Trật tự Đôn gÁ hiện nay và vai trò của ASEAN

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 77 - 78)

BÁO ĐẾN NĂM

2.1.3 Trật tự Đôn gÁ hiện nay và vai trò của ASEAN

Như trên đã phân tích, ASEAN có ảnh hưởng tới trật tự Đông Á, song còn có các nhân tố khác cùng tham gia tác động và ảnh hưởng tới trật tự Đông Á hiện nay, tạo ra nhiều dạng thức trật tự cùng song song tồn tại. Trật tự Đông Á hiện nay có 3 nhân tố tác động nổi bật là: (1) tác động và ảnh hưởng truyền thống của Mỹ ở khu vực; (2) sự trỗi dậy của Trung Quốc; (3) và chủ nghĩa đa phương khu vực do ASEAN chủ đạo [81, 73]. Ba nhân tố chủ đạo trên góp phần tạo ra ba dạng thức trật tự chính ở khu vực Đông Á, đó là (1) trật tự an ninh truyền thống4 (là trật tự nền tảng), hiện vẫn do Mỹ có vai trò chủ đạo; (2) trật tự kinh tế (hay trật tự hợp tác), trong đó các quốc gia tăng cường hợp tác kinh tế và có xu hướng chấp nhận vai trò đầu tàu của nền kinh tế Trung Quốc; (3) trật tự chính trị - ngoại giao đa phương (hay trật tự cộng đồng) giúp các nước duy trì đối thoại và hợp tác trong khu vực một cách hài hòa thông qua các tiến trình hợp tác đa phương, trong đó các cơ chế đa phương của ASEAN có vai trò chủ đạo. Kavi Chongkittavorn, học giả kỳ cựu Thái lan nhận xét: Mỹ, Trung Quốc và ASEAN đang hình thành tam giác chiến lược ở Đông Á [107]. Rizal Sukma, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược In-đô-nê-xi-a coi ASEAN là cơ chế điều tiết quan hệ giữa các nước lớn ở khu vực, trong đó quan hệ Mỹ - Trung là trục chính [108].

Việc thừa nhận Mỹ, Trung Quốc và ASEAN là các nhân tố tạo ra ba dạng thức trật tự chính ở Đông Á không có nghĩa là các nhân tố khác không có vai trò. Các quốc gia khác ở khu vực Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay các nước ngoài khu vực nhưng có lợi ích ở khu vực như Nga, Ấn Độ, Úc có tham gia và ảnh hưởng nhất định tới trật tự Đông Á, tuy nhiên các quốc gia này không phải là nhân tố chủ đạo hoặc chi phối các dạng thức trật tự nói trên do cả về quyền

4 “An ninh truyền thống” được định nghĩa là các vấn đề về an ninh giữa các quốc gia với nhau. “An ninh phi truyền thống” được hiểu là các vấn đề an ninh xuất phát từ các chủ thể phi quốc gia (như khủng bố, tội phạm truyền thống” được hiểu là các vấn đề an ninh xuất phát từ các chủ thể phi quốc gia (như khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, biến đổi khí hậu v.v...).

lực cứng (sức mạnh kinh tế, quân sự), lẫn sức mạnh mềm (nền tảng giá trị, sự năng động ngoại giao và các ý tưởng sáng tạo đối với khu vục) đều không nổi bật hơn hẳn so với Mỹ, Trung Quốc và ASEAN. Về kinh tế, GDP Trung Quốc và Mỹ vẫn vượt xa Ấn Độ, Nga, Nhật. Về quân sự, năm 2012 sức mạnh quân sự của Mỹ đứng thứ 1, Nga đứng thứ 2, Trung Quốc đứng thứ 3, tuy nhiên khả năng triển khai sức mạnh quân sự của Nga chỉ ở khu vực giáp biên và chủ yếu tập trung ở châu Âu, do vậy ảnh hưởng về quân sự của Nga ở khu vực Đông Á không thực sự đáng kể; còn sức mạnh quân sự của Nhật đứng thứ 9 thế giới [181]. Về các cơ chế hợp tác đa phương, khu vực Đông Á tới nay chưa có hệ thống cơ chế nào đa dạng, toàn diện và đầy đủ hơn cả về thành phần và nội dung so với các cơ chế do ASEAN sáng lập và chủ đạo.

Ba dạng thức trật tự trên cùng song song tồn tại và do ba nhân tố Mỹ, Trung Quốc và ASEAN chi phối, song không tồn tại biệt lập mà có tác động qua lại với nhau, và đang trong quá trình vận động trong đó các “nhân vật chính” là Mỹ, Trung Quốc và ASEAN đều tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tác động vào các dạng thức trật tự không do mình chủ đạo. Trong các nhân tố trên, nhiều ý kiến cho rằng nhân tố quan trọng nhất là sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc [46, 64-99], có tác động mạnh tới các nhân tố khác. Nguyên Thủ tướng Xing-ga-po Lý Quang Diệu còn cho rằng sự trỗi dậy về kinh tế của Trung Quốc là sự kiện có ý nghĩa lớn nhất của thế kỷ 21 [127].

Một phần của tài liệu Vai trò của ASEAN trong trật tự đông á tới năm 2020 và định hướng chính sách đối ngoại của việt nam (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)