* Ghi nhớ: SGK tr37 IV. Luyện tập:
4. Củng cố: Hệ thống bài:
? Em học được điều gì sau khi tìm hiểu xong văn bản?
5. Dặn dò: - Thuộc bài
Ngày soạn: 20/01/2010 Ngày giảng 7A: 22/01/2010
Tiết 86 – Tiếng Việt
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂUA. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Nắm được khái niệm trạng ngữ trong câu, phân biệt loại trạng ngữ. - Ôn lại các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học.
- Rèn kĩ năng thêm trạng ngữ cho câu vào các vị trí khác nhau.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.1. Ổn định tổ chức. 1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là câu đặc biệt? Nêu ví dụ?, làm bài tập 3 tr29
3. Bài mới: Hoạt động 1: Hoạt động 1:
GV: Ở Tiểu học các em đã tìm hiểu về trạng ngữ. Em hãy nhắc lại thế nào là trạng ngữ?
(2 – 3 hs)
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, chuyên bổ sung các thông tin về nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, điều kiện...cho sự việc được nói tới trong câu.
Ví dụ:
- Thêm trạng ngữ cho câu có thể xem là một cách mở rộng câu.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ
HS đọc ví dụ tr 39
Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên?
Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung, thông tin, tình huống gì?
(1) – Thông tin về địa điểm (nơi chốn) (2) - Bổ sung thông tin về thời gian. (3) – Nt (4) – Nt I. Đặc điểm của trạng ngữ 1. Ví dụ: SGK tr39 2. Nhận xét: * Xác định trạng ngữ trong ví dụ: - Dưới bóng tre xanh(1), đã từ lâu đời(2)...đời đời, kiếp kiếp (3). - ..., từ nghìn đời nay(4)... (Thép Mới)
Ngoài ra trạng ngữ còn bổ sung nội dung cho câu về nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, điều kiện...
- GV nêu ví dụ - HS chỉ rõ từng loại trạng ngữ trong ví dụ (bảng phụ)
- Trời mưa, chúng em không đi đá bóng được.
- Để bố mẹ vui, em cố gắng chăm chỉ học.
- Bằng xe đạp, em đi đến trường.
- Với tinh thần yêu nước, các chiến sĩ đã xả thân bảo vệ tổ quốc.
Tóm lại: Trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì?
Em nhận xét gì về vị trí trạng ngữ trong câu?
- Có thể đổi vị trí của trạng ngữ trong các câu trên không? VD?
Đời đời, kiếp kiếp, tre ăn ở với người... Giữa trạng ngữ và nòng cốt câu thường có dấu hiệu gì?
→ Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong đặc điểm của trạng ngữ.
Qua phân tích những vd trên, cho biết trạng ngữ có đặc điểm gì?
* Bài tập nhanh:
- Trong VD sau, câu nào có trạng ngữ vì sao?
a) Tôi đọc báo hôm nay. b) Hôm nay, tôi đọc báo
- VD a: Không có trạng ngữ (Hôm nay = định ngữ của danh từ “báo”)
- VD b: Có trạng ngữ (Người xưng tôi đọc báo trong ngày hôm nay)
có thể đổi b = Hôm nay, tôi đọc báo → Lưu ý: Về nguyên tắc các trạng ngữ có thể có 3 vị trí khác nhau – Tuy nhiên khi xếp đặt trạng ngữ cần cất nhắc sao
- Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu, có thể để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
* Vị trí của trạng ngữ trong câu:
- Có thể đứng ở đầu câu, cuối hoặc giữa câu.
- Giữa trạng ngữ với nòng cốt câu thường có 1 quãng nghỉ khi nói và 1 dấu phẩy khi viết.
cho phù hợp với liên kết và mạch lạc của văn bản cũng như tình huống giao tiếp để tránh hiểu sai nghĩa.
VD:
a) Một vài lần, tôi đề nghị nó đọc to từ này.
b) Tôi - một vài lần - đề nghị nó đọc to từ này.
c)Tôi đề nghị nó đọc to từ này một vài lần
Hoạt động 3:
Hướng dẫn học sinh giải bài tập
II. Luyện tập
Bài 1: Xác định vai trò, chức năng của cụm từ: “Mùa xuân”
a) Mùa xuân của tôi...là mùa xuân có... CN VN
b) Mùa xuân, cây gạo... TN
c) Tự nhiên như thế, ai / cũng chuộng mùa xuân
BNd) Mùa xuân ....Mỗi khi... d) Mùa xuân ....Mỗi khi... CĐB
Bài 2: Xác định và gọi tên các trạng ngữ:
a)... như báo trước... → TN cách thức. - ...khi đi qua những cánh đồng xanh → Trạng ngữ thời gian.
- ...Trong cái vỏ xanh kia → Trạng ngữ địa điểm.
- ...Dưới ánh nắng → Trạng ngữ địa điểm – nơi chốn.
b) Với khả năng thích ứng...đây → Trạng ngữ cách thức.
4. Củng cố: Hệ thống bài:
? Trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì?
5. Dặn dò: - Thuộc ghi nhớ
- Hoàn thiện các bài tập - Chuẩn bị bài sau
Ngày soạn: 20/01/2010 Ngày giảng 7A: 22/01/2010
Tiết 87 – Tập làm văn