Đặc điểm bệnh nhân 1.Tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lâm sàng, hình ảnh siêu âm và hình thái mô bệnh học của polyp túi mật (Trang 93 - 95)

- Xác suất để polyp gặp ở bệnh nhân tuổi ≥ 50, xảy ra liên quan đến ung thư

4.1.Đặc điểm bệnh nhân 1.Tuổ

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1.Đặc điểm bệnh nhân 1.Tuổ

4.1.1.Tuổi

Trong 330 bệnh nhân của nghiên cứu chúng tôi, tuổi nhỏ nhất là 17, lớn nhất là 89, hai bệnh nhân 82 tuổi, tuổi trung vị 43 [36-52]. Tuổi của nhóm ung thư biểu mô tuyến dạng polyp nhỏ nhất 28, trung bình 66 (52-72). Trong 2 bệnh nhân 82 tuổi có một bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến biệt hóa kém. Bệnh nhân vào viện kèm theo có polyp đại tràng chậu hông, được cắt polyp qua nội soi ống mềm, ổn định, kết quả

mô bệnh học là u tuyến nghịch sản. Một bệnh nhân khác là ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa. Bệnh nhân lớn tuổi nhất (Số hồ sơ: 07-004750) cũng ung thư biểu mô tuyến biệt hóa rõ. Như vậy, tuổi càng lớn thì nguy cơ ung thư biểu mô tuyến dạng polyp càng cao.

Chúng tôi chia hai nhóm tuổi lớn hơn hoặc bằng 50 và nhỏ hơn 50. Nhóm tuổi lớn hơn hoặc bằng 50 chiếm 32,7% (108/330), trong số này ung thư biểu mô tuyến dạng polyp chiếm tỷ lệ 78,3% (18/ 23) và liên quan với nhóm polyp lành tính có ý nghĩa thống kê, với p = 0,001. Tuổi nhỏ hơn 50 chiếm 67,3% (222/330), trong đó polyp lành tính là chủ yếu 97,7% (217/ 222) so với ung thư biểu mô tuyến dạng polyp chỉ gặp 2,3% (5/222) trường hợp. Nhóm tuổi lớn hơn hoặc bằng 50, polyp túi mật có nguy cơ ác tính tăng gấp 9 lần so với tuổi dưới 50, tỷ số chênh = 8,7 (KTC 95%: 3,1 – 24,1).

Các tác giả trong nước, theo Tôn Thất Bách và cộng sự [1] tại Bệnh viện Việt

Đức năm 2001, 43 trường hợp polyp túi mật, lứa tuổi hay gặp là 30 – 50, tuổi trung bình 40 ± 2, độ tuổi phù hợp với nghiên cứu chúng tôi. Nguyễn Tăng Miên và cộng sự từ năm 2002 đến 2008 [10], hồi cứu 120 bệnh nhân polyp túi mật tại Bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) có 36,7% (32/120) bệnh nhân trên 50 tuổi, độ tuổi gặp nhiều nhất là 30 – 50. Hai trường hợp lớn tuổi nhất 54 và 58 tuổi là ung thư biểu mô tuyến. Theo tác giả, những bệnh nhân tuổi trên 50 và polyp có kích thước trên 10 mm thì tỷ lệ polyp thoái hóa ác tính cao. Nguyễn Trung Tín và cộng sự [16], tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh hồi cứu 109 trường hợp polyp túi mật, tuổi trung bình 41,5 ± 13,2 (17- 80 tuổi), trong số này có 3,7% (4/109) là ung thư túi mật. Tác giả cũng đưa ra khuyến cáo ở bệnh nhân tuổi trên 50 và polyp có kích thước từ 6 đến 10 mm nên có chỉ định phẫu thuật cắt túi mật vì nguy cơ ác tính cao.

Các tác giả nước ngoài, theo Shinkai năm 1997 [111], nghiên cứu 74 bệnh nhân cắt túi mật do polyp, tuổi hay gặp là 54,3 ± 13,4. Trong số này 7% (5/74) là ung thư biểu mô tuyến, tuổi trung bình trên 50 (59,8 ± 13,9). Terzi [124], trên 100 trường hợp polyp túi mật, tuổi lớn hơn hoặc bằng 60 chiếm 39% (39/ 100) và trong

đó polyp ác tính chiếm 73% (26/39). Tác giả khuyến cáo cắt túi mật ở lứa tuổi trên 60 khi polyp có đường kính trên 10 mm. Nghiên cứu của Yoshida [133], cắt túi mật nội soi cho 56 bệnh nhân ung thư túi mật, độ tuổi trung bình 66 tuổi (36 - 87) gồm ung thư túi mật giai đoạn pT1 là 13 bệnh nhân, pT2 25 và pT3 là 14 bệnh nhân. Park năm 2009 [90], trên 1558 bệnh nhân polyp túi mật theo dõi trong thời gian 37,2 tháng từ khi phát hiện polyp cho đến khi phẫu thuật cắt túi mật có tuổi trung bình là 48,5 ± 12,8 nhỏ hơn so với 49,7 ± 15,6 của nhóm tuổi ung thư biểu mô tuyến dạng polyp. Tác giả nhận thấy tuổi trên 50 thì khả năng gặp ung thư biểu mô tuyến túi mật nhiều hơn tuổi dưới 50.

Như vậy, trong nghiên cứu chúng tôi và các tác giả trong và ngoài nước cho thấy polyp túi mật gặp nhiều ở khoảng tuổi từ 30 – 50, và ung thư biểu mô tuyến dạng polyp thường gặp ởđộ tuổi trên 50.

4.1.2. Giới

Trong nghiên cứu chúng tôi có 47,4% (156/330) nam và 52,6% (174/330) nữ, tỷ số nam / nữ: 1 / 1,1. Trong số này có 23 trường hợp ung thư biểu mô tuyến dạng polyp thì nữ chiếm 65,2% (15/23), và nam là 34,8% (8/23). Giới nữ hay gặp nhiều hơn nam nhưng liên quan đến ung thư biểu mô tuyến dạng polyp không có ý nghĩa thống kê, (bảng 3.30).

Tuy nhiên, một số ít nghiên cứu có tỷ lệ nam nữ bằng nhau [1], nhưng phần lớn cho thấy nữ gặp nhiều hơn nam. Phạm Xuân Thứ, Hà Văn Quyết năm 2009 [15]

ở Bệnh viện Việt Đức, có 157 bệnh nhân cắt túi mật nội soi do polyp gặp 87 nữ, 70 nam. Trần Văn Phơi từ năm 2001 đến 2003 [12], báo cáo 60 trường hợp polyp túi mật mổ nội soi, tỷ lệ nữ 61,7% nhiều hơn so với nam là 38,3%.

Các tác giả nước ngoài, theo Levy [65], giới được xem là một trong các yếu tố nguy cơ của ung thư túi mật, khả năng mắc ung thư túi mật ở nữ cao hơn nam từ

2 đến 6 lần. Sự khác biệt về giới có thể liên quan đến xuất độ cao của sỏi túi mật ở

nữ. Sỏi túi mật gặp trong ung thư túi mật từ 30-60% [41], [106].

Một số ít tác giả gặp nam nhiều hơn nữ. Trong nghiên cứu của Park [90] tỷ

số nam/ nữ là 835/723. Nghiên cứu các tác giả khác nữ nhiều hơn nam. Theo Sugiyama từ 1988 - 1997 [120], 194 bệnh nhân chẩn đoán polyp túi mật bằng siêu âm qua nội soi gặp 105 nữ và 89 nam. Cũng cùng số lượng bệnh nhân như trên, tác giả Sun [122] (1994-2002), gặp 101 nữ và 93 nam, tỷ số nữ/nam là 1/ 0,92. Majeski [72], 80% polyp túi mật xảy ra ở nữ.

Như vậy, các tác giả trong và ngoài nước cho rằng polyp túi mật hay gặp ở

nữ nhiều hơn nam tương tự nghiên cứu của chúng tôi, nhưng không liên quan đến polyp ác tính, với p > 0,05.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu lâm sàng, hình ảnh siêu âm và hình thái mô bệnh học của polyp túi mật (Trang 93 - 95)