], nhiên cứu về chỉ định phẫu thuật bệnh polyp túi mật, tác giả khuyến cáo tuổi người bệnh trên 60 và đường kính polyp trên10 mm cần được chỉ định mổ cắt túi mật.
Năm 2001, Yeh và cộng sự [132], trên 123 bệnh nhân hồi cứu cắt túi mật nội soi do polyp. Tác giả chia 4 nhóm: tuổi trung bình ở nhóm polyp tuyến và ung thư biểu mô tuyến có ý nghĩa hơn các nhóm khác; tỷ lệ gặp ở nữ nhiều hơn nam ở polyp dạng u và ung thư biểu mô tuyến; 7 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến có kích thước lớn hơn 15 mm; tổn thương polyp dạng u liên quan đến tuổi, giới, số lượng, kích thước polyp có ý nghĩa thống kê.
Năm 2002, Lee và cộng sự [64] nghiên cứu 68 bệnh nhân cắt túi mật nội soi 4/68 polyp ác tính có đường kính trên 15 mm. Tổn thương dạng u túi mật có liên quan đến tuổi, giới, số lượng polyp có ý nghĩa thống kê và tác giả cũng đưa ra chỉ định phẫu thuật cho polyp ở bệnh nhân tuổi trên 50 và kích thước lớn hơn 10 mm.
Năm 2003, Li và cộng sự [67] nghiên cứu 342 bệnh nhân polyp túi mật.
Trong đó 72,2% (247/342) bệnh nhân có triệu chứng. Polyp ác tính gặp ở tuổi trên 50 là 76,8%; kích thước trên 10 mm chiếm 91,7%; đơn polyp tỷ lệ ác tính nhiều hơn đa polyp.
Năm 2004, Sun [122], trong 194 bệnh nhân tuổi trung bình 45,7. Đa polyp gặp 64,7% (125/194), và đơn polyp 35,3% (69/194); kích thước polyp trung bình 3,8 + 2,2 mm và hầu hết là polyp cholesterol 70,1% (136/194). Trên 5,6% (11/194)
polyp ác tính có đường kính trung bình 10,2 ± 3,9 mm thì 2/11 có nguồn gốc từ biểu mô tuyến, và 7/11 polyp kết hợp với sỏi.
Năm 2006, Meriggi [75], đưa ra những nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nên ung thư túi mật là polyp có kích thước > 10 mm; sỏi kết hợp polyp túi mật;
đột biến gen sinh ung p53 ở đoạn ngắn nhiễm sắc thể 17, sự bất thường về kênh chung mật tụy.
Năm 2009, Park [90] theo dừi bằng siờu õm 1557 bệnh nhõn polyp tỳi mật từ 1995 đến 2005 cho đến khi cắt tỳi mật. Thời gian theo dừi trung bỡnh 37,2 thỏng (1- 46 thỏng) gồm 823 nam, 723 nữ. Theo dừi trong 1 năm, nguy cơ ỏc tớnh của polyp dạng u là 1,7%; trong 5 năm là 2,8%, và trong 8 năm là 4%. Thời gian theo dừi trờn siêu âm trong 1 năm, tỷ lệ phát hiện chính xác polyp ác tính là 0,2% so với trong 5 năm là 1%.
Nhìn chung: qua nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cho thấy polyp có kích thước trên 10 mm và tuổi trên 50, polyp kết hợp với sỏi, và hoặc polyp kèm triệu chứng đau bụng có nguy cơ ác tính cao. Các tác giả cũng đã đưa ra khuyến cáo về chỉ định phẫu thuật đối với polyp có kích thước trên 10 mm. Các polyp có kích thước dưới 10 mm, hầu hết cỏc tỏc giả đề nghị nờn theo dừi bằng siờu õm bụng.