THỰC HÀNH YOGA NHƯ THẾ NÀO

Một phần của tài liệu yoga thực hành đơn giản ppsx (Trang 84 - 86)

VI -KHI NÀO KHÔNG NÊN ĂN

THỰC HÀNH YOGA NHƯ THẾ NÀO

Chúng tôi đã tới đoạn chót của học thuyết YOGA.

Chúng tôi hy vọng rằng, nếu bạn muốn, đã đưa vào tay bạn một lợi khí để giúp đỡ bạn làm cho đời sống thêm tươi đẹp hơn, lâu dài hơn và phong phú hơn.

Đã có sự chi xảy ra kể từ khi bạn mở cuốn sách này ?

Chúng tôi tưởng tượng là bạn đã bắt đầu đọc hết các trang rồi. Bạn chưa hề - và còn lâu nữa - thực hành tất cả những môn luyện tập về thể chất và tinh thần cùng những quy tắc chỉ dẫn ở đây.

Khi mới đọc lướt qua, bạn đã nhận thấy là các môn luyện tập hay quy tắc này đều có vẻ quen thuộc đối với bạn, còn các điểm khác lại có vẻ khá giản dị và dễ thực hành. Bạn đã thí nghiệm các điều đó và đã thâu lượm được một ích lợi hiển nhiên để khuyến khích bạn cứ việc tiếp tục.

Sáng dậy, bạn đã chải lưỡi. Bạn đã tập nới dãn, buông lơi, hô hấp điều hòa hơn và thỉnh thoảng lại tập trung tư tưởng, tất cả mọi điều đó đã tạo nên một hạnh phúc cỏn con nhưng thực sự chưa đúng phương pháp.

Nhất là bạn đã có một trạng thái tinh thần mới mẻ và nhìn đời với đôi mắt khác xưa.

Bạn tự nhủ thầm là kết quả việc đọc cuốn sách này chỉ giới hạn đến thế thôi, như vậy kể ra cũng đã khá tốt đẹp. Nhưng bạn nên biết là bạn rất có thể tiến xa hơn nữa. Kết quả, đấy là triết lý của học thuyết YOGA. Lẽ tất nhiên triết lý này thuộc về siêu-hình-học và có nhiều ảnh hưởng về tôn giáo. Các tư-tưởng-gia là những người đầu tiên đã khám phá và triển nở siêu-hình-học ; tất cả triết lý tân thời tây phương đều dựa trên quan niệm của họ. ARISTOTE, triết-gia Hy lạp (384-322 trước THIÊN-CHÚA) là cha đẻ ở Âu-châu về cách thức diễn tả tư tưởng. Đến thời đại CICÉRON (106-43 trước T.C.) những công trình của Aristote đã bị lãng quên từ lâu, lại được khám phá ra và trao phó cho Andronicus de RHODES để xuất bản. Vì các lý thuyết của Aristote rất trừu-tượng, không thể nào xếp loại được, nên A. de Rhodes đành phải đặt cho các lý thuyết ấy một nhan đề : "TA META TA PHYSICA" nghĩa là : "Bản bổ-sung cho môn Vật-lý".

Các người Hy-lạp tin tưởng rằng họ khôn ngoan là do sự phù hộ của các Thần-thánh ở núi OLYMPE. Nhưng sự thực đã chứng minh rằng một phần lớn các điều khôn ngoan đó, trước cuộc chinh phục của vua ALEXANDRE, đã do các du khách từ ẤN ĐỘ đem tới và do các người đi theo đoàn quân chiến thắng. Đấy là điểm giải thích sự tương- quan liên hệ giữa học thuyết YOGA với các đại tư-tưởng-gia thời xa xưa.

Lẽ tất nhiên, khi người ta muốn trèo lên một trái núi cao, hôm nào đẹp trời, mắt đã trông ngay thấy đỉnh núi cao chót vót. Sự thực, người ta chỉ có thể lên tới đấy bằng cách leo dốc rất thong thả, đều đặn, kiên tâm và bền chí. Chớ nên thất vọng và thỉnh thoảng cần phải ngưng lại để nghỉ ngơi, nhưng mỗi bước tiến lên là một bước đã chiếm đoạt được trên quãng đường còn lại.

