ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020
phân phối lương thực thực phẩm kém tiêu chuẩn.
Một ví dụ minh họa là do đồng bằng sông Cửu Long được dự báo là một trong những vùng bị tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu trên thế giới (xem Hình 10), một vùng được coi là vựa lúa của Việt Nam với mật độ dân số lớn, nên khả năng một số lượng lớn người phải di chuyển chỗ ở sẽ có tác động trên diện rộng đối với thành phố Hồ Chí Minh và môi trường của thành phố này, tới những dịch vụ công thiết yếu như chăm sóc sức khỏe và nhà ở cũng như tới nguồn cung lương thực của đất nước.
Tác động môi trường
Tác động của biến đổi khí hậu đối với chất lượng môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng hóa sinh học cũng như đối với việc theo đuổi cả an ninh lương thực và an ninh năng lượng đều là tác động tiêu cực. Biến đổi khí hậu và nhiều loại hình ô nhiễm khác nhau đã có ảnh hưởng tiêu cực tới đa dạng sinh học từng rất phong phú của Việt Nam. Nhưng nếu không làm gì để chặn lại các xu thế hiện nay thì dự báo tác động của biến đổi khí hậu tới Việt Nam thậm chí còn ở mức đáng báo động hơn. Báo cáo gần đây của Quỹ kinh tế mới, “Tan biến theo mây khói? Châu Á và Thái Bình Dương” đã đưa ra những dự báo sau: “Mực nước biển dâng lên 1 mét có thể nhấn chìm 15.000 đến 20.000 km2 ở đồng bằng sông Cửu Long và có ảnh hưởng tới một nửa triệu ha2 của đồng bằng sông Hồng. Theo kịch bản này, 2500 km2 rừng ngập mặn sẽ bị mất và khoảng 1000 km2 diện tích đất canh tác và diện tích nuôi trồng hải sản sẽ biến thành đầm lầy ngập mặn. Theo một báo cáo mới của Ngân hàng thế giới, Việt Nam sẽ chịu tác động lớn nhất do mực nước biển dâng cao. Nếu biến đổi khí hậu dẫn đến việc mực nước biển dâng cao thêm 1 mét, Việt Nam có thể bị thiệt hại tổng số là 17 tỷ USD/năm và mất trên 12% diện tích đất đai màu mỡ nhất. Diện tích đất nông nghiệp tốt nhất cùng 50% dân số là ở các vùng đất thấp của đồng sông Hồng và sông Cửu Long. Trên 17 triệu người có thể mất nhà cửa, trong đó bao gồm 14 triệu người sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long. Tình trạng xâm mặn hoặc nước lợ cũng có thể gây ảnh hưởng tới việc tưới tiêu cho lúa. Tình trạng mất rừng và ô nhiễm các nguồn nước đã gây tổn hại nhiều tới đa dạng sinh học phong phú của Việt Nam. Với mực nước biển dâng lên, rừng ngập mặn – hệ sinh thái quan trọng ở những vùng đất thấp – có thể sẽ chết dần hoặc hoàn toàn biến mất. Nhìn vượt qua năm 2020, một báo cáo của Ngân hàng Thế giới – “Phân tích so sánh về tác động của nước biển dâng đối với các nước đang phát triển” – đã đưa ra gợi ý rằng Việt Nam là một trong một số ít các nước mà hậu quả được dự báo của việc mực nước biển dâng cao “là thảm họa mang tính tiềm tàng” chủ yếu vì dân số và các hoạt động kinh tế tập trung cao ở hai vùng đồng bằng thấp. Thực tế, nếu mực nước biển dâng cao thêm 5 mét thì nó sẽ ảnh hưởng tới không dưới 35% tổng dân số của Việt Nam.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020
Hình 9: Số dân bị tác động ởĐông Á, nếu mực nước biển tăng cao thêm 5 mét
Nguồn: Ngân hàng Thế giới (2/2007)
Hình 10: Các vùng bị ngập lụt của Việt Nam, nếu mực nước biển tăng cao thêm từ 1 đến 5 mét
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020
Bảng 13: Tóm tắt đánh giá tác động của xu thế 2: Biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và an ninh năng lượng
Các chỉ báo chính Các yếu tố nhân quả Mức độKinh tế tác động Thu nhập theo giá cốđịnh
Thu nhập và tăng trưởng thu nhập theo giá cốđịnh có thể sụt giảm do hậu quả của các yếu tố liên quan tới biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động để giảm thiểu hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ø
Tích lũy tài sản Cụ thể là việc theo đuổi an ninh năng lượng và an ninh lương thực sẽ thúc đẩy đầu tư, nhưng ở mức độ ít hơn.
Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu cũng có khả năng làm tăng ODA và đầu tư công trong một số ngành, nếu các nguồn lực tài chính cho phép.
×
Việc làm Biến đổi khí hậu có khả năng tác động tiêu cực tới việc làm, nếu không theo đuổi các chiến lược thích ứng và giảm thiểu và đất nông nghiệp sẽ bị mất đi hoặc bị bỏ hoang.
Việc theo đuổi an ninh năng lượng và an ninh lương thực khó có tác động tích nhiều tới tăng việc làm.
Ø
Xã hội
Nghèo đói Các điều kiện môi trường đang xấu đi có thể có tác động tiêu cực tới tỷ lệđói
nghèo ở Việt Nam, phần nào làm tổn hại đến những tiến bộđã đạt được trong
những thập niên gần đây.
Ø
Bình đẳng Người nghèo chắc sẽ bị tác động tiêu cực nhiều hơn từ biến đổi khí hậu, bao gồm cả các điều kiện thời tiết thất thường và khắc nghiệt, mực nước biển dâng cao và nhiễm mặn đất nông nghiệp.
Nếu những mối quan ngại về an ninh lương thực làm cho giá cả của nhiều mặt hàng thiết yếu cao hơn (hoặc lên xuống thất thường hơn), thì điều này sẽ tác động tới những người nghèo và cận nghèo, đặc biệt là ở khu vực thành thị.
Ø