Chính sách của Trung Quốc từ khi gia nhập WTO là tích cực hỗ trợ trật tự thương mại đa phương dựa vào luật định và không mấy quan tâm đến thúc đẩy cải cách WTO hay bất cứ hệ thống thương mại đa phương nói chung nào (Higgott,

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 86 - 91)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020

chi phí vận tải quốc tế và khuyến khích sự chuyển hướng sản xuất theo thị trường. Hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển thường phụ thuộc vào vận tải đường dài và do các công ty quy mô tương đối nhỏ sản xuất, các công ty này khó có thể tham gia vào chương trình dán nhãn phát thải khí cacbon (Brenton và cộng sự 2009). Thị hiếu của người tiêu dùng và hành vi của công ty đã chuyển sang các sản phẩm và phương pháp sản xuất “mang tính bền vững” và xu thế này sẽ được đẩy nhanh trong thập niên tới và những năm sau đó. Tác động đối với cầu về hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển sẽ phụ thuộc một phần vào khả năng áp dụng các phương pháp sản xuất bền vững về mặt môi trường và khả năng phản ứng đối với sự thay đổi về thị hiếu thị trường của các nước sản xuất. Việc tập trung vào điều tiết các hậu quả của sản xuất đối với môi trường cũng sẽ thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ về môi trường. Các nước đang phát triển sẽ đối mặt với việc hạ thấp các hàng rào thương mại đối với dịch vụ nhập khẩu, đặc biệt là những dịch vụ môi trường, nhằm tiếp cận công nghệ thân thiện với môi trường và những tri thức liên quan cần thiết để thích ứng với thực tế thị trường mới nhạy cảm về môi trường đối với thương mại quốc tế.

Hợp tác quốc tế trong quản lý hậu quả về mặt xã hội của thương mại cũng sẽ trở thành vấn đề quan trọng hơn trong những năm tới. Áp lực của người tiêu dùng, trách nhiệm tăng lên của doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đang ngày càng quan tâm hơn tới việc bảo đảm đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu về việc làm và điều kiện làm việc. Các khối thương mại lớn của các nước tiên tiến đang đặt trọng số thương mại đứng sau những nỗ lực thúc đẩy thực thi các tiêu chuẩn xã hội và thông lệ tốt thông qua chính sách thương mại của họ,25 chứ không phải chỉ trong bối cảnh đàm phán các hiệp định thương mại tự do với những nước thứ ba, phù hợp với chương trình Truyền thông 2006 về thông lệ tốt. Trong bối cảnh này, những vấn đề về thông lệ tốt đang được xem xét một cách có hệ thống trong các cuộc đàm phán thương mại hiện đang diễn ra với quan điểm là đưa những chương về các tiêu chuẩn về thương mại và thông lệ tốt vào tất cả các hiệp định. Đồng thời, cộng đồng quốc tế cũng nhận thức rõ những tác động tiêu cực tiềm tàng của tự do hóa thương mại và mở cửa thương mại đối với việc làm và sự cần thiết phải có những chính sách thị trường tích cực để xử lý những hậu quả về mặt xã hội (WTO, 2008). Điều này mở ra cả thách thức lẫn cơ hội cho các nước thu nhập thấp: Thách thức là xây dựng các chương trình điều chỉnh thương mại có mục tiêu hữu hiệu; cơ hội là khả năng tiếp cận các nguồn vốn và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để thực thi các chương trình đó.

Trên thực tế, cả tự do hóa thương mại đa phương hướng WTO lẫn các cuộc đàm phán thương mại khu vực chắc sẽ không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế châu Á theo cách đã trải nghiệm trong thời gian qua. Nếu tự do hóa thương mại tiếp tục đóng vai trò là một động lực chính đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, thì các nhà hoạch định chính sách sẽ phải tập trung nhiều hơn vào tự do hóa thương mại đơn phương “từ dưới lên” và cải cách thể chế trong nước nhằm phản ứng lại các điều kiện bên trong và bên ngoài chứ không phải là các cuộc đàm phán bên ngoài.

