Xác định các biện pháp hỗ trợ củng cố

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 29)

Giai đoạn này của phương pháp IIA xem xét các biện pháp có thể được sử dụng hoặc để tăng cường các tác động tích cực hoặc để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu các tác động tiêu cực. Những biện pháp này thường được đề cập tới là “các biện pháp hỗ trợ củng cố” – một thuật ngữ chúng tôi cũng lựa chọn để dùng cho nghiên cứu này.

4. Tham vấn

Tham vấn ý kiến của chuyên gia và các nhóm lợi ích tại các Bộ, ngành cũng như các Viện Nghiên cứu, các tổ chức xã hội và các nhóm xã hội khác nhau là một phần quan trọng của phương pháp luận IIA. Tham vấn là một nguồn bằng chứng quan trọng có thể được sử dụng cho việc đánh giá. Nó cũng giúp kiểm tra tính phù hợp và độ tin cậy của báo cáo. Tham vấn nên được bắt đầu càng sớm càng tốt (như chúng tôi đã làm trong giai đoạn khởi động), và nên được lặp lại trong quá trình soạn thảo báo cáo IIA3.

2.3 ng dng phương pháp lun IIA vào trong báo cáo này

2.3.1 Xác định vấn đề

Điều khoản tham chiếu (TOR) yêu cầu một nghiên cứu đánh giá tác động mang tính tiềm năng của các xu thế mang tính toàn cầu và khu vực tới sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020. Giai đoạn đầu tiên áp dụng phương pháp luận IIA đòi hỏi phải xác định các xu thế toàn cầu và khu vực sẽ có tác động đáng kể tới Việt Nam trong thập niên tới. Việc sàng lọc một tập hợp các xu thế để đánh giá chi tiết hơn được thực hiện bằng cách kết hợp kết quả của ba quá trình có liên quan: i) nghiên cứu chi tiết các tài liệu liên quan và các bằng chứng thứ cấp; ii) kiến thức và hiểu biết của bản thân tư vấn về các vấn đề; và iii) tham vấn chuyên gia các bộ ngành và các Tổ chức Phi chính phủ khác.

2.3.2 Đánh giá tác động

Giai đoạn thứ hai trong xây dựng báo cáo này là đánh giá tác động của từng xu thế trong số các xu thế toàn cầu và khu vực được lựa chọn. Các tác động được đánh giá theo các hiệu ứng kinh tế, xã hội và môi trường vốn được sử dụng như những chỉ báo cho mục tiêu Chiến lược của Việt Nam về phát triển cân bằng và bền vững4.

Hình 2 minh họa cách áp dụng phương pháp luận IIA trong nghiên cứu này. Những tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường của mỗi xu thế được đánh giá, bao gồm tất cả các hiệu ứng gián tiếp hoặc liên kết chéo lớn. Khi cần thì sẽ rút ra sự khác biệt giữa các tác động ngắn hạn và dài hạn. Những tác động ngắn hạn là những tác động diễn ra trong giai đoạn điều chỉnh; những tác động dài hạn là những kết quả tổng hợp của những thay đổi sau khi giai đoạn điều chỉnh kết thúc.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)