Số liệu lấy từ Báo cáo quốc gia Việt Nam của Ngân hàng thế giới (tháng 6 năm 2008) và cơ sở dữ liệu về triển vọng kinh tế thế giới của IMF (10/2009).

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 49 - 51)

kinh tế thế giới của IMF (10/2009).

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM CHO THỜI KỲ 2011 – 2020

Như vậy, thuật ngữ “phát triển bền vững” đang ngày càng được công chúng cũng như Chính phủ sử dụng nhiều hơn, phản ánh sự thừa nhận ngày càng tăng rằng tăng trưởng kinh tế với bất kỳ giá nào và bằng mọi giá không còn có thể chấp nhận được nữa. Sự xuống cấp về môi trường là rõ ràng với đường thủy bị ô nhiễm nặng nề bởi chất thải công nghiệp và các vấn đề về y tế công có liên quan đang ngày càng được quan tâm. Là một trong số 12 nước sẽ bị tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới, Việt Nam cũng đã đưa vấn đề biến đổi khí hậu như một nội dung chủ đạo trong quy trình xây dựng kế hoạch. Lao động tương đối rẻ vốn là lợi thế chính của Việt Nam trong ngành sản xuất chế tạo theo định hướng xuất khẩu, tuy nhiên số lượng các cuộc biểu tình đang ngày càng tăng trong những năm gần đây cho thấy việc thiếu các quan hệ trong công nghiệp. Việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa cũng khiến diện tích đất nông nghiệp bị lấy đi vì mục đích công nghiệp (hoặc các mục đích khác) đang tăng lên, làm gia tăng số lượng nông dân không có đất và không có tay nghề để tham gia vào lực lượng lao động. Hiện đại hóa chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị, khiến khu vực nông thôn không có đủ kết cấu hạ tầng và cơ hội. Điều này đã làm gia tăng số người trẻ tuổi di cư ra thành phố để kiếm việc làm. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn cũng như giữa người giàu và người nghèo đang ngày càng giãn ra. Đây là những thách thức chung mà nhiều nước đang phát triển phải đối mặt, nhưng giai đoạn phát triển tiếp theo là rất quan trọng vì Việt Nam đã vượt qua quá trình giảm nghèo và đang ngày càng tập trung vào việc làm thế nào để i) cạnh tranh một cách thành công trên thị trường toàn cầu; ii) đạt được địa vị nước có thu nhập trung bình; và iii) tự xác lập vị thế tham gia tích cực vào các công việc của khu vực và quốc tế. Những cụm từ thường được trích dẫn “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” có thể được coi như mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam. Theo nghĩa này thì thành công thực sự trong giai đoạn phát triển tiếp theo đòi hỏi phải có những cách tiếp cận, các thể chế và thông lệ mới để Việt Nam bắt kịp được một nền kinh tế đang ngày càng trở nên phức tạp hơn và một xã hội đang được hiện đại hóa trong điều kiện tính bất ổn trên toàn cầu ngày càng lớn hơn. Chúng tôi cũng ghi nhận rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nhận thức được những thách thức liên quan tới lao động, phát triển nông nghiệp, môi trường và biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề khác, và những vấn đề này cũng nằm trong số những chủ đề đang được giải quyết trong loạt 18 báo cáo đã xác định để giúp cung cấp thông tin cho quá trình soạn thảo CLPTKT-XH thời kỳ 2011-2020. Báo cáo này chỉ là một phần trong số đó.

Những báo cáo cụ thể đó sẽ phân tích sâu hơn về những thách thức này và những kinh nghiệm xử lý phù hợp và hữu ích của các nước khác để các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cân nhắc. Về phần mình, trong các cuộc phỏng vấn và thảo luận với các quan chức cao cấp của Chính phủ, các nhà nghiên cứu và đại diện các tổ chức quốc tế được tiến hành như là một phần của quá trình tham vấn cho báo cáo này, chúng tôi thấy rằng những mối quan tâm và những thách thức đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo mà họ nhận thấy, và nên được đưa vào CLPTKT- XH thời kỳ 2011-2020, là rất giống nhau và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Như vậy, chúng tôi thấy cần phải lưu ý tính thống nhất trong quan điểm của họ và đã nhóm chúng thành 5 “đặc điểm” phát triển được phác thảo dưới đây:

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM CHO THỜI KỲ 2011 – 2020

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 49 - 51)