25Theo ILO, việc làm tốt được định nghĩa là bao gồm 4 lĩnh vực: công việc hiệu quả và được lựa chọn tự do, quyền khi làm việc, bảo vệ về mặt xã hội, đối thoại xã hội và đẩy mạnh sự bình đẳng giới là những mục tiêu đạt tới làm việc, bảo vệ về mặt xã hội, đối thoại xã hội và đẩy mạnh sự bình đẳng giới là những mục tiêu đạt tới

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020

6.4.2 Đánh giá tác động Tác động kinh tế Tác động kinh tế

Tác động của các xu thế được dự báo trong thương mại quốc tế đối với tăng thu nhập theo giá cố định là tích cực, nhưng nhỏ hơn so với thời kỳ tiền khủng hoảng. Đóng góp của thương mại đối với tăng trưởng kinh tế sẽ phần nào phụ thuộc vào khả năng phục hồi tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Trong thời gian dài hạn hơn, đóng góp của xuất khẩu vào tăng trưởng GDP sẽ bị tác động bởi sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu. Tác động của tăng trưởng xuất khẩu đối với tăng trưởng GDP phụ thuộc vào phần gia tăng giá trị nội địa trong sản phẩm xuất khẩu, do vậy việc chuyển hướng khỏi những sản phẩm dựa trên cơ sở nông nghiệp có tỷ trọng giá trị gia tăng trong nước tương đối cao sang các mặt hàng xuất khẩu chế tạo có giá trị gia tăng trong nước thấp hơn có thể sẽ hạ thấp “độ co giãn tăng trưởng” của xuất khẩu. Việc đa dạng hóa sản phẩm và việc áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội đối với hàng hóa nhập khẩu ngày càng tăng tại các thị trường của các nền kinh tế tiên tiến sẽ đóng vai trò là những hạn chế đối với tăng trưởng nhanh xuất khẩu hướng theo cầu.

Tác động của các xu thế thương mại đối với tích lũy tài sản mang tính phức tạp và khó dự báo hơn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung vào lĩnh vực hàng hóa mang tính thương mại được sử dụng để tài trợ cho nhập khẩu đầu vào phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Sự sụt giảm trong thương mại thế giới được phản ánh qua sự giảm sút mạnh các dòng FDI đổ vào các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Việt Nam. Đối với Việt Nam, FDI giảm sẽ có tác động tiêu cực tới tốc độ cung xuất khẩu có thể phản ứng được với sự phục hồi của cầu tại các thị trường bên ngoài. Trong thời gian dài hạn hơn, việc chuyển hướng khỏi các mặt hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động không có tay nghề sẽ hàm ý cần phải có một cách tiếp cận mang tính chọn lọc hơn đối với FDI, trên cơ sở tăng cường các mối liên kết ngược và xuôi cũng như những “hiệu ứng lan tỏa” tới ngành chế tạo trong nước. Nhìn vào thập niên tới và những năm sau đó, điều chắc chắn là tự do hóa thương mại sẽ có lợi ích giảm dần đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính sách thương mại cần phải tập trung vào việc tăng cường kết cấu hạ tầng và khuôn khổ thể chế trong nước để hỗ trợ xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng qua việc đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế và nguồn vốn con người (Rodrik, 2007; Ang và cộng sự 2009).

Những xu thế thương mại trong thập niên tới sẽ có nhiều tác động khác nhau tới việc làm. Tác động đầu tiên có thể là do tăng trưởng xuất khẩu sụt giảm trong thời gian gần đây, dẫn đến tình trạng mất nhiều việc làm trong khu vực chính quy và đẩy người lao động trở lại với các hoạt động ít thu nhập hơn trong khu vực phi chính thức (War- ren-Rodriguez, 2009). Bằng chứng gần đây của các nước do Văn phòng Lao động Quốc tế và Ban thư ký WTO cung cấp cho thấy tỷ lệ việc làm phi chính thức có thể tồn tại dai dẳng trong thời gian dài, chỉ phản ứng một cách yếu ớt với việc đẩy nhanh mở cửa thương mại hoặc tăng trưởng kinh tế (Bacchetta và cộng sự 2009). Thứ hai, xu thế tăng trưởng việc làm trong thời gian dài hạn hơn nhờ thương mại chắc cũng sẽ giảm sút. Hiệu ứng tạo việc làm của xuất khẩu dường như đã giảm đi trong những năm gần đây và dự kiến xu thế này sẽ tiếp tục vì tỷ trọng sản phẩm sử dụng nhiều lao động trong tổng hàng hóa xuất khẩu giảm (Heo và Nguyen, 2009). Tốc độ tăng trưởng

