BÁO ĐẾN NĂM
2.1.2.3 Vai trò của ASEAN trong thiết lập trật tực ộng đồng
Bản thân việc ASEAN ra đời đã là sự khởi đầu của một trật tự cộng đồng mới ở Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc ASEAN quyết định xây dựng Cộng đồng
ASEAN vào năm 2020 là đóng góp chính thức lớn nhất của ASEAN trong việc
thiết lập trật tự cộng đồng ở khu vực Đông Nam Á. Sáng kiến này được đưa ra trước sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc và Ấn Độ cả về kinh tế và chính trị - an ninh ở khu vực, làm cho ASEAN thấy rõ nhu cầu cần phải tăng cường
liên kết chặt chẽ hơn nhằm duy trì sức cạnh tranh kinh tế và vai trò ở khu vực. ASEAN ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (Tuyên bố Bali - II), xác định mục tiêu thành lập một Cộng đồng ASEAN gồm ba trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội vào năm 2020 (sau đó điều chỉnh thành năm 2015). Luật chơi mới của việc xây dựng Cộng đồng ASEAN là tạo ra sự gắn kết ASEAN ở mức cao hơn, không chỉ giữa các chính phủ thành viên ASEAN mà cả giới doanh nghiệp và các tầng lớp xã hội khác; sự liên kết mang tính toàn diện trên mọi lĩnh vực và được bảo đảm bằng sự ràng buộc về mặt pháp lý. Luật chơi mới của ASEAN đã được các nước ASEAN thừa nhận và tham gia, và đang trong quá trình điều chỉnh nội luật để tuân thủ. Tuy sự tuân thủ hiện nay mới mang tính hình thức, ASEAN đang nỗ lực nâng cao sự tuân thủ bằng các biện pháp chế tài như nêu tên công khai những trường hợp vi phạm, và việc đưa ra các cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính bắt buộc trong ASEAN.
Nỗ lực tác động vào việc hình thành trật tự Đông Á được ASEAN tiếp tục thúc đẩy thông quá việc sáng lập cơ chế Hội nghị Cấp cao Đông Á năm 2005. Sau khi cơ chế hợp tác ASEAN+3 gồm ASEAN và các nước Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc ra đời từ 1997, ASEAN nhận thấy vai trò và ảnh hưởng của ASEAN trong tiến trình hợp tác này không nhiều và ngày càng suy giảm do nguồn lực và sáng kiến thúc đẩy hợp tác đều xuất phát từ các nước ngoài ASEAN, đặc biệt là Trung Quốc. Vai trò và ảnh hưởng nổi trội của Trung Quốc làm ASEAN lo ngại sẽ mất vai trò và ảnh hưởng trong tiến trình hợp tác Đông Á. Do vậy, ASEAN đã đối sách bằng cách thiết lập cơ chế Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) như một khuôn khổ thứ hai để thúc đẩy hợp tác Đông Á, bên cạnh cơ chế ASEAN+3. EAS chính là sáng kiến của ASEAN nhằm hạn chế ảnh hưởng ở khu vực của Trung Quốc, và tác động tới trật tự hợp tác khu vực phù hợp với lợi ích của ASEAN. ASEAN cũng đề ra điều kiện để một nước ngoài ASEAN tham gia EAS, đó là : (1) là bên đối thoại của ASEAN ; (2) có quan hệ hợp tác sâu rộng
với ASEAN ; và (3) Chấp nhận tham gia TAC. Trong khi Úc, Ấn độ và New Zealand chấp nhận luật chơi của ASEAN và trở thành thành viên của EAS ngay năm đầu tiên thành lập, Nga không đáp ứng đủ yêu cầu (ASEAN đánh giá quan hệ hợp tác với Nga chưa sâu sắc) nên chưa được tham gia. EU cũng thiếu tiêu chuẩn là bên ký kết TAC nên cũng chưa được ASEAN xét kết nạp, buộc EU phải tiến hành các thủ tục gia nhập TAC.
Hiến chương ASEAN ký năm 2007 là phương cách dùng công cụ luật pháp quốc tế mạnh mẽ nhất mà ASEAN sử dụng nhằm thiết lập trật tự cộng đồng ở khu vực. Hiến chương ASEAN phản ảnh bước chuyển của ASEAN từ chỗ tác động tới trật tự khu vực chủ yếu bằng công cụ ngoại giao sang sử dụng cả công cụ luật pháp quốc tế, nhất là công cụ thể chế có tính bền vững và ổn định hơn. Hiến chương ASEAN ngoài việc củng cố và sắp xếp lại tổ chức, bộ máy của ASEAN cho hợp lý hơn với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN còn giúp pháp điển hóa ASEAN, đưa tổ chức ASEAN từ một hiệp hội mang tính chính trị thành một tổ chức có tư cách pháp nhân, vận hành trên cơ sở thỏa thuận pháp lý có tính ràng buộc. Ngoài ra, Hiến chương ASEAN cũng điều chỉnh một số trật tự truyền thống của ASEAN, thể hiện qua phương cách làm việc của ASEAN, làm cho ASEAN hoạt động chặt chẽ và hiệu quả hơn. Ví dụ Hiến chương quy định bắt buộc ASEAN phải có cơ chế giải quyết tranh chấp, để ngỏ khả năng ra quyết định không bằng phương pháp đồng thuận.
