Thuật ngữ ‘mandala’ thường đề cập tới một mô hình hoặc biểu đồ được cách điệu hóa cao thể hiện thế giới thu nhỏ của vũ trụ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 53 - 56)

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM CHO THỜI KỲ 2011 – 2020

Hình 8: Mô hình cách điệu về các xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực có tác động tới Việt Nam, 2011-2020

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020

6. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CA CÁC XU TH TI

VIT NAM TRONG THI K 2011-2020

Bây giờ, báo cáo sẽ đề cập lần lượt 5 “cụm” chủ đề đã nên trên. Chúng tôi sẽ làm rõ các xu thế kinh tế toàn cầu và khu vực của từng “cụm” một trước khi đưa ra những dự báo của mình về các tác động kinh tế, xã hội và môi trường tới Việt Nam của mỗi cụm đó.

6.1 Tăng trưởng và cu trúc kinh tế

6.1.1 Các xu thế toàn cầu và khu vực

Hướng tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế toàn cầu và phương cách hình thành các khối nước sẽ tiến triển và biến đổi trong thập niên tới tạo ra một bối cảnh quan trọng để ấn định triển vọng của Việt Nam đến năm 2020, có tính đến sự gia tăng mức độ liên kết của nền kinh tế Việt Nam với cộng đồng kinh doanh quốc tế thông qua quan hệ thương mại mạnh mẽ, các dòng vốn và đầu tư và những mối quan tâm chung mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, do tình trạng bất ổn tại một số thị trường tài chính kể từ cuối năm 2007 và tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nên chúng tôi đề xuất nên nhìn nhận vấn đề này theo hai khía cạnh: i) những tác động trực tiếp hơn của cuộc suy giảm kinh tế hiện đang diễn ra; và ii) tác động mang tính dài hạn hơn sau khi những tác động của suy giảm kinh tế sẽ trở nên ít rõ rệt hơn.

Tác động trực tiếp hơn của cuộc suy giảm kinh tế hiện nay được thể hiện ở sự giảm sút mạnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong năm 2008, GDP của các nền kinh tế phát triển tăng dưới 2% và dự báo là đạt tăng trưởng âm trong năm 2009 (Bảng 10). Tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển cũng giảm, từ 7,7% năm 2006 xuống còn ở mức khoảng 4,5% năm 2009 (Ngân hàng Thế giới, 2009). Đầu tư cố định vốn là động lực tăng trưởng chính của các nước đang phát triển trong thập niên qua, đặc biệt là ở các nước Đông Á với đóng góp của đầu tư vào tăng trưởng vượt xa đóng góp của thương mại. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính đang làm hạn chế các dòng tài chính vào các nước đang phát triển, nên sẽ có thể có tác động tiêu cực tới những cam kết đầu tư, gây ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng tăng trưởng dài hạn hơn. Nhìn về phía trước, sự sụt giảm trong đầu tư và cầu đối với hàng xuất khẩu ở các thị trường lớn tại các nước OECD có thể sẽ gây áp lực lên kết quả tăng trưởng tại các nước đang phát triển trong thời gian tới.

Một khía cạnh nổi bật nhất trong cuộc suy giảm hiện nay là tính chất đồng bộ trong sụt giảm về kết quả xuất khẩu và nhập khẩu ở các nước phát triển và đang phát triển lớn. Mặc dù tỷ trọng thương mại của các nước đang phát triển trong tổng thương mại toàn cầu và sự đa dạng về mặt địa lý trong các dòng thương mại tăng lên, nhưng các nước đang phát triển vẫn còn rất dễ bị tổn thương trước các điều kiện kinh tế tại các nước phát triển (WTO, 2009).

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020

Một trong những kênh truyền dẫn khủng hoảng từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển là thông qua các dòng vốn tư nhân, mặc dù tác động này kém nghiêm trọng hơn đối với những nước ít hội nhập hơn vào các thị trường vốn tư nhân. Kênh truyền dẫn khủng hoảng chính sang các nước xuất khẩu hàng chế tạo và dịch vụ là thông qua sự sụt giảm trong khối lượng thương mại, trong đó các nước xuất khẩu các sản phẩm cơ bản chịu nhiều tác động hơn do giá giảm. Với sự sụt giảm trong giá cả hàng hóa, các dòng vốn FDI vào các ngành có thể sẽ giảm xuống. Một kênh truyền dẫn nữa là kiều hối. Một số vùng có bằng chứng rõ ràng về sự suy giảm lượng kiều hối. Những nơi mà lao động di cư tập trung vào các hoạt động trong ngành xây dựng, thì sự sụt giảm trong kiều hối sẽ đặc biệt nghiêm trọng và có thể sẽ kéo theo việc lao động trở về nước. Tác động tới các dòng viện trợ không rõ nét nhưng có rủi ro là ngân sách viện trợ có thể không tăng đủ để bảo vệ những nước nghèo khỏi những tác động tiêu cực của cuộc suy giảm (Griffi th-Jones và Ocampo, 2009).

Bảng 10: Tốc độ tăng sản lượng toàn cầu (% thay đổi so với năm trước)

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 53 - 56)