VII KHI NÀO NÊN UỐNG VÀ UỐNG THẾ NÀO? UỐNG THỨ Gì ?

Một phần của tài liệu yoga thực hành đơn giản ppsx (Trang 52 - 53)

VI -KHI NÀO KHÔNG NÊN ĂN

VII KHI NÀO NÊN UỐNG VÀ UỐNG THẾ NÀO? UỐNG THỨ Gì ?

UỐNG THỨ Gì ?

Bạn nên uống thứ gì và cần phải tránh không nên uống thứ gì ? Các đạo sĩ du-già khuyên ta nên kiêng cữ, càng nhiêu càng tốt, chớ nên uống mọi thứ rượu.

Tuy nhiên, đối với học thuyết YOGA, để thích ứng cho nền văn-minh tây-phương và chúng tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng những điều-kiện sinh sống ở Đông-phương và Tây-phương, rõ ràng là nếu người ta dùng điều độ các thứ rượu vang và rượu bia thời không có chi là nguy hại. Rất có thể uống một ít vào một giờ trước hay sau mỗi bữa ăn. Rất ít khi nên uống trong bữa ăn nếu không phải là ta muốn làm như mọi người khác trong xã hội, nhưng dù ở trong trường hợp nào, chỉ nên uống rất ít trong bữa ăn. Và nhất là bạn chớ nên uống trong khi đang nhai thức ăn nếu không các thứ dịch tiêu hoá trọng yếu sẽ do nước cuốn đi và các thực phẩm sẽ đi thẳng xuống dạ dày mà không được nước bọt sửa soạn kỹ lưỡng.

Lại còn một lý do nữa khiến cho bạn không nên vừa uống vừa ăn. Càng uống bao nhiêu bạn lại càng muốn ăn bấy nhiêu, mà sự thực ra, có lẽ bạn không cần phải ăn nhiều như thế. Điều cần nhất là nên ăn vừa đủ, nhưng khi bạn đã ăn đủ rồi, bạn lại không chống đối lại sự cám dỗ uống cho đã khát, bạn lại sẽ cần ăn thêm nữa... vì thế cho nên trong khi đảo lộn tiến-trình tiêu hoá, sau cùng bạn ăn nhiều hơn sự cần thiết và làm cho dạ dày thêm vất vả, khó nhọc. Nếu một ly rượu vang có thể gia tăng sự thích thú của bạn trong bữa ăn tối thời xin bạn cứ dùng tự nhiên nhưng cần nhất là phải có điều độ.

Nước tươi mát và trong suốt là đồ uống tốt nhất. Các đạo sĩ du già thường uống về buổi sáng và buổi tối một ly nước lạnh và uống độ sáu ly trong cả ngày.

Nếu bạn đau dạ dày thời mỗi buổi sáng sau khi đánh răng, chải lưỡi, nên uống một ly nước lạnh hay âm ấm là thứ nước rửa dạ dày tốt nhất.

Nước tốt lành nhất chắc chắn sẽ là nước giếng. Nước giếng tươi mát và bổ ích cho sức khỏe hơn là nước thường... nhưng không phải là ở đâu cũng có nước giếng một cách dễ dàng. Chúng tôi sẵn sàng công nhận rằng đối với dân chúng ở thành thị, nước máy nhạt nhẽo hơn và ít hấp dẫn hơn nước giếng !

Các thứ nước khác đặc biệt nên uống là nước trái cây ép như : cam, táo, nho, chanh... hòa thêm với nước lạnh. Đúng sự thực ra, nước trái cây tươi rất nhiều sinh tố. Chỉ nên uống nước trà và cà-phê khi vừa mới pha xong. Trà và cà phê loãng không có chi là nguy hại (chớ nên uống trà vừa đun sôi). Tuy cà-phê có nhiều chất nhựa (caféine) vẫn coi là một chất có hại nhưng ở trong cà-phê còn có 17 chất hợp-thành nữa mà một vài chất được coi là rất có ích lợi cho sức khỏe. Nước trà dùng có điều độ là một thứ trương mạch bài trừ kiến hiệu chứng tăng huyết-áp.

