Tác động xã hộ

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 42 - 44)

6 Các doanh nghiệp nhàn ước chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu phi dầu mỏ.

3.2.2 Tác động xã hộ

Tự do hóa thương mại có tác động gì tới đói nghèo? Mặc dù lý thuyết về kinh tế đưa ra một giả định mạnh mẽ là tự do hóa thương mại sẽ giảm nghèo trong dài hạn và về trung bình thì bằng chứng thực tế lại cho thấy trong thời gian ngắn hạn hơn tác động của thương mại tới đói nghèo sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm: i) mức độ nghèo đói ban đầu; ii) các biện pháp chính xác để cải cách thương mại được thực hiện; và iii) các chính sách vì người nghèo được thực hiện (Winters và cộng sự 2004).

Quá trình chuyển đổi kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam song hành với việc giảm đáng kể tình trạng nghèo đói và cải thiện mức sống qua một loạt các chỉ báo (Bảng 7). Tỷ lệ dân số tồn tại với mức thu nhập 1 USD/ngày đã giảm từ 50% năm 1990 xuống chỉ còn trên 10% năm 2004 và những tiến bộ của Việt Nam trong việc hướng tới Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ cho thấy Việt Nam đã đạt được những tiến bộ không ngừng trong tuyển sinh vào các cấp giáo dục và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (Oxfam, 2006; World Bank, 2004), khi những biện pháp khác không đổi10.

SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

Bảng 7: Tỷ lệ nghèo của Việt Nam theo chuẩn quốc tế

Year

Chi bình quân đầu người (USD PPP /

tháng)

% dân số sống dưới chuẩn nghèo 1 USD PPP/ngày 2 USD PPP/ngày 1995 2000 2001 1990 41.7 50.8 87.0 1993 48.9 39.9 80.5 1996 63.7 23.6 69.4 1998 68.5 16.4 65.4 2000 71.3 15.2 63.5 2001 73.8 14.6 31.8 2002 78.7 13.6 58.2 2004 85.5 10.6 53.4

Ghi chú: USD PPP theo giá cốđịnh năm 1993. Nguồn: Heo và Nguyen (2009)

Việc Việt Nam tham gia ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu có đóng góp ở mức độ nào tới giảm nghèo? Có một mối quan hệ mạnh mẽ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam. Độ co giãn của tăng trưởng đối với đói nghèo trong giai đoạn từ 1993 đến 2004 là 0,77, vượt xa con số của phần lớn các nước châu Á trong giai đoạn đó (Heo và Nguyen, 2009; Pasha và Palanivel, 2004). Tuy nhiên, đóng góp tương đối của mở cửa đối với giảm nghèo thì khó đánh giá hơn. Như chúng ta thấy ở trên, mặc dù mở cửa đóng góp vào tăng trưởng, vai trò của đầu tư và cải cách về thể chế lại chiếm ưu thế so với vai trò của thương mại. Điều này hàm ý rằng hội nhập mang tính toàn cầu đã đóng góp một cách gián tiếp vào tăng trưởng vì người nghèo nhưng chưa phải là một động lực chính cho giảm nghèo.

Mở cửa cũng có thể có tác động tới nghèo đói thông qua việc làm. Đây có thể là hiệu ứng hai chiều. Một mặt, cầu tăng lên, với điều kiện các yếu tố khác không đổi, sẽ làm tăng việc làm. Mặt khác, nếu năng suất lao động được cải thiện để có thể cạnh tranh trên trường quốc tế thì việc làm trên một đơn vị đầu ra sẽ giảm xuống. Bảng 5 ở trên cho thấy từ năm 2000 việc làm tăng không nhanh bằng mức tăng thu nhập, điều đó có nghĩa là năng suất lao động tăng lên. Jenkins (2004a, b) chỉ ra rằng trong các giai đoạn 1990-94 và 1995-99 tăng trưởng việc làm trong toàn ngành công nghiệp của Việt Nam, do kết quả của tăng sản lượng với hệ số việc làm/đầu ra không đổi, đã giảm ít nhất 2/3 nhờ tăng năng suất lao động.

Điều này đã được Heo và Nguyen (2009) khẳng định đối với sản xuất hàng xuất khẩu. Họ đã ước lượng hệ số việc làm cho xuất khẩu (nghĩa là số lao động cần thiết để sản xuất ra một lượng đầu ra nhất định) và chỉ ra rằng mức độ sử dụng lao động trong sản xuất hàng xuất khẩu trong giai đoạn 1999-2004 đã giảm đi. Mức độ sử dụng lao động trong ngành sản xuất chế tạo nhằm cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong giai đoạn này cũng giảm. Điều này cho thấy rằng trong khi mở cửa thương mại có tác động tích cực tới việc làm thông qua hiệu ứng tăng trưởng thì kích thích tạo ra việc làm này một phần bị triệt tiêu đi do tăng năng suất lao động.

SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU

Tự do hóa thương mại cũng có tác động gián tiếp tới tình trạng nghèo đói thông qua hiệu ứng của nó tới nguồn thu từ thương mại. Trong trường hợp của Việt Nam rõ ràng là nguồn thu từ thuế tăng lên do việc chuyển từ kiểm soát mang tính định lượng sang hệ thống thuế quan. Điều này giúp cung cấp nguồn vốn dùng để tăng chi tiêu Chính phủ cho bảo hiểm xã hội dành cho người nghèo.

Nói chung, có thể nói rằng hội nhập mang tính toàn cầu đã góp phần giảm nghèo ở Việt Nam. Kết quả tốt đẹp này phản ánh tác động của chính sách của Chính phủ đã được thiết kế để tăng cường hiệu ứng tích cực của việc mở cửa hơn nữa nền kinh tế, trong khi đồng thời giảm thiểu được những hiệu ứng gây tổn hại tiềm năng.11

Bên cạnh tác động đáng kể đối với đói nghèo, hội nhập toàn cầu đã tạo ra những thay đổi lớn trong xã hội Việt Nam. Trong hai thập kỷ qua, nhiều luật quan trọng (như Luật Doanh nghiệp và Luật Đất đai) điều tiết các hoạt động kinh tế đã được ban hành, tạo môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng của khu vực tư nhân trong nước và chuyển đổi các mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội trong quá trình này. Cởi trói cho động lực kinh doanh và tính sáng tạo tiềm ẩn, tăng trưởng kinh tế theo định hướng thị trường và hội nhập toàn cầu đã làm cho người dân Việt Nam có thêm nhiều lựa chọn và cơ hội trong hoạt động kinh tế, chất lượng cuộc sống và sự tham gia vào một thế giới rộng lớn hơn. Một xã hội năng động hơn là tâm điểm của một Việt Nam tự tin và chủ động hơn trong các vấn đề khu vực và quốc tế trong những năm gần đây; một kết quả rõ ràng của việc Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới vào cuối năm 1986, đánh dấu việc bắt đầu quá trình hội nhập của đất nước.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)