Bảng tổng kết sau là đánh giá riêng của tác giả về vai trò của ASEAN trong từng lĩnh vực theo các tiêu chí đã lựa chọn, dựa trên các phân tích ở phần trên về hiệu quả các sáng kiến của ASEAN. Tuy còn có thể có nhiều ý kiến khác nhau về cách chấm điểm các tiêu chí, bảng này giúp có cái nhìn khái quát và tương đối toàn diện về vai trò của ASEAN. Kết quả đánh giá cho thấy ASEAN đáp ứng khá cao tiêu chí đánh giá vai trò của của tổ chức này đối với khu vực Đông Á. ASEAN đáp ứng tốt 3 trong 4 tiêu chí đánh giá, trong đó tiêu chí nhận
biết và thừa nhận các chuẩn mực và nguyên tắc của ASEAN đạt gần như tuyệt đối. Việc tuân thủ các chuẩn mực và nguyên tắc của ASEAN biến động tùy từng vấn đề. Tiêu chí ASEAN chưa đáp ứng được là về chế tài và các biện pháp bảo đảm thực thi. Tuy nhiên, xét ASEAN là tập hợp của các nước vừa và nhỏ, tạo ra luật chơi chung cho các nước lớn hơn tham gia thì ASEAN khó có thể có các biện pháp chế tài một cách hiệu quả. Mặt khác, đặc thù của ASEAN và châu Á là chú trọng tham vấn và đồng thuận, chưa tạo ra các thiết chế mang tính ràng buộc pháp lý cao. Với chuẩn mực chung như vậy thì việc ASEAN chưa có biện pháp chế tài để bảo đảm thực thi luật chơi của mình không thể hiện sự yếu kém mà phản ảnh đặc thù riêng trong việc tạo lập luật chơi và trật tự ở khu vực Đông Á.
Có thể thấy trong suốt lịch sử phát triển của mình, ASEAN đã luôn tìm cách tác động tới trật tự khu vực, xây dựng và phát triển trật tự đó theo hướng có lợi cho bản thân ASEAN nhưng cũng phục vụ lợi ích chung của khu vực. Vai trò và ảnh hưởng của ASEAN đã không ngừng mở rộng từ Đông Nam Á sang cả khu vực Đông Á và Đông Á mở rộng. Mỗi khi trật tự khu vực có sự biến động lớn, ASEAN đều có các sáng kiến phù hợp nhằm thích ứng với tình hình mới, hạn chế hoặc hóa giải các thách thức từ các luật chơi mới không có lợi cho mình, trong khi vẫn đề cao và củng cố các luật chơi do ASEAN đề xướng. Các luật chơi do ASEAN đề xuất bao hàm các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử trong quan hệ quốc tế về cơ bản được các nước hiểu, thừa nhận và cơ bản chấp nhận tuân thủ, tuy rằng mức độ tuân thủ khác nhau từ hình thức tới thực chất. Ảnh hưởng và vai trò của ASEAN lớn nhất là đối với an ninh khu vực, song ASEAN cũng có ảnh hưởng tới trật tự kinh tế và gần đây là trong việc xây dựng cộng đồng ở khu vực. ASEAN làm được như vậy do ASEAN giữ được một số nguyên tắc cơ bản phù hợp với lợi ích chung của các nước Đông Nam Á như bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ nghĩa khu vực mở, cân bằng trong quan hệ với các nước lớn.... trong suốt quá trình hoạt động, trong khi vẫn vận dụng "phương cách ASEAN" để có được linh hoạt cần thiết.
Luật chơi Mô tả luật chơi Nhận biết và Hiểu Thừa nhận Tuân thủ Chế tài Kết luận Tr ậ t t ự an n in h
ZOPFAN Trung lập, không liên kết với nước lớn nào
✔ ✔ ✖ Có vai trò nhưng
chưa triển khai ngay
TAC Chung sống hòa bình, giải quyết tranh chấp hòa bình, không sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực ✔ ✔ ✔ ✚ Có vai trò và phát huy hiệu quả cao Bali – I Chấp nhận thể chế hóa hợp tác ASEAN thành một tổ chức liên chính phủ; ✔ ✔ ✔ Có vai trò hiệu quả
ARF Đa phương hóa hợp tác an ninh; an ninh toàn diện
✔ ✔ ✔ Có vai trò hiệu quả
SEANFWZ Xây dựng khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân
✔ ✚ − Chưa có vai trò; P5
chưa tham gia DOC đểGi giữ nguyên trải quyết tranh chạng, xây dấp Biựng lòng tin ển Đông
bằng biện pháp hòa bình; ✔ ✚ − Có vai trò 5 nđầu tiên nhưng hiăệm n nay bị thách thức Tr ậ t t ự ki nh t ế
AFTA Tự do hóa thương mại ✔ ✔ ✚ ✚ Có vai trò hiệu quả
Khu vực mở
Hướng ngoại và tạo ra các cơ chế hợp tác khu vực rộng mở với các đối tác bên ngoài
✔ ✔ ✔ Có vai trò hiệu quả
Liên kết FTA Tự do hóa phạm vi toàn bộ khu vực
Đông Á ✔ ✔ ✔ Có vai trò hiệu quả ASEAN+3 và RCEP ASEAN chủ đạo tiến trình hợp tác Đông Á ✔ ✔ ✚ Vai trò bị Trung Quốc thách thức Tr ậ t t ự c ộ ng đồ ng Bali – II Xây dựng Cộng đồng ASEAN với 3
trụ cột hướng tới người dân ✔ ✔ ✔ Có vai trò hiệu quả
EAS Cân bằng linh hoạt các nước lớn; hợp tác toàn diện khu vực Đông Á
✔ ✚ ✔ Có vai trò hiệu quả
Hiến chương Chấp nhận sự ràng buộc pháp lý trong mọi hoạt động
✔ ✔ ✚ − Có vai trò, hiệu quả
đang tăng lên dần