6 Các doanh nghiệp nhàn ước chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu phi dầu mỏ.
3.2.3 Tác động môi trường
Tác động của hội nhập mang tính toàn cầu đối với môi trường của một nước là chủ đề được chú ý nhiều trong những năm gần đây và việc mở rộng nhanh chóng về thương mại và đầu tư đã làm tăng mối lo ngại rằng những tổn hại không thể sửa chữa được sẽ xảy ra do nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn bị thu hẹp, đa dạng sinh học bị suy giảm và ô nhiễm không khí và nước tăng lên.
Tự do hóa thương mại có thể tác động tới môi trường thông qua nhiều kênh khác nhau (Kirkpatrick và Scieciu, 2008). Thứ nhất, mức tăng chung trong các hoạt động kinh tế có thể đi kèm theo việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn và mức độ ô nhiễm cao hơn (hiệu ứng quy mô). Thứ hai, tự do hóa thương mại làm thay đổi loại hình hoạt động kinh tế (hiệu ứng thành phần). Nếu những thay đổi này có lợi cho các ngành ít gây ô nhiễm hơn hay khai thác ít tài nguyên thiên nhiên hơn thì ta có thể kỳ vọng có tác động môi trường tích cực. Nếu những sản phẩm mà một nước có lợi thế so sánh lại có mức độ ô nhiễm cao hoặc phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước, thì nói chung tác động sẽ theo hướng ngược lại. Thứ ba, tự do hóa thương mại có thể dẫn tới sự thay đổi về mức độ tác động tới môi trường của sản xuất hoặc thay đổi về hiệu ứng đối với môi trường của các phương pháp sản xuất được sử dụng (hiệu ứng về công nghệ). Mở cửa có thể thúc đẩy những đổi mới công nghệ thân thiện hơn với môi trường và có tác động tích cực tới cả kinh 11 Chiến lược thương mại của Việt Nam đã tập trung mở rộng xuất khẩu trong khi hạ thấp dần bảo hộ nhập khẩu (Thoburn, 2009: Gainsborough, 2004). Do vậy, tác động tiêu cực tới việc làm diễn ra trong một giai đoạn điều chỉnh dài
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
tế và môi trường. Tương tự như vậy, tự do hóa thương mại có thể tăng cường khả năng quốc gia tiếp cận các bí quyết và công nghệ môi trường thông qua nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ môi trường hoặc qua các kỹ thuật sản xuất sạch hơn nằm trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (OECD, 2000). Tuy nhiên, độ mở lớn hơn có thể cũng khuyến khích việc chạy theo lợi nhuận, theo đó các nước sẽ cạnh tranh thu hút FDI và cố gắng nâng cao tính cạnh tranh quốc tế của mình bằng việc nới lỏng các tiêu chuẩn quy định về môi trường.
Mỗi kênh này đều bị tác động bởi sự tương tác giữa các lực lượng thị trường với khuôn khổ thể chế điều tiết ở cấp quốc gia (và quốc tế). Nếu những biện pháp kiểm soát mang tính điều tiết tăng lên và có hiệu lực thi hành, thì sự gia tăng hoạt động kinh tế hoặc thay đổi cơ cấu sản xuất sẽ không nhất thiết luôn luôn làm thay đổi tổng tác động ròng. Tương tự như vậy, tính hiệu lực của các thể chế điều tiết trong nước sẽ tác động tới mức độ hiện thực hóa các tác động tích cực về mặt môi trường của đầu tư nước ngoài (Kirkpatrick và Shimamoto, 2008).
Tính phụ thuộc lẫn nhau đầy phức tạp giữa thương mại, đầu tư, chế định và chất lượng môi trường đưa ra một gợi ý mạnh mẽ rằng chúng ta không nên kỳ vọng tìm ra một mô hình duy nhất hoặc được xác định trước đối với tác động mà tự do hóa thương mại có thể gây ra đối với môi trường. Những tác động có thể diễn ra sẽ phụ thuộc vào tính đặc thù của một nước, bản chất của vấn đề môi trường đang xem xét cũng như các biện pháp chính sách và thể chế đi kèm với quá trình cải cách thương mại. Hậu quả về mặt môi trường của việc Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là gì? Tăng trưởng nhanh của Việt Nam đã song hành với việc xuống cấp nhanh chóng về chất lượng tài nguyên nước bề mặt, không khí, biển và rừng cũng như đa dạng sinh học. Các nhà hoạch định chính sách đã nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với việc duy trì định hướng phát triển của Việt Nam, nhưng mặt khác, muốn xây dựng được chính sách có hiệu lực lại đòi hỏi phải hiểu rõ những nguyên nhân gây nên sự xuống cấp của môi trường.
Các hoạt động công nghiệp góp phần đáng kể vào việc gây tổn hại tới môi trường, đặc biệt là về tiếng ồn, ô nhiễm không khí và nước. Những ngành sản xuất các mặt hàng xuất khẩu chế tạo nằm trong số những ngành gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất (xem Bảng 8). Trình độ công nghệ thấp, kết hợp với hiệu lực thực thi yếu kém đối với các tiêu chuẩn về môi trường và việc thiếu các biện pháp khuyến khích đã làm trầm trọng thêm những vấn đề này (Ngân hàng Thế giới, 2006). Ô nhiễm không khí và nước là vấn đề ngày càng nghiêm trọng tại các khu đô thị và trung tâm công nghiệp.
Bảng 8: Tốp 10 ngành gây ô nhiễm
Ngành Sản xuất (VSIC-4) không khíChỉ số Chỉ sốđất Chỉ số nước Chchungỉ số