của các sản phẩm nhập khẩu đến từ các quốc gia có những cam kết giảm lượng phát thải ít tham vọng hơn. Ví dụ, nếu các quốc gia công nghiệp muốn giảm lượng phát thải 17% vào năm 2020 so với mức phát thải của năm 2005, thì các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng của Mỹ sẽ phải đối mặt với việc giảm sản lượng khoảng 4% … các nước công nghiệp có thể phản ứng lại với những quan ngại về tính cạnh tranh bằng cách áp đặt thuế nhập khẩu hoặc điều chỉnh thuếở biên giới. Biện pháp thương mại nghiêm trọng nhất có thể áp dụng là loại thuế dựa trên hàm lượng các bon của sản phẩm nhập khẩu và áp dụng cho tất cả các hàng hoá nhập khẩu. Không nghi ngờ gì nữa biện pháp này sẽ giải quyết được những quan ngại về cạnh tranh và môi trường ở các quốc gia có thu nhập cao nhưng cũng sẽ phải trả giá đắt cho việc phá huỷ nghiêm trọng triển vọng thương mại của các nước đối tác đang phát triển. Hành động như vậy ngụ ý rằng các mức thuế trung bình trên 20% sẽđược áp lên hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độđồng thời làm giảm lượng hàng hoá chế tạo xuất khẩu từ 16 đến 21%.” Xem Mattoo và cộng sự. (tháng 11/2009).
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020
kịch bản tương tự đối với những người dân đô thị do tác động của lạm phát giá hàng hóa. Ta khó nhận thức được tác động ròng của biến đổi khí hậu tới tích lũy tài sản và việc làm. Theo thời gian, nếu không dành đủ diện tích đất cho nông nghiệp, thì rõ ràng điều này sẽ ảnh hưởng tới thu nhập và việc làm nông thôn. Tuy nhiên, liên quan tới an ninh năng lượng, nếu Việt Nam muốn độc lập với nguồn cung cấp điện từ bên ngoài, thì đòi hỏi phải có đầu tư lớn cho ngành năng lượng, đòi hỏi nguồn tài chính của khu vực tư nhân và nguồn vốn ODA cũng như nguồn vốn nhà nước. Chắc chắn phải có sự thay đổi trong chính sách trước đây đối với các dự án điện theo hình thức BOT cũng như cơ chế giá và thị trường điện sao cho các công ty khác ngoài EVN cũng có thể đầu tư vào các dự án phát điện. Tháng 11 năm 2009, Quốc hội đã thảo luận Luật mới về Tiết kiệm và Hiệu quả Năng lượng, nhằm bảo đảm an ninh năng lượng và làm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Cũng trong tháng đó, Quốc hội đã phê chuẩn việc xây dựng hai nhà máy năng lượng hạt nhân đầu tiên của đất nước, nhà máy đầu tiên dự kiến bắt đầu đi vào sản xuất năm 2020.
Như được thảo luận trong phần 6.5 dưới đây, cách tiếp cận “không có gì thay đổi” trong xúc tiến ODA cũng sẽ đem lại tác động tiêu cực đối với nền kinh tế do tổng dòng vốn ODA giảm đi, đổ vào các nền kinh tế nghèo hơn và những nền kinh tế có cách tiếp cận đặt trọng tâm nhiều hơn vào giảm nhẹ và thích ứng biến đổi khí hậu. Người ta cũng nhận thấy một xu thế tương tự trong hoạt động đầu tư.
Tác động xã hội
Tác động của biến đổi khí hậu về mặt xã hội có thể là tiêu cực. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng khoảng từ 11 đến 35% dân số Việt Nam sẽ phải di chuyển chỗ ở nếu mực nước biển tăng lên từ 3 đến 15 feet21. Tác động của biến đổi khí hậu tới đói nghèo và bình đẳng có thể rất rõ, vì những người nghèo và cận nghèo sẽ chịu tác động tiêu cực nhất từ biến đổi khí hậu. Đây là nghịch lý không may mắn vì người nghèo thường là những người gây ra khí thải cacbon thấp nhất trong xã hội. Tác động này không chỉ hạn chế riêng ở khu vực nông thôn và/hoặc ven biển (mặc dù những vùng này luôn “ở tuyến đầu”), vì người nghèo ở thành thị cũng bị ảnh hưởng, chủ yếu thông qua giá lương thực và năng lượng tăng. Như đã thấy trong thời kỳ lạm phát cao vào đầu năm 2008, giá lương thực và các mặt hàng thiết yếu khác tăng lên có thể là mối lo ngại chính đáng đối với những người cận nghèo thành thị và thậm chí có khả năng đẩy một số người quay trở lại mức dưới chuẩn nghèo. Tác động tới y tế và giáo dục cũng có thể là tác động tiêu cực. Sự xuống cấp về khí hậu làm dấy lên mối quan ngại về y tế, từ sự gia tăng bệnh tật tới tử vong do điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt. Việc theo đuổi an ninh năng lượng cũng sẽ gây thêm những mối lo ngại trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, nếu nó dẫn đến việc phát thải khí nhà kính và ô nhiễm cao hơn. Tương tự, sự theo đuổi an ninh lương thực cũng có thể gây ra những vấn đề y tế, nếu như việc đó dẫn đến việc sử dụng nhiều hơn thuốc trừ sâu và phân hóa học hoặc buộc những tầng lớp nghèo hơn trong xã hội phải tiêu dùng lương thực thực phẩm kém chất lượng. Có thể giảm bớt tình trạng này phần nào bằng việc cải tiến quy định và thực thi các tiêu chuẩn chất lượng lương thực thực phẩm, nhưng nhiều vụ việc gần đây cho thấy các cơ quan chức năng đôi khi phải nỗ lực rất lớn để ngăn chặn tình trạng sản xuất và