2007 2008 2009f 2010f Các nền kinh tế phát triển 2.4 0.3 3.5 2
6.1.2 Đánh giá tác động Tác động kinh tế
Tác động kinh tế
Tác động kinh tế của cuộc suy giảm này đối với tăng trưởng thu nhập theo giá cố định ở Việt Nam ít nghiêm trọng hơn so với dự báo của nhiều nhà bình luận. Điều này có thể phần nào được lý giải là do phản ứng điều chỉnh chính sách vĩ mô và chính sách tiền tệ hồi tháng 6 năm 2008 với việc công bố gói 10 chính sách bình ổn kinh tế. Xuất khẩu sang các thị trường truyền thống của Việt Nam giảm nhưng giá trị xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống ở Trung Đông và Mỹ La tinh đã tăng lên, bù đắp cho mức sụt giảm chung trong tăng trưởng xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu của Việt Nam đa dạng hơn so với nhiều nền kinh tế khác trong khu vực. Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản chỉ chiếm trên một nửa giá trị xuất khẩu phi dầu mỏ và ASEAN chiếm trên 15%. Trung Quốc chiếm dưới 10% và phần còn lại của thế giới chiếm khoảng ¼ giá trị xuất khẩu của Việt Nam (Ngân hàng Thế giới, 2009). Điều thú vị là xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới đã tăng đáng kể, từ 23% năm 2006 lên 26% năm 2008 và tăng vọt lên 39% trong quý 1 năm 2009.
Sự đa dạng về thị trường xuất khẩu của Việt Nam kết hợp với năng lực chuyển hướng xuất khẩu nhanh chóng sang những thị trường mới đã cho thấy Việt Nam sẽ có khả năng ứng phó tốt với sự chuyển hướng trong mô hình của các khối kinh tế toàn cầu để tranh thủ cơ hội mở rộng thị trường tại BRIC. Cụ thể là Trung Quốc có thể trở thành một thị trường lớn đối với các sản phẩm của Việt Nam vì thị trường nội địa của Trung Quốc đang mở rộng và các mặt hàng chế tạo xuất khẩu của Trung Quốc đã được nâng cấp thành những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn. Xuất khẩu sang Mỹ Latinh với Braxin là thị trường chính, đã tăng đáng kể trong những năm gần đây. Vì Ấn Độ tiếp tục tự do hóa chế độ nhập khẩu của mình, nên các cơ hội cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng lên. Do Ấn Độ ngày càng “nhìn về phía Đông”, nên Việt Nam trở thành điểm đến tiềm năng cho dòng FDI từ Ấn Độ. Động lực mà các BRIC đem đến cho sự tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ đóng góp tích cực cho tăng trưởng GDP nói chung.
Ta có thể thấy được tác động của sự chuyển hướng sang một hệ thống kinh tế toàn cầu đa cực hơn tới tích lũy tài sản thông qua sự gia tăng các dòng FDI đổ vào các nền
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020
kinh tế đang nổi. Các dòng đầu tư Nam - Nam đã tăng mạnh trong thập niên qua, mà phần lớn trong số đó là đầu tư nội vùng (UNCTAD, 2006). Các nước BRIC là những nguồn FDI quan trọng đối với các nước đang phát triển khác. Chi phí sản xuất tăng lên, đặc biệt là chi phí lao động, đã đẩy FDI ngành chế tạo ra khỏi một số nền kinh tế châu Á - Malaixia, Xingapo, Hàn Quốc - sang những địa điểm có chi phí thấp hơn trong khu vực, gồm cả Việt Nam. Cạnh tranh trong nội bộ nền kinh tế Trung Quốc đang ngày càng trở thành động lực quan trọng ẩn đằng sau sự gia tăng FDI nhanh chóng của các công ty xuyên quốc gia của Trung Quốc. Trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên, thì an ninh lương thực và năng lượng là những nhân tố chính khiến FDI của các công ty BRIC đổ vào các nước đang phát triển khác tăng lên. FDI từ các nước đang phát triển khác có thể cung cấp cho Việt Nam những nguồn tài nguyên đa dạng hơn về vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý. Nó cũng có thể tạo ra nhiều việc làm hơn so với FDI của các công ty đa quốc gia từ các nước tiên tiến. Nhưng nó cũng có thể đem theo những rủi ro nhất định. Những công nghệ đưa vào có thể lạc hậu và không có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Cũng có thể có những mối quan ngại về những ảnh hưởng thái quá về mặt chính trị khi một công ty đầu tư nào đó thuộc sở hữu Nhà nước; đây là trường hợp xảy ra với nhiều công ty xuyên quốc gia trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên của các nước đang phát triển. FDI của các nước đang phát triển có thể áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường và lao động không đầy đủ, nếu khung khổ thể chế trong nước yếu kém.
