MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM CHO THỜI KỲ 2011 – 2020
4. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM
CHO THỜI KỲ 2011 – 2020
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm của Việt Nam (CLPTKT-XH) thời kỳ 2011-2020 sẽ là một văn kiện quan trọng đề ra những định hướng mang tính Chiến lược mà Việt Nam phải thực hiện để ứng phó với những xu thế toàn cầu và khu vực lớn có tác động tới sự phát triển của đất nước. Tốt nhất là CLPTKT-XH mới được xây dựng dựa trên cơ sở những thành tựu của Chiến lược phát triển thời kỳ 2001-2010 trong việc đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa theo định hướng XHCN và đặt nền tảng cho Việt Nam trở thành một nước có thu nhập trung bình vào năm 2020. Chiến lược này cũng ăn khớp với các mục tiêu cụ thể của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) của Việt Nam mà thời hạn hoàn thành là vào năm 2015. Đồng thời, CLPTKT-XH thời kỳ 2011-2020 sẽ phản ánh những thực tế đang thay đổi của việc tham gia vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam và giai đoạn phát triển mới của đất nước này. Ta nên rà soát lại những mục tiêu đề ra cho CLPTKT-XH 2001- 2010 để xác định rõ được bối cảnh khác đối với CLPTKT-XH thời kỳ 2011-2020. Những mục tiêu đó là:
Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; cải thiện đáng kể đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho nhân dân; và đặt nền tảng để đưa nước ta thành một nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại vào năm 2020. Bảo đảm tăng cường nguồn lực con người, năng lực về khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng và các tiềm năng về kinh tế, quốc phòng và an ninh; về cơ bản hình thành các thể chế của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế13.
Động lực ẩn đằng sau những mục tiêu này là hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập vào hệ thống toàn cầu. Bắt đầu từ một nền tảng phát triển kinh tế tương đối thấp và trước đây bị tách biệt khỏi các hoạt động quốc tế, những thập niên đầu của công cuộc cải cách đã buộc các nhà lãnh đạo Việt Nam định hướng lại một cách cơ bản hệ tư tưởng của mình, cho phép và khuyến khích các hoạt động của khu vực tư nhân, trong khi đồng thời có những nỗ lực mạnh mẽ để trở thành thành viên của nhiều diễn đàn khu vực và quốc tế khác nhau.
Rõ ràng là công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã và đang là điều cần thiết để Việt Nam chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế dựa vào sản xuất chế tạo, với một mô hình tăng trưởng GDP đã giúp đất nước giải quyết được vấn đề nghiêm trọng về đói nghèo và thoát khỏi địa vị nước kém phát triển. Đó là bối cảnh của CLPTKT-XH 2001-2010; một thập niên mà trong đó những nỗ lực cải cách kinh tế và khuyến khích tự do kinh doanh của Việt Nam đã gặt hái được những thành
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM CHO THỜI KỲ 2011 – 2020
quả quan trọng, giúp i) giảm đáng kể tỷ lệ nghèo (giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 16% năm 2006); ii) đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,43% (1990-2008); iii) thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh (từ 220 USD năm 1994 lên 1.024 USD năm 2008); và iv) phát triển khu vực tư nhân và FDI tăng ổn định trong những năm gần đây14. Đến cuối năm 2006, năm mà Việt Nam đánh dấu hai thập niên thực hiện chính sách đổi mới, đất nước này đã hoàn thành việc đàm phán với Tổ chức Thương mại thế giới để trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại mang tính toàn cầu này và đã giành được Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Mỹ. Bên cạnh đó, cơ cấu căn bản của nền kinh tế đã thay đổi hoàn toàn; trong khi khu vực kinh doanh và dịch vụ vẫn chỉ chiếm khoảng 40% GDP, khu vực sản xuất nông nghiệp (bao gồm cả lâm và thuỷ sản) đã giảm từ tỷ lệ 40% xuống còn 20% GDP, và ngược lại khu vực công nghiệp (bao gồm cả xây dựng) tăng từ 20% GDP lên tới 40% GDP. Bảng dưới đây minh hoạ cho sự thay đối cơ cấu kinh tế rất đáng khích lệ này.
Bảng 9: Một vài chỉ số tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 1995 và giai đoạn 2000-2008
1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008Tăng trưởng GDP (%)* 9.5 6.8 6.9 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.5 7.3 Tăng trưởng GDP (%)* 9.5 6.8 6.9 7.1 7.3 7.8 8.4 8.2 8.5 7.3 GDP (tỉ US$)** 20.7 31.1 32.5 51.1 39.6 45.5 53.0 60.9 70.0 81.3 GDP bình quân đầu người (US$)** 228 401 413 440 489 555 637 722 818 937 Dân số (triệu người) 71.9 77.6 78.6 79.7 80.8 82.0 83.2 84.4 85.5 86.7
Ghi chú: * giá cốđịnh, ** giá hiện hành
Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, 4/2008 (xem tại: http://www.imf.org/external/pubs/weo/2008/01/weodata/ index.aspx).
Tuy nhiên, việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa một cách vội vàng cũng sẽ có những tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với môi trường, ổn định xã hội và việc tiếp tục cải thiện phúc lợi cho những nhóm người dễ bị tổn thương nhất như người nghèo, phụ nữ gặp khó khăn và người dân tộc thiểu số. Trích dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: “Chiến lược phát triển của Việt Nam là hướng tới sự bền vững, bao gồm ba trụ cột: phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”15. Cam kết này đối với mục tiêu phát triển bền vững được thể hiện trong việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sử dụng “ba trụ cột” phát triển để đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 (Bô KH&ĐT, 2009). Ba trụ cột này bao gồm:
• Bảo đảm tăng trưởng cao và bền vững thông qua nâng cao hiệu quả để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
• Bảo đảm tiến bộ trong lĩnh vực xã hội để cải thiện cuộc sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
• Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường cho phát triển bền vững.