ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020
Bảng 19: Tốp 8 nước nhận được chứng nhận giảm phát thải (CERs)
Đơn vị: Triệu tấn
Top các nước nhận được CERs MCERs Tỷ trọng
Trung Quốc 100 41,6% Ấn Độ 54,1 22,5% Hàn Quốc 35,5 14,8% Braxin 28,4 11,8% Mêhicô 5 1,9% Việt Nam 4,5 1,2% Chilê 2,9 1,2% Ai Cập 2,4 1%
Nguồn: UNEP Risoe Center, Thống kê đang xử lý về CDM, 01/01/2009
Đối với các nhà đầu tư tổ chức và các nhà đầu tư gián tiếp, những khái niệm như đầu tư ESG (quản trị môi trường, xã hội và công ty) và SRI (đầu tư có trách nhiệm với xã hội) không còn là một lĩnh vực của các chuyên gia hoặc các nhà quản lý vốn nữa mà đã trở thành những khái niệm mang tính phổ biến. Một báo cáo gần đây của Robeco về xu thế chủ đạo của SRI đã ước tính rằng đến năm 2015 các hoạt động đầu tư có trách nhiệm với xã hội sẽ chiếm tới 20% tổng tài sản toàn cầu được quản lý (khoảng 26,5 nghìn tỷ USD), và tổng nguồn thu khoảng 53 tỷ USD (so với 9 tỷ năm 2007). Sự tăng lên về số lượng chỉ số SRI và ESG khác nhau ở cấp độ toàn cầu, khu vực và thậm chí quốc gia mà theo đó việc quy định các tiêu chuẩn so sánh về kết quả hoạt động của các công ty là một bằng chứng nữa của xu thế mạnh mẽ này. Điều này đặt ra một thách thức cụ thể đối với các nước đang phát triển trong các thị trường đang nổi nhưng không có khả năng quy định một nền tảng về điều hành - và khả năng thực thi – có thể hỗ trợ đầu tư ESG/SRI, đặc biệt là của các định chế đầu tư quốc tế lớn hơn. Thất bại trong phản ứng với xu thế này sẽ đem lại một số rủi ro. Thứ nhất là các nhà đầu tư tổ chức và đầu tư gián tiếp sẽ lựa chọn không đầu tư vào những công ty trong nước không đáp ứng được những yêu cầu về trách nhiệm ESG/SRI tối thiểu của họ. Thứ hai là các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ lựa chọn đầu tư ở những nơi khác do lo ngại về những vấn đề tiềm năng có thể nảy sinh từ những đầu vào của nước chủ nhà do các nhà cung cấp trong nước cung ứng và bất kỳ phản ứng tiêu cực nào của các cổ đông và người tiêu dùng có thể gây ra những rủi ro về uy tín. Ngược lại, những thị trường đang nổi có khả năng tạo ra một nền tảng hỗ trợ cho việc tuân thủ tốt hơn ESG và SRI có thể sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư gián tiếp hơn, từ đó cho thấy khả năng công ty của họ được hưởng giá cổ phiếu cao hơn.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020Hình 12: Những động lực chính của xu thế toàn cầu vềđầu tư có trách nhiệm Hình 12: Những động lực chính của xu thế toàn cầu vềđầu tư có trách nhiệm Đầu tư có trách nhiệm Tăng cường nhận thức xã hội và sựquan tâm của giới truyền thông Đổi mới công nghệ Tăng giá năng lượng/ áp lực kinh tế Theo dõi tình hìnhđầu tư có trách nhiệm của các công ty Những thayđổi vềmặt pháp chế liên quanđến đầu tưcó trách nhiệm Nguồn: Robeco (2008)
Trong vòng 10-15 năm trở lại đây, đã có sự thay đổi lớn về mặt nhận thức của các nhà đầu tư gián tiếp về cái mà ngày nay chúng ta vẫn nhắc đến là “Các thị trường đang nổi” - thuật ngữ được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) dùng đầu tiên. Có một số yếu tố, bao gồm sự phát triển của thị trường chứng khoán và việc nới lỏng các quy định quản lý vốn, đã cho phép các nhà đầu tư cam kết đầu tư một lượng vốn đáng kể vào các nước đang phát triển và khu vực doanh nghiệp ở các nước này. Sức hấp dẫn chính của các thị trường này là mức lợi nhuận dự kiến cao hơn bình thường dù mức độ rủi ro cũng cao hơn; ngay cả khi những khoản lợi nhuận này đã được chứng minh là rất khó hiện thực hóa. Một điều hiển nhiên là hiện nay không một nền kinh tế nào, dù có quy mô ra sao, lại không có một thị trường chứng khoán, dù dưới dạng này hay dạng khác, và xét dưới một mức độ nào đó, phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài đều tham gia vào thị trường này27. Xu hướng tương tự cũng xảy ra đối với các công cụ thu nhập cố định (ví dụ như trái phiếu), trong đó cả chính phủ và các công ty đều tìm nguồn tài trợ từ các thị trường quốc tế thông qua việc phát hành các giấy nợ. Mặc dù trong một hai năm vừa qua, chất lượng của nguồn vốn này chưa tốt, nhưng xu hướng này có vẻ vẫn tiếp diễn, có lẽ chỉ
27 Ngay cả nước Butan nhỏ bé với dân số dưới 1 triệu người cũng có thị trường chứng khoán từ hơn một thập kỷ nay với giao dịch cổ phiếu của khoảng 20 công ty trong nước. Ở Nam Á, thị trường đang nổi Ấn Độ cũng có số công ty niêm yết