Ngay cản ước Butan nhỏ bé với dân số dướ i1 triệu người cũng có thị trường chứng khoán từ hơn một thập kỷ nay với giao dịch cổ phiếu của khoảng 20 công ty trong nước Ở Nam Á, thị trường đang nổi Ấn Độ cũng có số công ty niêm yết

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 93 - 95)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020

là vì “Loại tài sản” của các thị trường đang nổi đại diện cho 50% tổng sản lượng toàn cầu, nhưng chỉ tương đương 10% mức độ vốn hoá của thị trường chứng khoán toàn cầu. Kết quả là các thị trường đang nổi không thể hiện đầy đủ trên hầu hết các danh mục của các nhà đầu tư và người ta nhận thấy cần phải đầu tư nhiều hơn sang các hoạt động kinh doanh ở các nước đang phát triển. Hiện tại, người ta đang đặc biệt chú ý đến một nhóm các nền kinh tế mới nổi “tiên phong” với dân số hơn 80 triệu người, bao gồm Băng-la-đet, In-đô-nê-xi-a, Ni-giê-ri-a, Pa-kix-tan và Việt Nam28.

Và các ngân hàng thương mại cũng sẵn sàng tăng đáng kể ‘các sản phẩm tín dụng’ của mình cho các thị trường đang nổi, thể hiện qua hạn mức vay nợ cao hơn cho quốc gia. Các khoản tín dụng ngân hàng này thường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như các hoạt động đầu tư của các công ty trong nước tại nước chủ nhà. Hiếm khi có một công ty nào muốn, hoặc có đủ khả năng, theo đuổi một dự án đầu tư quan trọng hay mở rộng sản xuất mà chỉ dựa vào nguồn vốn của bản thân. Tuy nhiên công tác dự báo ngắn hạn đối với các khoản cho vay của ngân hàng dành cho các thị trường đang nổi không mấy tốt. Như IIF đã lưu ý trong báo cáo mới nhất của mình, “các ngân hàng đang trong trạng thái cắt giảm bảng cân đối tài sản của mình, do đó đường cung các khoản cho vay qua biên giới của ngân hàng dành cho các chủ thể ở các nền kinh tế thị trường đang nổi đã dịch chuyển đáng kể sang bên trái trong những quý gần đây. Mặc dù sự phục hồi của kinh tế toàn cầu thường được kỳ vọng sẽ đẩy đường cung ra ngoài như trước - đặc biệt nhờ sự phát triển của các nền kinh tế đang nổi – nhưng chúng tôi tin rằng nói chung các ngân hàng sẽ khá thận trọng trong việc tiếp cận các nền kinh tế đang nổi, đặc biệt là trong bối cảnh có thể có sự thắt chặt đáng kể các yêu cầu về hệ số an toàn vốn ngân hàng tính theo mức độ rủi ro” (IIF, 2009). Đây sẽ là một hạn chế lớn đối với hoạt động FDI trong ngắn hạn, do vai trò quan trọng của những khoản cho vay của ngân hàng thương mại đối với các dự án đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trong dài hạn, chúng ta có lý do để hy vọng rằng các ngân hàng thương mại sẽ nới lỏng hạn mức vay nợ dành cho quốc gia đối với hầu hết các nền kinh tế đang nổi, và hoạt động cho vay sẽ lại bắt đầu tăng trưởng trở lại trong dài hạn. Đối với các công cụ nợ khác, bao gồm cả các trái phiếu thu nhập cố định của quốc gia và doanh nghiệp, xu hướng này cũng sẽ diễn ra một khi các nhà đầu tư muốn đầu tư trở lại.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, các nhà đầu tư và cho vay quốc tế đều sẽ gặp nhiều rủi ro đối với phần lớn các loại tài sản, bao gồm cổ phiếu và trái phiếu ở các nền kinh tế đang nổi và khả năng tiếp cận tín dụng nói chung. (Phần lớn các ngân hàng đã giảm đáng kể hoặc đóng băng các mức giới hạn trong nước trong năm 2008). Báo cáo mới nhất của Viện Tài chính quốc tế (IIF, tháng 10/2009) cho rằng sẽ phải mất vài năm nữa, luồng vốn tư nhân và tín dụng vào các nền kinh tế đang nổi mới trở lại mức trước khủng hoảng. Theo báo cáo này, các chỉ số chứng khoán ở phần lớn các thị trường đang nổi châu Á có mức tăng rất cao trong năm 2009, và đây sẽ là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phục hồi. Một nhân tố thúc đẩy nữa là các nhà đầu tư ngày càng dễ dàng tiếp cận các thị trường đang nổi và sự gia tăng chi phí của việc này. Ví dụ, ngày càng có nhiều công ty ở các thị trường đang nổi tham gia vào những thị trường chứng khoán nằm gần với các nhóm nhà đầu tư quốc tế lớn như Luân-đôn và Niu-Oóc, hay như Hồng- kông và Xinh-ga-po ở châu Á, và ít nhất phần nào tránh không tham gia vào thị trường chứng khoán ở nước của mình29. Điều này giúp các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân mua được cổ phiếu dễ dàng hơn, với giá rẻ hơn và ít rủi ro hơn (ví dụ, giảm rủi ro về tỷ giá). Bên cạnh đó, những sản phẩm tài chính mới, ví dụ như ETF (Quỹ đầu tư giao dịch trên thị trường chứng khoán) càng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp cận các công ty nước ngoài, các thị trường và rất nhiều tài sản có thể trao đổi khác - như hàng hoá - vốn trước đây rất khó khăn và tốn kém để đầu tư30.

Bảng 20: Các thị trường đang nổi: Nguồn vốn nước ngoài (tỷ USD)

2007 2008 2009 2010

Tài khoản vãng lai 529,4 540,9 371,5 334,3 Tổng nguồn vốn nước ngoài, ròng:

Nguồn vốn tư nhân, ròng 1252,2 649,1 348,6 671,8 Đầu tư cổ phiếu, ròng 601,9 430,8 425,1 533,5 Đầu tư trực tiếp, ròng 499,8 512,5 343,0 459,4 Đầu tư gián tiếp, ròng 102,1 -81,7 82,2 74,1 Tín dụng tư nhân, ròng 650,2 218,3 -76,5 138,2 Các ngân hàng thương mại, ròng 431,4 102,7 -82,7 48,5 Các tổ chức phi ngân hàng, ròng 218,8 115,6 6,2 89,7 Các nguồn vốn chính thức, ròng 42,9 55,5 63,6 43,4 IFI 4,1 26,6 43,7 26,2 Các tổ chức tín dụng song phương 38,8 28,9 19,9 17,2 Nguồn: IIF (3/10/2009)

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)