6 Các doanh nghiệp nhàn ước chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu phi dầu mỏ.
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU Nước
Nước Tăng trưởng GDP Đóng góp vào tăng trưởng GDP Tăng trưởng việc làm Tiêu dùng Đầu tư Xuấròngt khẩu Tổng Tư nhân Chính phủ Việt Nam 7.5 5.3 4.8 0.5 4.3 -2.4 2.3 Trung bình không trọng số: Tất cả các nước 5.2 3.7 2.8 0.5 1.4 0.4 1.9 Tất cả các nước, trừ Trung Quốc 5.1 3.6 2.9 0.5 1.3 0.2 2.0 Nguồn: Prasad (2009)
Giai đoạn tăng trưởng nhanh của Việt Nam có liên quan tới tăng tỷ lệ đầu tư quốc gia, từ khoảng 28% trong những năm 90 lên 43% năm 2008. Điều này đã được khẳng định trong Bảng 5, cho thấy đầu tư chiếm hơn một nửa mức tăng trưởng kinh tế trong thập niên hiện tại. Cho đến nay, tỷ lệ đầu tư của Việt Nam cao nhất trong khu vực châu Á, ngoại trừ duy nhất Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm trên 30% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn giữa những năm 90 nhưng sang thập niên này lại đang giảm dần (bảng 6); một xu thế đã (tạm thời) chững lại trong năm 2008.
Bảng 6: Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam
Năm
Cơ cấu (%) Chỉ số tăng trưởng: 1994=100
FDI trong nTư nhân ước Nhà nước FDI trong nTư nhân ước Nhà nước Tổng
1985 0.0 28.5 71.5 0.0 25.3 52.0 27.8 1986 0.0 40.2 59.8 0.0 34.0 41.2 26.4 1997 0.0 47.2 52.8 0.0 38.0 34.8 25.3 1998 2.5 44.2 53.3 2.4 40.4 39.9 28.6 1999 13.6 40.9 45.5 14.4 42.1 38.4 32.3 1990 13.1 46.7 40.2 17.5 61.0 42.9 40.8 1991 14.3 47.7 38.0 22.8 73.8 48.0 48.4 1992 21.0 43.9 35.1 51.1 103.8 67.9 74.0 1993 25.2 30.8 44.0 83.7 99.4 116.0 101.0 1994 30.4 31.3 38.3 100.0 100.0 100.0 100.0 1995 30.4 27.6 42.0 119.0 105.0 130.7 119.1 1996 26.0 24.9 49.1 117.0 109.0 175.4 136.9 1997 28.0 22.6 49.4 150.1 117.8 210.6 163.2 1998 20.7 23.7 55.5 114.4 127.0 242.8 167.5 1999 17.3 24.0 58.7 104.6 141.2 281.7 183.9 2000 18.0 22.9 59.1 125.4 154.9 327.3 212.0 2001 17.6 22.6 59.8 138.1 172.0 372.3 238.4 2002 17.5 26.2 56.4 156.6 228.0 401.4 272.7 2003 16.3 29.7 54.0 165.4 291.7 434.4 308.0 2004 15.5 30.9 53.6 175.1 338.8 481.2 343.6
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
Năm
Cơ cấu (%) Chỉ số tăng trưởng: 1994=100
FDI trong nTư nhân ước Nhà nước FDI trong nTư nhân ước Nhà nước Tổng
2006 16.2 38.1 45.7 249.7 461.4 579.6 441.52007a 24.8 35.3 39.9 482.5 541.7 621.9 555.4 2007a 24.8 35.3 39.9 482.5 541.7 621.9 555.4
Ghi chú: Ước tính sơ bộ từ website của TCTK, 2007. Nguồn: Cơ sở dữ liệu CEIC Asia, 2006
Tác động thúc đẩy tăng trưởng của độ mở cửa thường là gián tiếp, do kết quả của: i) chuyển giao công nghệ gắn với thương mại; ii) hiệu quả sản xuất nhờ quy mô gắn với quy mô thị trường lớn hơn; và iii) hiệu quả sản xuất tăng nhằm ứng phó với cạnh tranh từ nước ngoài. Chúng ta có những bằng chứng nào về những tác động gián tiếp của mở cửa tới tăng trưởng tại Việt Nam?
Những ước lượng về các nguồn tạo ra tăng trưởng, sử dụng hàm sản xuất, cho thấy đóng góp của tăng trưởng tổng năng suất các yếu tố (TFP) tới tăng trưởng GDP trong thực tế đã giảm đi trong giai đoạn mà độ mở của nền kinh tế tăng lên (Hình 7). Điều này cũng gây ra mối lo ngại do TFP là thước đo hiệu quả trong sử dụng vốn và lao động của một nền kinh tế và các doanh nghiệp của nền kinh tế đó. Hay nói cách khác, nếu sản lượng tăng không phải từ việc đơn thuần ‘rót’ thêm vốn hoặc lao động, thì chúng sẽ thường bắt nguồn từ tăng trưởng TFP9.
Hình 7: Đóng góp vào tăng trưởng GDP (% đóng góp vào tăng trưởng GDP hàng năm), 1990-2007
Nguồn: Michael Porter (2008)
9 Nghiên cứu gần đây cho thấy trong giai đoạn 1990 đến 2008, tăng trưởng trung bình hàng năm của tổng năng suất các yếu tố (TFP) đạt cao nhất tại Trung Quốc, với mức trên 4%, theo sát sau là Ấn độ với 3%, tiếp theo là Xingapore, Thái yếu tố (TFP) đạt cao nhất tại Trung Quốc, với mức trên 4%, theo sát sau là Ấn độ với 3%, tiếp theo là Xingapore, Thái
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO NỀN KINH TẾ TOÀN CẦU
Một phương pháp khác để ước lượng sự đóng góp của mở cửa đối với tăng trưởng là xem xét tác động tới kết quả hoạt động ở cấp doanh nghiệp. Pham và cộng sự (2009) đã xem xét mối quan hệ giữa tính hiệu quả về mặt kỹ thuật và độ mở của nền kinh tế bằng cách sử dụng số liệu ở cấp doanh nghiệp trong ngành chế tạo. Họ phát hiện ra là, tính trung bình, định hướng xuất khẩu có tác động dương, nhưng ở mức thấp, tới hiệu quả về kỹ thuật. Những ước lượng sử dụng các thước đo về mức độ chịu cạnh tranh thương mại cho thấy rằng tự do hóa thương mại có tác động dương ở mức khiêm tốn tới hiệu quả của các công ty chế tạo. Tuy nhiên, kết quả này không chỉ rõ hướng đi của quan hệ nhân quả và không thể loại bỏ khả năng là nhiều công ty hoạt động hiệu quả hơn đã “tự lựa chọn” tham gia sản xuất để xuất khẩu.
Một bằng chứng gián tiếp nữa về tác động của mở cửa thương mại tới tăng trưởng đã được đưa ra trong nghiên cứu của Abbott và cộng sự (2009). Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam, sau khi có các hiệp định tự do hóa thương mại khu vực, đã vượt xa tốc độ tăng trưởng được dự đoán bởi các mô hình tự do hoá thương mại. Do vậy, mức tăng trưởng xuất khẩu như dự báo ở trên là do cải cách về chính sách trong nước, nó đã thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của một số mặt hàng cụ thể sang các thị trường nước ngoài đã hạ thấp hàng rào nhập khẩu đối với hàng hóa của Việt Nam. Điều này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những thay đổi về thể chế trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất tranh thủ được một cách đầy đủ khả năng tiếp cận thị trường đã được cải thiện nhờ các hiệp định tự do hóa thương mại.
Tóm lại, những bằng chứng hiện có về đóng góp của mở cửa tới tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã làm rõ tính phức tạp của chuỗi nhân quả liên kết độ mở cửa với kết quả hoạt động kinh tế. Mặc dù hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu mở ra những cơ hội cho tăng trưởng kinh tế nhanh thì đóng góp của thương mại đối với tăng trưởng lại phụ thuộc vào mối quan hệ tương tác với các yếu tố khác, bao gồm sự sẵn có về đầu tư và lao động, cải cách thể chế và những can thiệp về mặt chính sách mang tính chiến lược.