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020

Tác động xã hội

Tác động dài hạn về mặt xã hội của các xu thế thương mại được doanh nghiệp dự kiến sẽ không khác nhiều so với trải nghiệm của các thập niên trước, như đã mô tả trong phần 2. Việc mở rộng thương mại có thể sẽ tiếp tục có tác động tích cực, nhưng ở mức khiêm tốn tới tình trạng đói nghèo và bình đẳng. Nguồn thu từ thuế thương mại tăng có thể tạo điều kiện tài trợ cho tăng chi tiêu ở mức cận biên cho y tế và giáo dục, cả hai lĩnh vực này sẽ cải thiện chất lượng lao động sẵn sàng làm việc trong ngành sản xuất hàng chế tạo xuất khẩu. Bước đi nhằm hướng tới tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế về “việc làm tốt” sẽ gây áp lực đối với các điều kiện xã hội của việc làm. Tuy nhiên trong thời gian ngắn hạn hơn, tác động về mặt xã hội của các hoạt động thương mại có thể không được tốt đẹp.

Kết quả hoạt động xuất khẩu sụt giảm hiện nay do cuộc khủng hoảng toàn cầu đã có tác động tiêu cực tới phúc lợi xã hội. Mặc dù những ước tính chính thức về việc làm cho thấy việc làm trong khu vực xuất khẩu đã phục hồi mạnh mẽ hơn dự tính, thì vẫn có những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng các điều kiện việc làm bị tác động tiêu cực. Ví dụ, người lao động có thể được giữ lại công việc của mình nhưng phải chấp nhận mức lương bị cắt giảm đáng kể hoặc số giờ làm việc ngắn hơn. Việc người thất nghiệp phải dựa vào sự hỗ trợ của gia đình đã làm giảm thu nhập của hộ gia đình. Di cư trở lại nông thôn đã tăng lên, gây áp lực giảm hơn nữa thu nhập vốn đã thấp của các hộ gia đình phải nhận người di cư trở về (Warren-Rodriguez, 2009). Mặc dù không trực tiếp do kết quả hoạt động xuất khẩu sụt giảm gây ra, nhưng có thể lưu ý rằng số các hộ gia đình phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực nghiêm trọng đã tăng thêm trên 20% trong năm 2008-09, và một cuộc điều tra tình hình tại 4 tỉnh đã phát hiện ra là chi tiêu của các hộ gia đình cho nhu cầu thực phẩm thiết yếu giảm đáng kể.

Ở cấp độ rộng lớn hơn, sự trải nghiệm của Việt Nam về cuộc suy giảm kinh tế toàn cầu như đã trình bày một cách tóm lược ở trên, đã nêu bật tính mong manh của quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của đất nước này. Nhìn về phía trước, việc tiếp tục mở rộng thương mại và các chính sách liên quan cần phải tính đến điều này để bảo đảm phát triển bền vững và công bằng hơn, giảm cách biệt giữa thành thị và nông thôn.

Tác động môi trường

Phần 3 đã mô tả những hậu quả đối với môi trường của việc Việt Nam ngày càng mở cửa và tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Tác động đối với môi trường của các xu thế thương mại được dự báo cho thời kỳ 2011-2020 sẽ tùy thuộc vào hiệu ứng về quy mô, cơ cấu và công nghệ của thương mại, và mức độ điều chỉnh những tác động này của các biện pháp quản lý môi trường trong nước và quốc tế. Sự phục hồi trong tăng trưởng xuất khẩu sẽ tạo thêm áp lực đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sản xuất dầu, than, sản phẩm gỗ và nông sản là nguyên nhân tạo ra những tác động tiêu cực đối với biến đổi khí hậu, chất lượng môi trường và đa dạng sinh học. Tuy nhiên, sự chuyển hướng trong cơ cấu xuất khẩu, cụ thể là tỷ trọng các mặt hàng chế tạo tiên tiến tăng lên trong chuỗi giá trị toàn cầu, sẽ làm giảm tác động của tăng trưởng thương mại đối với môi trường nói chung. Tự do hóa dịch vụ và cách tiếp cận

