III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học
2. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ:
- HS đọc yêu cầu bài toán ví dụ.
* Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
- GV treo bảng: Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá? (2 + 3 + 4 – GV ghi) …
- GV giới thiệu a + b + c được gọi là biểu thức có chứa ba chữ.
3. Giá trị của biểu thức có chứa ba chữ:
- GV: Nếu a = 2, b = 3, c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9; 9 là giá trị của biểu thức a + b + c.
- Hướng dẫn HS làm các ý còn lại.
* Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm thế nào? * Mỗi lần thay chữ bằng các số ta tính được gì?
Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a+ b + c
* So sánh biểu thức có chứa 1, 2 chữ với biểu thức có chứa 3 chữ.
4. Thực hành:
Bài 1 (44): HS làm CN – 2em Chữa bài - Nhận xét. Bài 2 (44): Tương tự bài 1
Nếu a = 9, b = 5 và c = 2 thì giá trị biểu thức a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90. Nếu a = 15, b = 0 và c = 37 thì giá trị biểu thức a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0.
Bài 3 (44): Tương tự bài 1, HS làm bài, chữa bài. Nhận xét.(Nếu còn thời gian) Bài 4: a, Công thức tính chu vi của tam giác là: P = a + b + c
b, Chu vi của hình tam giác là:
5 + 4 + 3 = 12 (cm); 10 + 10 + 5 = 25 (cm); 6 + 6 + 6 = 18 (dm)
IV. Củng cố - GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009
Toán: Tiết 35. TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
Hoàn thành bài 1(ýa,dòng2,3 – ýb dòng1,2), 2 (trang 45)
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
I. Tổ chức lớp: HS hát - Kiểm tra sĩ số. Vắng: