Tìm hiểu đề văn nghị luận.

Một phần của tài liệu Ngữ văn 7 kì II phù hợp, dùng ngay (Trang 29 - 31)

1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận. nghị luận.

- Đề văn nêu ra một vấn đề để bàn và đòi hỏi người viết phải bàn luận để làm rõ

- Đề nào cũng có luận điểm để người viết giải quyết

- Luận điểm của đề 3: Tác dụng của thuốc đắng

- Luận điểm của đề 4: Tác dụng của thất bại

- Luận điểm của đề 5: Tầm quan trọng của tình bạn đối với đời sống con người

- Luận điểm của đề 6: Biết quý, biết tiết kiệm thời gian

- Luận điểm của đề 7: Cần phải khiêm tốn (chống tự phụ)

- Luận điểm của đề 8: Quan hệ giữa 2 câu tục ngữ - mqh giữa việc học thầy và học bạn (tự học)

- Luận điểm của đề 9: Vai trò, ảnh hưởng khách quan của môi trường, yếu tố bên ngoài

- Luận điểm của đề 10: Hưởng thụ và làm việc, cái gì nên chọn trước, chọn sau?

- Luận điểm của đề 11: Không nên thật thà. Đúng hay sai? Khôn hay dại?

GV: Khi đề nêu lên một tư tưởng, một quan điểm người viết có 2 thái độ: Hoặc là đồng tình, ủng hộ hoặc là phản đối. Nếu là đồng tình thì hãy trình bày ý kiến đồng tình của mình - Nếu là phản đối thì hãy phê phán nó là sai trái GV

- Mỗi đề vắn ít nhất thể hiện một luận điểm chính

vd: Đề 1, 3, 4, 5, 6, 7, 11

Những đề này muốn có luận điểm nhỏ hơn để làm bài, người viết tự mình phải suy nghĩ và phân tích một cách hợp lý Vd:

Đề 1: LĐ1: Vì sao Bác Hồ bất tử LĐ2: Bác Hồ bất tử trong lòng nhân dân như thế nào?

Đề 3: Vì sao thuốc đắng giã tật? Thuốc đắng giã tật như thế nào?

Ý nghĩa của câu tục ngữ là gì? - Có những đề hàm chứa hai luận điểm

Vd: đề 2, 8, 9, 10

+ Đề 2: LĐ1: Tiếng việt giàu LĐ2: Tiếng việt đẹp

+ Đề 8: LĐ1: Học thầy không tày học bạn

LĐ2: Không thầy đố mày làm nên

Thái độ của người viết đối với từng đề như thế nào?

- Đề 3 – 11: Phân tích khách quan

- Mỗi đề nghị luận đòi hỏi người viết một thái độ tình cảm phù hợp; khẳng định hay phủ định, tán thành hay phản đối, chứng minh, giải thích hay tranh luận

Một phần của tài liệu Ngữ văn 7 kì II phù hợp, dùng ngay (Trang 29 - 31)