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020

có lựa chọn hơn đối với FDI sẽ mở rộng khả năng tiếp cận đối với các hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường, gồm cả công nghệ, có thể được sử dụng trong khu vực xuất khẩu. Tốc độ áp dụng các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường sẽ được đẩy nhanh do áp lực quốc tế đòi hỏi phải có hành động tập thể để giảm thiểu hiệu ứng biến đổi khí hậu của thương mại quốc tế. Cải thiện chất lượng về môi trường của hàng hóa xuất khẩu đang nhanh chóng trở thành một điều kiện để duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Bảng 18: Tóm tắt đánh giá tác động cho xu thế 4: Thương mại hàng hóa và dịch vụ, WTO và chủ nghĩa bảo hộ Các chỉ báo chính Các yếu tố nhân quả Mức độ tác động Kinh tế RThu nhập theo giá cốđịnh Thời điểm và mức độ phục hồi cầu toàn cầu

Thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu có thể hạ thấp hàm lượng giá trị

gia tăng nội địa ×

Tích lũy tài sản Thời điểm và mức độ phục hồi các dòng FDI

Tính chọn lọc cao hơn của FDI ×

Việc làm Mất việc làm và gia tăng hoạt động trong khu vực phi chính thức Chuyển đổi cơ cấu hướng tới các mặt hàng xuất khẩu sử dụng ít lao động hơn Xu thế giảm độ co giãn giữa việc làm và tăng trưởng xuất khẩu Hạ thấp tốc độ tăng xuất khẩu Ø Xã hội

Nghèo đói Tăng trưởng thương mại mở rộng các cơ hội thu nhập cho người nghèo

Xuất khẩu chậm lại do suy giảm làm giảm tiết kiệm hộ gia đình Tình trạng nghèo khổở nông thôn tăng lên do người di cư quay trở lại

Ø(dài hạn) ×(ngắn hạn)

Bình đẳng Tác động không đáng kể = Y tế và giáo dục Khả năng tăng chi tiêu xã hội

Tăng tình trạng đói kém ở một số vùng nông thôn Ø×

Môi trường

Biến đổi khí hậu Cải thiện khả năng tiếp cận công nghệ sạch hơn

Hỗ trợ của quốc tếđểđáp ứng những tiêu chuẩn đã được thống

nhất chung Ø×

Chất lượng môi trường

Cải thiện khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ thân thiện với

môi trường Ø×

Nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học

Áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng

Ø×

6.5 Đầu tư nước ngoài, các dòng vn và th trường tài chính

6.5.1 Những xu thế toàn cầu và khu vực

Cuối cùng trong báo cáo này, phân tích của chúng tôi tập trung vào cụm các vấn đề liên quan tới tài chính quốc tế, bao gồm: Các dòng đầu tư nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các dòng vốn khác, và thị trường tài chính. Ở đây một lần

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020

kinh doanh và đầu tư quốc tế qua biên giới, cùng với yêu cầu ngày càng cao mà các nhà đầu tư đặt ra đối với nước chủ nhà đang tìm cách thu hút các dòng vốn này. Một ví dụ là những người tiêu dùng, cổ đông, các nhà quản lý tài sản và các bên liên quan khác đang ngày càng coi trọng các vấn đề liên quan tới quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR). Trong những năm gần đây, yêu cầu đối với các tiêu chuẩn quản trị cao hơn đã trở thành vấn đề trọng tâm, nhưng tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ, sau đó biến dạng thành một cuộc suy giảm kinh tế sâu rộng trên phạm vi toàn cầu chỉ có tác dụng làm đậm nét thêm xu thế này và nâng cao thêm nhận thức về tầm quan trọng và tính cấp thiết. Tóm lại, đây là một vấn đề

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)