VI -KHI NÀO KHÔNG NÊN ĂN
2) BẰNG CÁCH QUYẾT ĐỊNH MỘT CHƯƠNG TRÌNH HÀNG NGÀY
HỦY DIỆT SỰ TỰ-TY MẶC-CẢM
Nhất là bạn chớ nên tự coi mình bị giảm giá khi phải làm những công việc không cần một chút cố gắng tinh thần nào vì bạn sẽ làm mồi cho một sự nhu nhược nguy hại nhất là : tự-ty mặc cảm.
Cảm thấy mình ở trong tình trạng thấp kém, ấy là tự nhủ thầm trong tất cả mọi trường hợp : "Ta không tài nào làm nổi việc này". Tình trạng tinh thần này, khi đã trở nên thường xuyên, sẽ che dậy không cho ta biết là các thực hiện ấy, do ta thán phục, ca tụng ở người khác và ta tưởng là bất lực không thể làm nổi, đã được đồng bào ta thi hành đến nơi đến chốn. Trong trường hợp này, vô hình chung, ta đã quên mất câu ngạn ngữ cổ xưa Trung-hoa : "Việc gì một anh ngốc làm được thời anh ngốc khác cũng có thể làm được".
Dĩ nhiên, tự ty mặc cảm luôn luôn do nguyên nhân là tính nhút nhát, bẽn lẽn, nhưng tùy theo tính khí mỗi người nó cũng có các hình thức khác nhau.
Người nhút nhát "trọn vẹn" thường đỏ mặt, bối rối, ấp úng và phần nhiều hay chồng chất những sự dại dột và những động tác vụng về.
Người nhút nhát "kiêu ngạo" cố che dấu sự vụng về của mình dưới một vỏ ngoài hống hách và đôi khi có vẻ gây hấn.
Người nhút nhát "tình cảm" thường sử dụng mánh lới của người kiêu ngạo, thêm vào đấy sự khinh miệt các nghi lễ xã hội mà y tưởng nên như thế để tỏ ra là con người hùng nhưng chính ra đối với y, điệu bộ đó chỉ là một cách tự vệ.
Sau cùng, người nhút nhát "vô hy vọng" nhận xét là sự thiếu sót tuyệt đối ý chí sẽ ngăn cản y, không bao giờ thoát ly khỏi tình trạng ấy nên tự nhốt mình, theo tâm tính y, trong sự né tránh toàn diện nhưng dễ thương hay trong sự cô đơn ương ngạnh và đáng ghét.
Bất kể là nguyên do nào của bệnh trạng tinh thần này, - và thường thường là do di truyền, bẩm sanh, - YOGA đều có thể chữa được hết : chỉ cần một chút thiện chí và một vài "mánh lới".
Khi đã tiến tới mức độ này của sự nghiên cứu YOGA, bạn cần phải biết làm triển nở ý chí cương quyết và sự tự chủ của bạn.
Vậy nếu là người nhút nhát, bẽn lẽn, bạn đã có sẳn trong tay các khí giới cần thiết để vãn hồi sự thấp kém của mình.
Trong mọi cơ hội, kinh nghiệm cổ điển do bạn phải thực hiện là tự bó buộc hoạt động những việc gì mà cho tới nay, mỗi khi nghĩ đến, bạn đều run rẩy : thăm viếng một nhân vật quan trọng hay bạn tưởng là quan trọng, tranh
luận với người nào đã làm cho bạn bị tê liệt, lúng túng ; vận động một việc gì do bạn cần hỏi dò tin tức tài liệu của những người không quen biết ; trình bày ý kiến về một vấn đề nhất định trong một cuộc hội họp ; đòi nợ một người nào do y đã biết tính nhu nhược của bạn nên không cần thanh toán vội, v...v...
Trên kia chúng tôi đã nói tới một vài phương pháp có thể giúp đỡ bạn một cách hữu hiệu. Phương pháp dễ sử đụng nhất, vì thuộc về tinh-thần, là hãy để vào trong trí não con người nào đã thị uy làm cho bạn ở trong tình trạng thấp kém.
Nếu cần phải đến yết kiến một người bụng phệ, bạn hãy tưởng tượng là mỗi khi gặp, bạn đều thấy y mặc quần xà- lỏn với đôi chân ống sậy. Thiệt là cả một sự lạ lùng nếu ảnh hưởng của y còn tồn tại mãi trong cảm giác của bạn với phương pháp sửa chữa này.
Đối với kẻ nào hay khủng bố bằng sự giận dữ, bạn hãy tưởng tượng là y ăn mặc lố lăng bằng cách khoác cho y một chiếc áo dài đàn bà và một bộ râu xồm. Trong thâm tâm, bạn sẽ mỉm cười và bạn không còn sợ hãi nữa. Các phương pháp này, hơi có vẻ con nít tuy rất kiến hiệu, chỉ cần giúp đỡ bạn trong lúc ban đầu của phép "trị liệu".
Đồng thời, trong khi kỷ-luật-hóa tâm trí bạn và cải biến quan niệm về chân giá trị của mình, các môn tập trung tư tưởng có động lực tính còn dẫn dắt bạn mau lẹ đến một chân lý là, nếu bạn lưu tâm và chịu khó, không những bạn không còn thấp kém đối với ai nữa nhưng bạn sẽ trở nên cao trọng hơn nhiều người khác.