Việc tăng cường môi trường kinh doanh trong nước, bao gồm cả tính minh bạch và sự nhất quán trong khuôn khổ điều tiết sẽ đóng vai trò ngày càng tăng trong việc bảo đảm các dòng FDI góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về phát triển xã hội, môi trường và kinh tế của Việt Nam.
Mặc dù suy giảm toàn cầu có tác động tiêu cực tới việc làm với tình trạng lao động mất việc làm, giảm giờ làm và tăng sự phụ thuộc vào việc làm trong khu vực phi chính thức, nhưng tác động tiêu cực này đã được bù đắp phần nào bằng việc mở rộng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống ít chịu tác động nghiêm trọng của suy giảm toàn cầu cũng như việc một số nhà sản xuất theo định hướng xuất khẩu trước đây tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa. Tác động của sự chuyển hướng trong phân chia quyền lực kinh tế toàn cầu sẽ là tích cực trong trung hạn.
Tác động xã hội
Mặc dù Việt Nam kỳ vọng duy trì bền vững tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh trong thập niên tới, nhưng quá trình chuyển sang địa vị thu nhập trung bình có thể sẽ phải song hành với việc giảm bớt tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tầm quan trọng ngày càng tăng của các nước công nghiệp hóa lớn như Ấn Độ và Trung Quốc dự kiến sẽ có đóng góp tích cực vào kết quả tăng trưởng của Việt Nam thông qua việc duy trì bền vững tăng trưởng thương mại. Tác động tới các chỉ báo về xã hội - nghèo đói, bình đẳng và y tế và giáo dục - sẽ đi theo xu thế cơ sở chung đã được mô tả trong Phần 3. Sự chuyển đổi về kinh tế và tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam song hành với việc giảm đáng kể tình trạng đói nghèo và cải thiện mức sống, thể hiện qua một loạt các chỉ báo. Tỷ lệ dân số sống với thu nhập 1 USD/ngày đã giảm từ 50% năm 1990 xuống còn trên 10% năm 2004 và những tiến bộ của Việt Nam hướng tới Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được thể hiện qua những cải thiện không ngừng về tỷ lệ tuyển sinh vào các cấp giáo dục, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và các thông số khác.
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020
Đồng thời, vai trò của chính sách của Chính phủ ngày càng quan trọng trong việc bảo đảm rằng lợi ích của tăng trưởng sẽ đến được với mọi người một cách rộng rãi và rằng những tác động tiêu cực tiềm năng sẽ được kiểm soát hoặc giảm thiểu một cách hữu hiệu. Mặc dù mức độ đói nghèo tuyệt đối đã giảm, nhưng những điểm đói nghèo tập trung vẫn còn tồn tại trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất như cộng đồng các dân tộc thiểu số và phụ nữ nghèo ở Tây Nguyên và nông thôn. Những tiến bộ liên tục trong giảm nghèo sẽ khó đạt được hơn và sẽ đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm nhiều hơn tới mạng lưới an sinh xã hội và tới các biện pháp ứng phó mang tính địa phương và theo mục tiêu nhiều hơn. Thứ hai, khoảng cách hiện tại giữa khu vực thành thị và nông thôn có thể tiếp tục tăng lên nếu những Chiến lược liên quan tới phát triển nông thôn, công nghiệp hóa và hiện đại hóa không được phối hợp một cách hữu hiệu. Như Giáo sư Đào Thế Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học phát triển nông thôn, nguyên Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã lưu ý trong một cuộc phỏng vấn gần đây:
Ở những nước khác, quy hoạch thành thị và nông thôn đi song song với nhau. Quy hoạch thành thị góp phần thúc đẩy sự phát triển của những vùng nông thôn xung quanh. Ở Việt Nam, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch đô thị và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm về quy hoạch nông thôn. Việc thiếu một cơ quan thống nhất bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển thành thị và nông thôn cộng với những lợi ích không phù hợp trong phát triển các vùng nông thôn sẽ nới rộng thêm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Sự phát triển chung của đất nước sẽ không bền vững17.
Tóm lại, những mối quan tâm về phân phối không công bằng những lợi ích của tăng trưởng ngày càng lớn hơn. Đồng thời, các nhà đầu tư và tài trợ quốc tế chắc cũng ngày càng quan tâm hơn tới những kết quả của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền và điều kiện làm việc. Hiện nay một số nhà quan sát nhận thức rằng ở Việt Nam có “rủi ro cao” về điều kiện làm việc và lao động trẻ em và những rủi ro về uy tín bắt nguồn từ vấn đề này.
