Quan hệ giữa Nhàn ước và xã hội cần phải thay đổi vì vai trò của Nhà nước đã chuyển từ kiểm soát sang hỗ trợ và cần phải có sự tham gia nhiều hơn

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 51 - 53)

đã chuyển từ kiểm soát sang hỗ trợ và cần phải có sự tham gia nhiều hơn cũng như cần phải có kiến thức chuyên môn của xã hội để tạo ra những tri thức và sự đổi mới phù hợp với những thách thức và cơ hội của thế kỷ 21.

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM CHO THỜI KỲ 2011 – 2020

5. KHNG ĐỊNH CÁC XU TH KINH T TOÀN CU

VÀ KHU VC VÀ NĂM NHÓM CH ĐỀ CHÍNH

Như đã nêu ở trên, Điều khoản tham chiếu (ToR) định hướng cho nghiên cứu này đã liệt kê nhiều xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực phải được đưa vào nghiên cứu này. Trong phần “phạm vi công việc” của ToR, những xu thế này được được trích dẫn như sau: “các xu thế trung và dài hạn mang tính toàn cầu và khu vực về tăng trưởng và cấu trúc kinh tế, đầu tư, tài chính, thương mại, công nghệ và dòng dịch chuyển lao động cũng như an ninh năng lượng và lương thực (có tính tới những tác động/kết quả tiềm năng của cuộc khủng hoảng hiện tại). Trong phần “những kết quả dự kiến” trong ToR, các xu thế được xác định là: các xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực (tập trung vào tăng trưởng và cấu trúc kinh tế, dòng vốn đầu tư, thương mại hàng hóa và dịch vụ, những diễn biến về lao động và công nghệ, an ninh năng lượng và lương thực v.v... và có tính tới những kết quả/tác động tiềm năng của cuộc khủng hoảng hiện tại như xu thế của chủ nghĩa bảo hộ, thay đổi về môi trường, cấu trúc mới của các nền kinh tế lớn (ví dụ như Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Ấn Độ, v.v.).

Nhóm nghiên cứu đã dùng quá trình tham vấn để thu thập thông tin và những nhận thức của “nước chủ nhà” về những xu thế này cũng như các cơ hội để tìm hiểu xem: i) liệu những xu thế được xác định trong ToR có bao gồm những tác động bên ngoài phù hợp với Việt Nam trong thập niên tới không; ii) liệu có thêm bất kỳ xu thế phát triển kinh tế toàn cầu hoặc khu vực nào cũng nên được đưa vào phạm vi công việc không; và iii) làm thế nào để tiếp cận một cách tốt nhất với tập hợp các xu thế mang tính khu vực và toàn cầu này để có thể chuyển nó thành một phân tích mang tính thuyết phục. Các cuộc tham vấn của phái đoàn khởi động được tiến hành trong 5 ngày. Khoảng 20 nhóm đối tượng liên quan là các tổ chức đại diện cho một phổ rộng lớn các mối quan tâm từ khu vực công đến khu vực tư nhân và xã hội. Danh sách các tổ chức và cá nhân mà nhóm nghiên cứu đã gặp gỡ và tham vấn được liệt kê trong Phụ lục 2. Một bảng hỏi bán cấu trúc đã được gửi tới tất cả các nhóm trước các cuộc họp. (Mẫu bảng hỏi được đính kèm tại Phụ lục 3). Cấu trúc của bảng hỏi được dùng để ghi lại những quan điểm và phản hồi của các bên liên quan. Sau đó, các kết quả được phân tích và sử dụng làm cơ sở minh chứng cho việc lựa chọn những xu thế kinh tế chính trên toàn cầu và khu vực để đánh giá những tác động tiềm tàng của chúng tới Việt Nam.

Dựa trên cơ sở những cuộc họp và thảo luận mà Nhóm nghiên cứu đã tiến hành trong giai đoạn khởi động, chúng tôi có thể khẳng định rằng những vấn đề được trích dẫn trong ToR thực sự bao quát hầu hết những xu thế phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu có khả năng tác động đến Việt Nam. Sau đó chúng tôi tìm cách “làm phong phú thêm” những xu thế này để bảo đảm rằng chúng tôi nắm những vấn đề này đủ sâu và

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM CHO THỜI KỲ 2011 – 2020

biết rằng những xu thế này bao gồm nhiều bộ phận cấu thành khác nhau, trong đó không có bộ phận nào loại trừ lẫn nhau cả. Chúng không những phức tạp về quy mô mà còn có thể ăn khớp với nhau ở những khía cạnh này, nhưng lại trùng lặp nhau về những khía cạnh khác. Ví dụ, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề an ninh lương thực và năng lượng ở cấp khu vực (và cấp quốc gia), và những tác động của nó được cảm nhận trong hoạt động kinh doanh quốc tế từ đầu tư trực tiếp đến thương mại và thậm chí trên thị trường tài chính. Điều này khiến cho việc mô tả những xu thế đó là rất khó và có khả năng mang tính chủ quan.

Mặc dù có những điều đã nêu trên, nhưng việc nhóm các xu thế kinh tế toàn cầu và khu vực thành các “cụm” các vấn đề hợp lý nhất định là việc làm hết sức cần thiết để bảo đảm mục tiêu phân tích sâu. Dựa trên cơ sở các cuộc thảo luận với các chuyên gia và tổ chức khác nhau trong giai đoạn khởi động, nhóm nghiên cứu đã hình thành được năm “cụm xu thế” sau đây để xem xét:

Tăng trưởng kinh tế, cấu trúc kinh tế và các khối nước đang thay đổi; Biến đổi khí hậu, khan hiếm lương thực và an ninh năng lượng; Kinh tế tri thức, công nghệ và dịch chuyển lao động;

Thương mại hàng hóa và dịch vụ, WTO và chủ nghĩa bảo hộ; Đầu tư nước ngoài, các dòng vốn và thị trường tài chính.

Tóm lại, chúng tôi đề xuất sử dụng năm “cụm” xu thế phát triển kinh tế toàn cầu như là những lăng kính để qua đó phân tích các triển vọng toàn cầu trong thập niên tới cũng như tác động có thể tới tình hình kinh tế, xã hội và môi trường của Việt Nam. Như đã lưu ý ở trên, các cụm này không loại trừ lẫn nhau. Thực ra, ở chừng mực nhất định giữa chúng lại có sự trùng lặp đáng kể. Nhưng việc chia nhóm theo một nghĩa nào đó là cần thiết để phục vụ cho mục đích phân tích của chúng tôi. Và năm “cụm” được lựa chọn theo quan điểm của chúng tôi là có sự gắn kết tốt nhất cho mục đích của nghiên cứu này. Mô hình cách điệu (mandala) dưới đây (Hình 8) sẽ mô tả cách nhìn nhận năm “cụm” (có tính tương tác lẫn nhau) này một cách tổng thể16.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro để tăng trưởng công bằng. Chủ đề nghiên cứu Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và khu vực và tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong thập niên tới. (Trang 51 - 53)