Cũng như bây giờ, bạn hãy cầm lấy cuốn sách này và mở lại từ trang đầu vì nay trí tò mò của bạn đã được thỏa mãn, do bạn đã trông thấy rõ ràng đỉnh núi cao để tiến tới. Vậy chỉ còn việc thẳng tiến một cách thong thả, điều hòa. Nhất là bạn chớ nên tìm cách bao biện hay ôm đồm nhiều việc cùng một lúc. Bạn hãy trù liệu cho có đủ thì giờ : việc của bạn làm tuy ít ỏi nhưng cần phải làm cho đích đáng.

Trên bình diện thể chất, bạn hãy thích ứng các môn luyện tập do chúng tôi đề nghị tùy theo với các phương tiện và khả năng của bạn. Lẽ tất nhiên, tất cả mọi người đều không được cấu tạo giồng nhau và không cùng có những năng khiếu về sự mềm dẻo hay bền bỉ... Nhất là bạn chớ nên thất vọng về một vài môn luyện tập hình như đối với bạn không tài nào thực hiện nổi. Bạn hãy tạm để chúng ra một bên rồi sau này bạn lại quay về với chúng. Bạn hãy luyện tập lại và một ngày đẹp trời kia, bạn sẽ hái được kết quả khả quan.

Nhất là bạn nên nhớ lại rằng bất cứ một dục vọng hay mục tiêu nào nẩy nở ra trong tư tưởng một người thời người ấy có thể thực hiện được sự ham muốn hay đạt tới mục tiêu đó.

Một phép mầu nhiệm chỉ là một tư tưởng thực-thể-hóa. Điểm này có vẻ khó hiểu nhưng bạn thử suy nghĩ xem. Bạn hãy cân nhắc vấn-đề ở trong trí óc và nếu không tin, bạn thử thí nghiệm xem rồi bạn sẽ thấy. Mỗi khi một sự ham muốn đến với bạn, nó đều có xu hướng thể hiện và chắc chắn là nó sẽ thể hiện được nếu bạn tập trung tư tưởng một cách sâu thẳm, có động lực tính, như YOGA đã hướng dẫn bạn, để làm cho nó trở thành sự thực. Xin bạn nhớ cho là nếu một người chỉ có toàn những tư tưởng tiêu cực, chủ bại thời y chỉ có thể là một đồ bỏ đi. Không tài gì ngăn cản nổi y trở nên như thế.

Trái lại nếu một người chỉ có toàn ý kiến xây dựng và tích cực, thường nói đến chiến thắng và thành công, y phải thành công và y sẽ thành công, bất kể đến cách thức sinh sống do y lựa chọn.

Y sẽ là người được người khác yêu mến chứ không phải bị người khác nói xấu, là người vui tươi, sung sướng chứ không phải là người hay cáu kỉnh, hờn giận.

PATANJALI đã nói đến, ở trong mỗi người chúng ta, một sự cấu tạo nên những thái độ mới mẻ về tinh thần (SAMSKARAS) để triển nở những thói quen mới lạ và cải thiện các điều kiện về vật chất của đời sống. Đấy là một diễn-tiến rất cao, bắt đầu ở trong nội bộ thân thể người ta, #đối với bạn, phương thức tốt đẹp nhất để thực hiện các điều đó là hàng ngày thực hành môn "Tập trung động lực" và do sự nhắc lại nhiều lần một MANTRA đã lựa chọn, bó buộc cái "bản ngã" tinh thần của bạn phải thừa nhận một thói quen do bạn muốn làm nẩy nở ra ở trong người.

TRIỂN NỞ LIÊN TỤC DO HỌC THUYẾT YOGA

Vậy sau khi đọc lướt qua một lần, bạn đã đọc lại cuốn sách này một cách đứng đắn hơn, có phương pháp hơn và sâu sắc hơn.

Trên bình diện tinh thần, mỗi ngày bạn càng thấm nhuần thêm hơn nữa và bạn hái được nhiều thành quả tốt đẹp. Vì nếu bạn tỏ ý trung kiên với các sự hướng dẫn của chúng tôi thời không hề bao giờ bạn lại bị phản bội.

Trên bình diện thể chất, bạn đã lựa chọn chương trình nào để thực hành môn luyện tập đó ? Chúng tôi xin nhắc lại là bạn cần thích ứng các môn luyện tập với những khả năng của bạn.

Ví dụ như khi bị đau, chỉ còn nằm dài chứ không làm thế nào hơn nữa nhưng bạn cũng nên nằm duỗi thẳng và bỏ hết các gối ra. Trong ngày, bất cứ ở đâu hay bất cứ lúc nào thấy cần thiết, bạn cũng nên luyện các môn tập trung tư tưởng.