Tác động môi trường
Sự tăng trưởng theo dự báo về kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì các tác động môi trường ở trạng thái cơ sở - đối với biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học – như đã mô tả trong phần 3. Tốc độ tăng trưởng nhanh của Việt Nam đã và đang song hành với sự xuống cấp nhanh chóng về chất lượng nguồn nước mặt, không khí, biển và rừng cũng như đa dạng sinh học. Các hoạt động công nghiệp góp phần đáng kể trong việc gây tổn hại tới môi trường, đặc biệt là về ô nhiễm tiếng ồn, không khí và nước, với việc sản xuất một số mặt hàng chế tạo xuất khẩu nằm trong số các ngành gây ô nhiễm nhiều nhất. Yếu kém trong thực thi các tiêu chuẩn về môi trường đã làm cho những vấn đề này trở nên trầm trọng thêm. Ô nhiễm không khí và nước đang là vấn đề nổi cộm ở các khu đô thị và trung tâm công nghiệp. Việc mở rộng nuôi trồng thủy sản xuất khẩu đã có tác động tiêu cực tới hệ thống rừng ngập mặn và các nguồn tài nguyên phụ thuộc vào thuỷ triều, do vậy ảnh hưởng tới sinh kế của
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC XU THẾ TỚI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ 2011-2020
các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào các nguồn lực này. Khai thác than – một mặt hàng xuất khẩu chính – với đặc trưng là thông lệ quản lý không thân thiện với môi trường và do vậy là một nguồn gây tổn hại chính tới môi trường do các vấn đề như nước thải từ mỏ, bụi và chôn lấp chất thải từ các mỏ lộ thiên. Du lịch – một nguồn chính nữa để thu ngoại tệ - đã gây thêm áp lực cho các nguồn lực vật chất và tự nhiên thông qua việc phát triển kết cấu hạ tầng và quản lý chất thải rắn và lỏng. Việt Nam nằm trong tốp 20 nước có đa dạng sinh học nhất trên thế giới, tuy nhiên sự đa dạng sinh học phong phú này đang bị đe dọa bởi việc buôn lậu động vật hoang dã, khai thác thủy hải sản và hoạt động khuyến nông (bất hợp pháp).
Để giảm thiểu những tác động tiêu cực này của tăng trưởng kinh tế đối với môi trường, ta phải tăng cường khuôn khổ pháp lý hiện hành về môi trường trong nước để bảo đảm việc kiểm soát và tuân thủ có hiệu lực.
Thập niên tới cũng sẽ chứng kiến sự gia tăng can thiệp chính sách quốc tế đối với vấn đề phát thải khí cacbon. Một hiệp định quốc tế nhằm nội bộ hóa chi phí về môi trường liên quan tới vận tải quốc tế các đầu vào, linh kiện và sản phẩm có thể sẽ là một cản trở đối với tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Các nước đang phát triển sẽ được yêu cầu đóng một vai trò tích cực hơn trong việc thúc đẩy các chương trình chính sách nhằm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng phát thải khí cacbon. Mặc dù trách nhiệm chủ yếu rơi vào các BRIC, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng các nền kinh tế khác trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam, sẽ ngày càng tham gia nhiều hơn vào các định chế khu vực và toàn cầu về quản lý môi trường và biến đổi khí hậu. Về tổng thể, xu thế này sẽ hướng tới việc mở rộng các quy định quốc tế về môi trường theo hướng ‘vượt qua biên giới quốc gia’ để tác động vào các chính sách điều hành trong nước.
Bảng 11: Tóm tắt đánh giá tác động cho xu thế 1: Tăng trưởng và cấu trúc kinh tế
Các chỉ báo chính Các yếu tố nhân quả tác Mứđộc động
Kinh tế
Thu nhập theo giá cốđịnh Phục hồi trong tăng trưởng kinh tế thế giới
Tầm quan trọng ngày càng tăng của các thị trường BRIC ×
Tích lũy tài sản Phục hồi trong tăng trưởng kinh tế trong nước
Tăng FDI từ các nền kinh tế có thu nhập trung bình và BRIC châu
Á ×
Việc làm Việc tiếp tục tăng trưởng sẽ tạo thêm các cơ hội việc làm mới FDI từ các nước đang phát triển khác góp phần làm tăng việc
làm ×
Xã hội
Nghèo đói Việc tiếp tục tăng trưởng góp phần giảm nghèo, với những can
thiệp chính sách cần thiết ×
Bình đẳng Tăng trưởng công nghiệp và phát triển đô thị làm tăng bất bình
đẳng về thu nhập và tài sản Ø