ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020
Các chỉ báo chính Các yếu tố nhân quả tác Mứđộc động
Môi trường
Biến đổi khí hậu Tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa ×
Chất lượng môi trường Tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa ×
Nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học
Tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa
×
6.2 Biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và an ninh năng lượng
6.2.1 Những xu thế toàn cầu và khu vực
Thảm họa biến đổi khí hậu của loài người chủ yếu sẽ xảy ra ở châu Á, nơi sinh sống của 60% dân số thế giới với khoảng 4 tỷ người. Trên một nửa số người đó sống gần bờ biển, điều này khiến họ bị tổn thương một cách trực tiếp do mực nước biển dâng lên. … Nhiều nước châu Á như In-đô-nê-xi-a, Băng-la-dét và Việt Nam cũng là quê hương của hàng triệu hộ nông dân quy mô nhỏ. Để đối mặt với một môi trường đang thay đổi, nền nông nghiệp quy mô nhỏ của châu Á cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn và cần một phương pháp canh tác dựa trên việc đa dạng hóa cây trồng phù hợp và thích ứng với điều kiện địa phương một cách tối đa để tăng cường đa dạng sinh học.
‘Tan biến theo mây khói? Châu Á và Thái Bình Dương’ (2009) “Cụm” các xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực thứ hai mà chúng tôi đã xác định bao gồm những vấn đề tương tác với nhau: biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và an ninh năng lượng. Mặc dù những vấn đề liên quan đến năng lượng luôn được đề cập, nhưng những vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu và an ninh lương thực chỉ mới trở thành vấn đề trọng tâm trong những năm gần đây. Việc giá của phần lớn nông sản trên thị trường toàn cầu tăng mạnh trong nửa đầu năm 2008 – bất chấp những vụ mùa bội thu – đã phần nào phản ánh mối quan ngại đang ngày càng tăng về tình trạng khan hiếm lương thực tại nhiều nước và khả năng khó dự báo về sản lượng thu hoạch/nguồn cung. Với dân số toàn cầu dự kiến sẽ tăng 50% trong vòng 40 năm tới và nhu cầu đối với hàng nông sản dự kiến tăng khoảng 70%, chúng tôi không cho rằng mối quan ngại này sẽ giảm dần đi trong thập niên tới. Thực tế hoàn toàn ngược lại, mối quan ngại này có thể trở nên rõ nét hơn và sự lên xuống thất thường của giá hàng hóa mềm thậm chí có thể còn trở nên rõ hơn trong thập niên tới và trầm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu đối với mô hình thời tiết và do vậy sẽ có tác động tới sản lượng thu hoạch và sản lượng cây trồng. Điều này có thể được cải thiện một phần nhờ việc áp dụng cây trồng biến đổi gen nhưng “những tiến bộ” như vậy chắc sẽ khó bù đắp được toàn bộ.
Mối quan ngại về an ninh lương thực cũng liên quan tới một hiện tượng mới – và đang gây nhiều tranh cãi – một số quốc gia tương đối giàu có tìm cách mua hoặc thuê dài hạn đất nông nghiệp ở các nước thứ ba thông qua nhiều công cụ đầu tư, bao gồm cả các quỹ đầu tư của nhà nước (SWFs). Mặc dù Việt Nam chưa bị tác động trực tiếp bởi hiện tượng này, nhưng điều này đang hiện hữu một cách rõ nét ở các nước láng
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020
Ví dụ báo chí cũng đưa ra gợi ý rằng một số SWF hoặc những tổ chức tương tự đã tìm cách thuê dài hạn đất nông nghiệp ở cả Cămpuchia và Lào. Tương tự như “chiếm đoạt đất đai mang tính thuộc địa” lần thứ hai, nhằm có được nguồn tài nguyên thiên nhiên đảm bảo, chủ yếu xảy ra ở các vùng cận Sahara châu Phi nhưng cũng xảy ra cả ở các vùng châu Á nữa, xu thế gần đây này có khả năng gây ra vấn đề bất đồng đối với các nhà hoạch định chính sách ở nhiều nước.18
Bảng 12: Giá hàng hoá cơ bản trên thế giới, 2002 – 2008
(Phần trăm thay đổi so với năm trước)
Nhóm hàng hóa 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2008a2002- Jan-Dec. 2008b
Tất cả các loại hàng hóa c 8.1 19.9 11.7 30.4 12.9 23.8 164.0 -22.5 Tất cả các loại hàng hóa (tính theo SDRs) c -0.2 13.5 12.1 30.7 8.5 19.4 115.0 -19.3 Tất cả các loại thực phẩm 4.1 13.2 6.3 16.3 13.3 39.2 129.8 -11.8 Thực phẩm và đồ uống nhiệt đới 2.3 13.2 8.8 17.8 8.6 40.4 126.3 -5.2 Đồ uống nhiệt đới 6.2 6.4 25.5 6.7 10.4 20.2 100.8 -8.3 Cà phê 8.7 19.8 43.8 7.1 12.5 15.4 160.3 -15.8 Ca cao -1.3 -11.8 -0.7 3.5 22.6 32.2 45.1 10.9 Chè 8.4 2.1 9.1 11.7 -12.3 27.2 50.4 -0.9 Thực phẩm 1.9 13.9 7.2 19.0 8.5 42.5 128.8 -5.0 Đường 2.9 1.1 37.9 49.4 -31.7 26.9 85.9 -1.8 Thịt bò 0.4 17.8 4.1 -2.4 1.9 2.6 25.8 -8.3 Ngô 6.5 5.0 -12.0 24.4 38.2 34.4 126.7 -25.4 Bột mỳ -0.7 6.8 -1.4 26.6 34.3 27.5 126.6 -38.7 Gạo 4.1 23.1 17.1 2.5 9.5 110.7 265.3 40.2 Chuối -28.7 39.9 9.9 18.5 -0.9 24.6 60.3 23.8 Hạt có dầu và dầu thực vật 17.4 13.2 -9.5 5.0 52.9 31.9 154.8 -45.4 Đỗ tương 24.1 16.1 -10.4 -2.2 43.0 36.1 145.8 -33.5 Nguyên liệu nông nghiệp 19.8 13.4 4.0 15.0 11.2 19.4 115.6 -25.6 Da -16.8 -1.7 -2.1 5.1 4.5 -11.3 -22.1 -44.6 Bông 37.2 -3.3 -11.6 5.9 10.2 12.8 54.4 -24.3 Thuốc lá -3.5 3.6 1.8 6.4 11.6 8.3 30.8 9.8 Cao su 41.7 20.3 15.2 40.4 8.6 14.3 242.2 -53.6 Gỗ 20.1 19.2 0.3 -4.7 19.5 39.3 127.8 -1.4 Khoáng sản, quặng và kim loại 12.4 40.7 26.2 60.3 12.8 6.2 283.0 -37.0 Nhôm 6.0 19.8 10.6 35.4 2.7 -2.5 90.6 -39.0