Sữa rất bổ. Bạn hãy uống từ 1/3 đến 2/3 lít, rất thong thả và bạn hãy "nhai sữa" trong mỗi bữa ăn trưa, như thế, bạn sẽ được tăng cường sức mạnh và được luôn luôn giúp đỡ ở trong những điều kiện tốt đẹp nhất.

Tuy sữa vẫn được coi là một chất lỏng, nhưng thực ra đấy là một thức ăn đặc và khi ta uống thời sữa phải tạo nên một khẩu phần chính về các chất protéine ở trong một bữa ăn. Bạn hãy làm theo cách này : bạn uống vài ba ngụm sữa, nhấm nháp để tận hưởng, nhai kỹ và nuốt đi. Rồi bạn lại uống sữa và nhai thức ăn rồi cứ lần lượt như thế. Để thí nghiệm, bạn hãy thành thực cố gắng từ bỏ trong ba tuần lễ hay một tháng việc dùng tất cả các thứ nước có chất men và rượu mạnh.

Bây giờ, lẽ tất nhiên là tất cả những lời khuyên nhủ kể trên chỉ có nghĩa lý khi nào bạn thực sự thấy đói hay khát một cách tự nhiên. Có rất nhiều sự cám dỗ và thỉnh cầu làm xáo trộn nhịp điệu và phạm vi của vị giác và sở thích của chúng ta rồi làm cho chúng ta hư hỏng đi.

Để lấy lại sự kiểm soát, để biết rõ từ chi tiết và để hàng ngày có thể thực hiện được sự phân biệt rất tinh tế giữa sự đói và ăn ngon miệng, giữa sự khát và thèm uống, bạn có thể đọc thêm cuốn "YOGA VÀ SỰ ĂN UỐNG" của tác giả trứ đanh Edouard LONGUE.

Chương III VỆ SINH VỀ THẦN KINH

Người ta đã biết rõ tầm quan trọng của một hệ thống thần kinh điều hòa, lành mạnh. Y học tân tiến đã khám phá ra nhiều tật bệnh hay sự nhiễm độc mà ta tưởng là do vi trùng sinh ra nhưng chính là do một hệ thống thần kinh

không điều hòa, mất thăng bằng.

Chắc bạn đã biết rõ sức khoẻ ảnh hưởng thế nào tới tinh thần và ngược lại.

YOGA có mối lo âu đặc biệt để bảo đảm cho thế quân bình của hệ thống thần kinh và sự nghiên cứu về vệ sinh trí não sẽ đem lại cho bạn sự xác nhận đó.

Các môn luyện tập và những qui tắc mà chúng tôi vừa trình bày (co rút và nới dãn, buông lơi, hô hấp động lực, vệ sinh ăn uống) cấu tạo nên sự đóng góp hùng mạnh vào thế quân bình ấy.

Do các dây thần kinh, chúng ta cảm thấy đau đớn và đôi khi chúng ta nguyền rủa chúng không tiếc lời (ví dụ như khi chúng ta đau răng). Nhưng đôi khi sự đau đớn lại rất cần thiết vì đấy là sự cảnh cáo.

Khi một bộ phận nào của thân thể bị suy nhược, các dây thần kinh bèn đánh điện cấp báo cho óc biết. Chúng làm tròn nhiệm vụ đã giao phó khi bức điện ấy, do óc diễn đạt ra, trở lại phần thân thể bị ốm yếu dưới hình thức đau đớn. Linh mục Bỉ Joseph DAMIEN DE VEUSTER (1840-1889) - người suốt đời đã hy sinh tận tụy cho các bệnh nhân cùi và sinh sống với họ những năm cuối cùng, - chỉ hiểu biết là mình đã mắc chứng bệnh ghê gớm này khi người rót nước sôi lên tay mà không thấy cháy phỏng. Cha không thể cảm thấy đau đớn nữa vì hệ thống thần kinh của cha đang hấp hối và đời cha coi như đã chấm dứt từ lâu.

Một phần của tài liệu yoga thực hành đơn giản ppsx (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w