Các kết quả từ đánh giá tác động tổng hợp của chúng tôi cho thấy mặc dù những biến chuyển của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai sẽ, và chủ yếu là sẽ mang

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 106 - 107)

Y tế và giáo dục Không có tác động rõ rệt =

7.2.1. Các kết quả từ đánh giá tác động tổng hợp của chúng tôi cho thấy mặc dù những biến chuyển của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai sẽ, và chủ yếu là sẽ mang

những biến chuyển của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai sẽ, và chủ yếu là sẽ mang lại những cơ hội kinh tế cho Việt Nam, nhưng cũng chính những xu thế từ bên ngoài này sẽ có tác động tiêu cực tới quá trình tiến tới công bằng xã hội và sự bền vững về mặt môi trường của Việt Nam. Một vấn đề được đề cập nhiều lần tại các cuộc tham vấn trong quá trình chuẩn bị cho báo cáo nghiên cứu này là chất lượng và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế, và không chỉ là số lượng – hay tốc độ – tăng trưởng nhanh. Việc không ngừng theo đuổi định hướng tăng trưởng GDP cao là một nguyện vọng dễ hiểu nhưng sẽ có những hạn chế nếu theo đuổi điều đó bằng mọi giá. Như Ủy ban quốc tế về Đo lường Hoạt động Kinh tế và Tiến bộ Xã hội đã lưu ý, GDP “là một thước đo quan trọng của hoạt động kinh tế và cụ thể hơn là của các hoạt động kinh tế dẫn đến các giao dịch về tiền tệ”31. Do vậy, điểm yếu chính của nó “với tư cách là tổng tiền, nó ít hoặc không quan tâm tới những vấn đề về phân phối và những yếu tố liên quan tới hoạt động của con người hoặc phúc lợi mà không có giá trị trực tiếp hoặc gián tiếp về mặt thị trường. Thực vậy, “một điều đã trở nên rõ ràng từ lâu là theo thời gian GDP là một thước đo chưa đầy đủ về mặt phúc lợi, đặc biệt là về các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội, và đây là những khía cạnh thường được gọi là tính bền vững”32.

Bên cạnh các chỉ số khác, Chỉ số phát triển con người (HDI) của UNDP đã giải quyết được vấn đề này bằng việc kết hợp GDP với các thước đo về y tế và tuổi thọ cũng như giáo dục trong một thước đo tổng hợp về sự tiến bộ trong phát triển. Có lẽ, điều đáng chú ý là năm nay (2009) Việt Nam đã tụt hai hạng trong bảng xếp hạng về HDI, xuống thứ 116 trong tổng số 182 nước được khảo sát. Điều này không nhất thiết phản ánh rằng điều kiện sống ở Việt Nam đã xấu đi, mà là do các nước khác đã đạt được tiến bộ cao hơn (thể hiện ở nhiều chỉ số toàn cầu mà Việt Nam bị tụt hạng). Các phân tích đã khẳng định rằng, để đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững, Việt Nam cần ưu tiên xây dựng một kế hoạch chi tiết nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực mà bối cảnh quốc tế có thể mang lại.

CÁC LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)