Về chương trình luyện tập hàng ngày, bạn nên dành ra mỗi ngày ít nhât 15 phút hoặc buổi sáng trước khi làm việc hay buổi chiều (nhưng bạn hãy tin chắc là bạn không hề mệt mỏi để có thể tập trung tư tưởng. Bạn cần phải hoàn toàn tỉnh táo, vui tươi). Nếu bạn tập dượt cả sáng và chiều, bạn sẽ được tưởng thưởng một cách đích đáng về mọi sự cố gắng của bạn.

Đây là một chương trình luyện tập do bạn có thể theo dõi trong 12 tuần lễ (hay 12 bán nguyệt), tùy theo phương tiện và khả năng :

Tuần lễ thứ 1 : Nới dãn, buông lơi toàn diện (SAVASAN). Hô hấp tăng thêm khí lực.

BHASTRIKA.

Thế tọa thiền bình thường (SUKHASANA), tập đến hết tuần lễ thứ sáu.

Tuần lễ thứ 2 : Nới dãn, buông lơi trọn vẹn. Vươn vai, duỗi mình và chân tay. Hô hấp tảo thanh và hô hấp bão hòa.

Tuần lễ thứ 3 và 4 : Nới dãn toàn diện, vươn vai, duỗi mình và chân tay. Hô hấp tăng khí lực (1 chu kỳ)

Hô hấp tảo thanh (2 chu kỳ) Hô hấp bão hòa (2 chu kỳ) Hô hấp bài tiết.

Hô hấp đầy đủ (nhồi nhét)

Tuần lễ thứ 5 : Nới dãn trọn vẹn và các môn hô hấp trên. Co rút, bóp thắt toàn diện : SARVANGASAN. Tuần lễ thứ 6 : Nới dãn trọn vẹn và các môn hô hấp.

Co rút sâu thẳm : BHUJANGASAN, PASCHIMA-TANASAN. Tuần lễ thứ 7 : Nới dãn toàn diện và các môn hô hấp.

BHUJANGASAN. PASCHIMATANASAN. ARDHA-MATSYENDRASAN. DHANURASAN.

Thay thế tọa thiền bình thường bằng thế tọa thiền hoàn hảo (SIDDHANASAN) cho tới hết tuần lễ thứ mười hai. Đại hô hấp tâm linh.

Tuần lễ thứ 8 : Nới dãn, hô hấp.

Co rút (Thay thế các môn SARVANGASAN và PASCHIMATANASAN bằng HALASAN và PADHASTRASAN). Đại hô hấp tâm linh.

Hô hấp CHAKRA.

Các MANTRAS và Tập trung động lực. Tuần lễ thứ 9 : Cũng như tuần lễ thứ 8 với thêm môn

SURYABHEDA KUMBHAKA (hô hấp môn số 9). Tuần lễ thứ 10 : Thêm môn hô hấp SITKARI.

Tuần lễ thứ 11 : Nới dãn và tất cả hay một phần các môn luyện tập về hô hấp, co rút, tập trung tư tưởng.

Thêm môn hô hấp SITALI.

Co rút : UDDIYANA BANDHA (số 9), NAULI KRIYA (10).

Tuần lễ thứ 12 : Nới dãn, hô hấp động lực và co rút (DHANURASAN). Các tư thế cao hơn : SALABHASAN, SUPTAVAJRASAN… Tập trung tư tưởng - MANTRAS.

Kết thúc bằng môn đại hô hấp tâm linh.

THỰC-HÀNH YOGA NHƯ THẾ NÀO

Lẽ tất nhiên, sau 12 tuần lễ (hay l2 bán-nguyệt), bạn đã có thể bắt đầu thực hành, nếu không tất cả thời ít nhất cũng một phần, các môn luyện tập đã chỉ dẫn, bạn cần phải tiếp tục trong suốt cả đời người.

Sau 12 tuần lễ (hay 12 bán nguyệt) vừa đề nghị kê trên về chương trình hành động, đây là một đại chu kỳ trong một tháng về các môn luyện tập hàng ngày do chúng tôi khuyên bạn nên thực hành :

1) Nới dãn, buông lơi toàn diện. 2) Hô hấp tăng thêm khí lực.

3) Các thế tọa thiền bình thường, hoàn hảo hay Hoa Sen. 4) Các môn hô hấp có động-lực tính.

Một phần của tài liệu yoga thực hành đơn giản ppsx (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w