Y tế và giáo dục Không có tác động rõ rệt =
6.6 Tóm tắt kết quả đánh giá tác động tổng hợp
Các phần trước đã đưa ra một đánh giá dựa trên cơ sở các bằng chứng về cách thức năm xu thế phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu chính có thể tác động tới con đường phát triển trong tương lai của Việt Nam, và kế đó là tác động của chúng đối với mục tiêu phát triển dài hạn của đất nước nhằm bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững và cân bằng, đem lại “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ và văn minh”. Trong phần cuối này chúng tôi tổng kết những kết quả đánh giá tác động cho từng xu thế, dựa trên ba chỉ báo chính là kinh tế, xã hội và môi trường.
Bảng 23: Tóm tắt kết quảđánh giá tác động tổng hợp
Xu thế Tác động kinh tế Tác động xã hội Tác động môi trường
Tăng trưởng kinh tế, cấu trúc kinh tế và các khối nước đang thay đổi
Biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và an ninh năng lượng
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020
Xu thế Tác động kinh tế Tác động xã hội Tác động môi trường
Nền kinh tế tri thức, công nghệ và dịch chuyển lao động Thương mại hàng hóa và dịch vụ, WTO và chủ nghĩa bảo hộ Đầu tư nước ngoài, các dòng vốn và thị trường tài chính
Lưu ý: Giảđịnh rằng khuôn khổ chính sách trong nước không đổi
Kết quả trong Bảng 23 đưa ra những kết quả “tóm tắt của tóm tắt” cho 5 xu thế mang tính toàn cầu và khu vực:
Tác động kinh tế nói chung là tích cực, nhấn mạnh tiềm năng của các tác động về kinh tế được tăng cường bằng các biện pháp chính sách mang tính hỗ trợ.
Những tác động xã hội có khác hơn, gồm cả tác động tích cực và tiêu cực (và không rõ ràng) của các xu thế toàn cầu và khu vực. Điều này cho thấy sẽ phải thiết kế các biện pháp chính sách để giảm thiểu hoặc ngăn chặn các tác động tiêu cực về mặt xã hội. Những tác động tiêu cực (hoặc hỗn hợp) liên quan tới tăng trưởng kinh tế chiếm ưu thế trong các tác động môi trường. Điều này cho thấy các biện pháp chính sách nhằm giảm thiểu hoặc ngăn chặn những tác động tiêu cực tới môi trường của tăng trưởng kinh tế sẽ trở thành một ưu tiên.
Có hai tiêu chuẩn quan trọng gắn với Bảng 23. Thứ nhất bảng này chỉ là một bảng tóm tắt kết quả đánh giá tác động chi tiết từ các mục trước của phần 6, và do vậy việc lý giải các thông tin thể hiện trong bảng cần phải tham chiếu tới các phân tích trước đó. Thứ hai, những kết quảđược tóm tắt trong bảng 23, và đánh giá tác động trước đó để ra được kết quả này, dựa trên một giả thiết quan trọng là khuôn khổ chính sách trong nước không thay đổi. Nói một cách khác, những tác động đã được xác định trong phần 6 và được tóm tắt trong bảng trên, sẽ chỉ xảy ra khi các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam không làm gì cả (hoặc ít nhất không có gì mới). Mục đích chính của đánh giá tác động là cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách về những lĩnh vực cần có hoặc cần điều chỉnh can thiệp chính sách để ngăn chặn, giảm thiểu hoặc tăng cường những tác động tiềm tàng.